1.3. Kinh nghiệm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng ở một số địa
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phường ở một số
* Kinh nghiệm quản lý cán bộ công chức cấp phường trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Quận Cầu Giấy là một trong những quận trung tâm, nằm ở phía Tây thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 12,04 km2, dân số khoảng 236.900 ngƣời, đƣợc chia thành 8 phƣờng bao gồm: Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Trung Hòa, Yên Hòa, Quan Hoa, Dịch Vọng, Dịch Vọng Hậu. Trong những năm qua, công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng ở quận luôn đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các cấp ủy trực tiếp là Quận ủy Cầu Giấy đã và đang đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.
Tính đến ngày 31/12/2015 tổng số cán bộ, công chức phƣờng của quận Cầu Giấy là 197 ngƣời, trong đó có cán bộ là 103 ngƣời, công chức là 94 ngƣời. Cán bộ công chức trẻ ở độ tuổi dƣới 35 là 45 ngƣời chiếm tỷ lệ 22,8%, từ 35 đến 50 là 129 ngƣời chiếm tỷ lệ 65,5%; từ 50 đến 60 là 23 ngƣời chiếm tỷ lệ 11,7%. Từ số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức phƣờng trên địa bàn quận Cầu Giấy tƣơng đối cân đối về độ tuổi và có sự kế cận tƣơng đối tốt. Về trình độ của đội ngũ cán bộ công chức cũng khá bài bản và cao so với mặt bằng chung của cả nƣớc. Cụ thể là: tỷ lệ cán bộ, công chức đƣợc đào tạo trình độ đại học và trên đại học rất cao là 173 ngƣời chiếm tỷ lệ 87,8%, trình độ cao đẳng là 10 ngƣời chiếm tỷ lệ 5,1%, trình độ trung cấp là 14 ngƣời chiếm tỷ lệ 7,2%. Có đƣợc kết quả trên, cấp ủy và chính quyền quận Cầu Giấy đã thực hiện tốt một số nội dung về công tác quản lý cán bộ, công chức cấp phƣờng đó là:
Thứ nhất, Ban Thƣờng vụ Quận ủy, UBND Quận đã xây dựng đƣợc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của quận, trong đó có những nội dung quy định cụ thể về đội ngũ cán bộ, công chức cấp phƣờng; đồng thời chỉ đạo các phƣờng xây dựng cụ thể hóa các văn bản của cấp
quận bằng các chƣơng trình, kế hoạch, quy chế về cán bộ, công chức phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phƣơng.
Thứ hai, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai, kết quả quy hoạch cán bộ vừa mang tính “động” và “mở”, vừa đảm bảo sự kế thừa, gắn kết trong quy hoạch, tạo sự chủ động trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ. Số lƣợng quy hoạch cấp ủy đảm bảo ít nhất từ 1,5 đến 2 lần so với số lƣợng cấp ủy đƣơng nhiệm; chức danh chủ chốt, chức danh lãnh đạo đảm bảo mỗi chức danh đều có 2 cán bộ dự nguồn trở lên, không quy hoạch 1 ngƣời vào quá 3 chức danh, 1 chức danh không quá 4 ngƣời.
Thứ ba, công tác đào tạo, bồi dƣỡng luôn đƣợc quận quan tâm mạnh mẽ. Hàng năm, xây dựng kế hoạch mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ, nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức từ quận đến cơ sở. Trong năm 2014, cán bộ công chức phƣờng đƣợc tham gia đào tạo, bồi dƣỡng là 536 lƣợt ngƣời, năm 2015 là 746 lƣợt ngƣời. Bên cạnh đó, Quận cũng đã phối hợp cùng Học viện hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính và trƣờng đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong để mở các lớp đào tạo trình độ cao cấp, trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nƣớc.
Thứ tư, Quận ủy, Ủy ban Kiểm tra Quận ủy và Đảng ủy các phƣờng đã coi trọng và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm, đồng thời xử lý nghiêm các cán bộ, công chức vi phạm. Trong 5 năm (từ 2011-2015) đã kỷ luật 15 cán bộ, công chức, trong đó khiển trách 4 ngƣời, cảnh cáo 11 ngƣời.
Thứ năm, công tác thi đua, khen thƣởng đối với cán bộ, công chức đƣợc Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, các ngành, đoàn thể các phƣờng thực hiện nghiêm túc, quá trình bình xét công khai, dân chủ, khách quan, kết quả đánh giá cán bộ, công chức dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ và phiếu biểu quyết của hội nghị cán bộ, công chức. Qua tổng kết phong trào thi đua có 95 cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc Ủy ban nhân dân quận tặng giấy khen.
* Kinh nghiệm quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Nhận thức đƣợc vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác quản lý đội ngũ CBCC cấp xã trong giai đoạn hiện nay. Huyện Đan Phƣợng đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
Một là, thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng nhƣ kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Đây là giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài mà huyện Đan Phƣợng áp dụng, bởi nguồn bổ sung cho đội ngũ CBCC cấp xã cơ bản vẫn phải lấy từ cơ sở, nguồn tại chỗ là chính. Thực hiện tốt khâu quy hoạch cán bộ, bảo đảm thực hiện đúng các phƣơng châm, nguyên tắc của công tác quy hoạch cán bộ để có nguồn cán bộ dồi dào, bảo đảm chất lƣợng và cơ cấu.
Hai là, đẩy mạnh luân chuyển cán bộ huyện về làm cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ, địa phƣơng trong bố trí các chức danh chủ chốt ở cấp xã; thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ đảng sang bên chính quyền và ngƣợc lại để rèn luyện, thử thách, tạo điều kiện cho CBCC nắm bắt các lĩnh vực, đúc rút đƣợc nhiều kinh nghiệm công tác.
Ba là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ ở các trung tâm bồi dƣỡng chính trị huyện. Tích cực đổi mới nội dung, phƣơng pháp đào tạo, bồi dƣỡng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chƣơng trình giáo trình, giáo khoa theo hƣớng thiết thực, vừa trang bị kiến thức cơ bản, vừa cập nhật, nâng cao, vừa trang bị kiến thức lý luận, đồng thời coi trọng bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác đối với từng chức danh CBCC cơ sở.
Bốn là, Cấp ủy cấp huyện tăng cƣờng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ cấp xã, kịp thời phát hiện, uốn nắn những hạn chế, thiếu sót, lệch lạc, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã đúng quan điểm, định hƣớng của Đảng. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, kịp thời biểu dƣơng, khen thƣởng những điển hình tiên tiến xuất sắc, xử lý, kỷ luật những trƣờng hợp sai phạm.
* Kinh nghiệm quản lý đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh
Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Thị xã Từ Sơn có 12 đơn vị hành chính cấp xã (07 phƣờng và 05 xã)
với tổng số cán bộ công chức cấp xã là 206 ngƣời, trong đó số lƣợng cán bộ xã là 132 chiếm 64,08%; số lƣợng công chức xã là 74 ngƣời, chiếm 34,92%. Nữ là 33 ngƣời chiếm 16,02%, nam là 173 ngƣời chiếm 83,98%. Dƣới 30 tuổi là 5 ngƣời chiếm 2,43% chủ yếu là cán bộ đoàn, từ 30-50 tuổi là 103 ngƣời chiếm 50%, trên 50 tuổi 98 ngƣời chiếm 47,57%. Trình độ văn hoá chiếm tỷ lệ bình quân là 94,42% trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã; trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ bình quân là 91,12%; trình độ lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên chiếm 89,9%. Kết quả đạt đƣợc trên là do Thị uỷ và UBND thị xã Từ Sơn đã tập trung vào một số giải pháp trọng điểm trong công tác quản lý cán bộ công chức cấp xã.
Thứ nhất, thị ủy và UBND thị xã Từ Sơn đã tập trung rà soát thực trạng đội ngũ CBCC cấp xã nhằm xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bổ sung CBCC các chức danh còn thiếu theo quy định của tỉnh. Đối với cán bộ cấp xã thực hiện theo chế độ bầu cử theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Ngƣời đƣợc bầu cử phải là ngƣời có đầy đủ các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, kinh nghiệm, trình độ và quan trọng nhất là nhận đƣợc sự tín nhiệm của cử tri. Còn đối với các chức danh công chức cấp xã thực hiện tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của Tỉnh, của Chính phủ.
Thứ hai, Ban Thƣờng vụ Thị uỷ và UBND luôn coi trọng công tác cán bộ đặc biệt là công tác đào tạo bồi dƣỡng CBCC với mục tiêu nhằm trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành, thực thi công vụ và trình độ lý luận, đạo đức cách mạng của công chức, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị. Trong năm 2015 Thị uỷ đã cử 62 đồng chí đi học lớp trung cấp lý luận chính trị; 34 đồng chí đi học lớp quản lý nhà nƣớc và cử 101 đồng chí tham gia lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn.
Thứ ba, công tác đánh giá đội ngũ CBCC cấp xã là việc làm hết sức cần thiết nhằm phân loại ngũ CBCC hàng năm đồng thời là cơ sở để bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật CBCC cấp xã. Trong những năm qua, công tác đánh giá ngũ CBCC cấp xã ở thị xã Từ Sơn dần đi vào nề nếp, nhìn chung đã làm đúng quy trình và thủ tục đánh giá.
Thứ tư, đối với công tác kiểm tra, giám sát: Hàng năm, Thị uỷ giao cho Uỷ ban kiểm tra và Đảng uỷ các xã định kỳ hoặc đột xuất, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm....và sự giám sát thƣờng xuyên của HĐND cấp xã. Phòng Nội vụ thị xã kết hợp với các ngành tiến hành kiểm tra 3 xã, phƣờng bất kỳ. Kết quả thu đƣợc trong năm 2015 khiển trách 5 đồng chí, cảnh cáo 2 đồng chí.