CHƢƠNG 2 : THIẾTKẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu
2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp đƣợc lựa chọn và tổng hợp từ các nguồn sau:
Nguồn từ Internet: Các bài báo, bài viết trên các tạp chí, sách chuyên khảo về phát triển doanh nghiệp từ các tạp chí điện tử trong và ngoài nƣớc.
Nguồn từ Sách, Bài báo, Tạp chí, Luận văn, Báo cáo và Bài giảng: Các tài liệu này đƣợc các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và công bố trong các tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm Thông tin thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Thƣ viện Quốc gia.
2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Đây là nguồn dữ liệu không có sẵn mà phải tiến hành điều tra thực tế để phục vụ nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây về chủ đề này, Luận văn xây dựng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị của công ty Cổphần
Gốm Chu đậu về 4 yếu tố nền tảng PTDN gồm chiến lƣợc phát triển, nguồn lực phát triển, tinh thần doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp.
Saukhithiếtkếxongbảngcâu hỏikhảosát, tác giả sẽ tiến hành gửi bảng câu hỏi đến các cán bộ, nhân viên văn phòng, lao động sản xuất thủ công có kinh nghiệm làm việc trên 3 năm và một số cán bộ mới vào làm việc trong công tyvà phỏng vấn trực tiếp 2 nhóm đối tƣợng đối tƣợng tại công ty Cổ phần Gốm Chu đậu là: Ban Giám đốc và các Trƣởng/Phó các bộ phận để phụcvụcholuận văn nghiêncứu.
2.3. Công cụ nghiên cứu
2.3.1. Bảng câu hỏi khảo sát:
Nội dung của bảng câu hỏi khảo sát này sẽ tập trung vào các khía cạnh: chiến lƣợc phát triển, nguồn lực phát triển, tinh thần doanh nghiệp, quản trị công ty, và các yếu tố môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp.
Bảng khảo sát đƣợc cấu trúc gồm 4 phần nhằm xác định hiện trạng các yếu tố nền tảng phát triển doanh nghiệp và những rào cản ảnh hƣởng đến sự phát triển của công ty cổ phần gốm Chu Đậu, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện nền tảng phát triển công ty cổ phần gốm Chu Đậu.
Phần 1 tìm hiểu các thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc khảo sát gồm giới tính, khối làm việc và thâm niên công tác.
Phần 2 của bảng khảo sát gồm các câu hỏi tập trung vào 4 yếu tố nền tảng phát triển doanh nghiệp. Với mỗi yếu tố nền tảng, đối tƣợng khảo sát sẽ cho biết đánh giá của họ về các nhận định liên quan đến các yếu tố nền tảng (chi tiết trong phụ lục). Thông tin từ phần này sẽ giúp tác giả có những đánh giá xác đáng về hiện trạng yếu tố nền tảng PTDN của công ty.
Phần 3 gồm 3 yếu tố môi trƣờng bên ngoài nhằm tìm hiểu đánh giá của chính nhân viên, cán bộ của công ty về các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động của công ty và các yếu tố nền tảng PTDN.
Phần 4 nhằm thu thập thông tin đến sự lựa chọn của cán bộ nhân viên về mô hình PTDN mà họ đang thực hiện tại công ty cổ phần gốm Chu Đậu (xem phụ lục).
2.2.3. Công cụ xử lý số liệu
Dùng công cụ thống kê, phần mềm SPSS (Statistical Product and Services Solutions) về bản chất là một phần mềm thống kê, thông thƣờng dùng trong nghiên cứu xã hội đặc biệt là trong tâm lý học, tiếp thị và xã hội học. Ngoài ra SPSS còn đƣợc sử dụng trong nghiên cứu thị trƣờng. SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng phân tích thống kê với giao diện thân thiện cho ngƣời dùng trong môi trƣờng đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NỀN TẢNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GỐM CHU ĐẬU
3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Gốm Chu Đậu
3.1.1. Lịch sử phát triển
Công ty cổ phần gốm Chu Đậu đƣợc thành lập vào năm 2001, là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty thƣơng mại Hà Nội với tên ban đầu là xí nghiệp gốm Chu Đậu. Ngày 29/12/2010 xí nghiệp gốm Chu Đậu đƣợc đổi tên thành Công ty cổ phần Gốm Chu Đậu trên cơ sở chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc.
Công ty cổ phần gốm Chu Đậu có địa chỉ tại thôn Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng. Ngày 12/01/2011, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu cho Công ty.
Năm 2013, công ty tiến hành tái cơ cấu và thay đổi nhân sự đã đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của Công ty. Từ đó, Công ty đã tập trung đầu tƣ cải tiến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, tu sửa các công trình xây dựng cơ bản nhƣ: nhà xƣởng sản xuất, hệ thống ống dẫn ga,… đặc biệt Công ty đã xây dựng một loạt các công trình mới: Dãy kiot bán hàng, nhà ăn du lịch, nhà ăn công nhân, mua lại văn phòng và nhà kho của công ty Hapro Thái An.
Giai đoạn 2014 -2015 Công ty tiếp tục đầu tƣ và lắp đặt hệ thống máy móc: Hệ thống máy bơm hồ phục vụ cho tổ nguyên liệu tạo hình, các loại máy ép lăn, đặc biệt việc đầu tƣ dây chuyền sản phẩm nguyên liệu sứ cao cấp nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lƣợng sản phẩm sứ gia dụng.
Với ƣu thế là Công ty thành viên của một trong những Tổng công ty thƣơng mại hàng đầu Việt Nam, thế mạnh nổi bật của Công ty hiện nay là sản xuất hàng gốm sứ mang đậm chất truyền thống văn hóa Việt Nam và sản xuất hàng xuất khẩu.
3.1.2. Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty
- Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gốm sứ cao cấp nhằm khôi phục làng nghề Gốm cổ Chu Đậu, tạo ra nhiều mẫu mã có giá trị quảng bá ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
- Sản xuất các loại gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu theo kiểm dáng họa tiết phù hợp với khách quốc tế
- Sản xuất các loại gốm sứ mini, tranh gốm làm quà tặng.
- Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại kết hợp với các hoạt động tour du lịch tổ chức tour du lịch làng nghề.
- Tổ chức đón các đoàn khách trong nƣớc và quốc tế đến thăm và làm việc tìm hiểu nghiên cứu về dòng gốm cổ.
3.1.3. Tổ chức bộ máy của công ty
HĐQT
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
KHỐI PHÒNG BAN QUẢN LÝ
KHỐI KINH DOANH KHỐI SẢN XUẤT
PHÒNG KD - BH PHÒNG KD - XNK P. KTTC P. TCHC PHÒNG KD - PTTT XƢỞNG SẢN XUẤT PHÒNG KỸ THUẬT PHÂN XƢỞNG GỐM MỸ NGHỆ PHÂN XƢỞNG SỨ TRUYỀN THỐNG
3.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh là yếu tố cơ bản phản ánh tình hình hiệu quả hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động hàng năm ban lãnh đạo Công ty sẽ đƣa ra quyết định đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm hay thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất.
Từ năm 2013, do tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều biến động, kinh tế trong nƣớc tiếp tục diễn biến phức tạp và gặp nhiều khó khăn do chịu sự tác động từ bên ngoài và ngay từ trong nƣớc các yếu tố nhƣ giá nguyên nhiên vật liệu vẫn còn chiều hƣớng gia tăng, khó khăn trong việc vay vốn, hoạt động chi tiêu của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp thắt chặt nên sức mua giảm sút. Chính những khó khăn này gây tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổng doanh thu đạt 118% so với cùng kỳ năm trƣớc, đạt 100% kế hoạch năm trong đó:
- Doanh thu nội địa đạt: đạt 125 % so với cùng kỳ.
- Doanh thu xuất khẩu đạt: đạt 100% so với cùng kỳ và thực hiện đầy đủ việc ngân sách nhà nƣớc.
Năm 2014 tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều biến động, kinh tế trong nƣớc tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chịu sự tác động từ bên ngoài, ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động chi tiêu của ngƣời tiêu dùng và doanh nghiệp thắt chặt nên sức mua giảm sút, mặc dù trong năm 2014 hoạt động SX-KD của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Song với việc thực hiện tốt chủ trƣơng định hƣớng của Tổng công ty cùng với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của Ban lãnh đạo Công ty đã đƣa ra nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, kết quả năm 2014 doanh thu của công ty tiếp tục tăng trƣởng. Việc làm, thu nhập của ngƣời lao động đƣợc ổn định và cải thiện, chế độ chính sách của ngƣời lao động đƣợc quan tâm đầy đủ, phƣơng thức lãnh đạo điều hành công ty có nhiều đổi mới kết quả năm 2014 doanh thu của công ty tiếp tục tăng trƣởng. Doanh thu thực hiện năm 2014: đạt 115 % kế hoạch năm, đạt 120 % so với cùng kỳ. Trong đó:
- Doanh thu nội địa đạt: đạt 119,6 % kế hoạch năm đạt 126% so với cùng kỳ. - Doanh thu xuất khẩu đạt: đạt 75 % kế hoạch năm đạt 75% so với cùng kỳ.
- Lợi nhuận trƣớc thuế: Đạt gấp 4,07 lần kế hoạch năm và nộp ngân sách nhà nƣớc địa phƣơng: Đạt 110% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Năm 2015 tình hình kinh tế xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động SXKD của công ty đặc biệt là thị trƣờng xuất khẩu. Song với việc thực hiện tốt chủ trƣơng định hƣớng của Tổng công ty, của HĐQT Cty, Ban Lãnh đạo cùng toàn bộ CBCNV Công ty đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện tốt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Doanh thu thực hiện năm 2015 đạt 130 % kế hoạch năm, đạt 135 % so với cùng kỳ. Trong đó:
- Doanh thu nội địa đạt: đạt 130 % kế hoạch năm đạt 141 % so với cùng kỳ. - Doanh thu xuất khẩu đạt: đạt 97 % kế hoạch năm.
- Lợi nhuận trƣớc thuế đạt: đạt 154,5 % kế hoạch năm và nộp ngân sách nhà nƣớc: 141% kế hoạch năm.
3.2.Đánh giá các yếu tố nền tảng phát triển của công ty cổ phần Gốm Chu Đậu
3.2.1. Chiến lược phát triển
Chu Đậu từ khi thành lập từ năm 2001 đến nay, tuy đã trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, nhƣng Công ty chƣa chính thức xây dựng và ban hành chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp. Việc định hƣớng phát triển Công ty chủ yếu dựa vào việc định tính của Ban lãnh đạo Công ty, dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành sản xuất gốm của Giám đốc Công ty. Công ty chỉ xây dựng và ban hành kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm dựa trên định hƣớng của Tổng công ty Hapro. Công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của Công ty còn mang tính ngắn hạn. Đây là một trong những điểm còn hạn chế trong công tác quản trị của Công ty.
Chu Đậu đã đƣợc thành lập dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm làm việc lâu năm trong sản xuất, kinh doanh các mặt hàng gốm sứ cao cấp nhằm khôi phục làng nghề Gốm cổ Chu Đậu, tạo ra nhiều mẫu mã có giá trị quảng bá ra thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Điều kiện cần thiết đề phát triển là phải có chiến lƣợc phát triển đúng đắn, có vốn tri thức và ý chí quyết tâm vƣơn lên trong công việc, nếu nhƣ làm
đƣợc điều đó thì sẽđem lại thành công cho công. Các nhân tố cốt lõi cho việc xây dựng chiến lƣợc của công ty là sự phát triển vốn tri thức, nghiên cứu và phát triển, sáng kiến, quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, khách hàng quan trọng, hay uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Theo kết quả khảo sát trong Bảng 3.1, Chu Đậucần phải làm tốt hơn nữa công việc truyền tải đến từng nhân viên về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý và văn hóa củacông ty (giá trị trung bình đạt 3.80/5.00)… để qua đó mỗi thành viên của công ty đều hiểu rõ đƣợc phƣơng hƣớng kinh doanh, chiến lƣợc phát triển nhiệm vụ và mục tiêu của doanh nghiệp, bộ phận và cá nhân mình đang làm việc. Điều này tác động tích cực đến ý thức, trách nhiệm và nỗ lực làm việc để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững của từng nhân viên.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về chiến lƣợc phát triển
Khía cạnh Các nội dung Giá trị trung bình
Chiến lƣợc phát triển
Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi đƣợc truyền
tải tới từng nhân viên 3.80
Triết lý và văn hóa công ty đƣợc truyền tải tới
từng nhân viên 3.73
Tất cả nhân viên hiểu rõ sứ mệnh, nhiệm vụ và
mục tiêu của công ty, bộ phận và cá nhân. 3.48 Ban lãnh đạo công ty xây dựng mục tiêu và kế
hoạch hoạt động cho toàn bộ công ty 4.83
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Bên cạnh việc tăng cƣờng triển khai tuyên truyền và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nhân viên về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõikết hợp với tuyên truyền về triết lý kinh doanh và văn hóa công ty đƣợc coi là kim chỉ nam để định hƣớng cho hoạt
động của doanh nghiệp (giá trị trung bình đạt 3.73/5.00), trong môi trƣờng kinh doanh hiện đại khi doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp còn hƣớng tới các giá trị chân, thể, mỹ. Đây là các giá trị mang tính nhân bản, gắn liền với con ngƣời, là những giá trị mà mọi ngƣời đều hƣớng tới. Khi doanh nghiệp lựa chọn và kết hợp các giá trị nhân văn trong triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp thì nó sẽ tác động sâu sắc đến tình cảm của khách hàng, của đối tác, của các thành viên trong doanh nghiệp và của cả xã hội. Với sự thành công trong việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch hoạt động cho toàn bộ công ty và các bộ phận,qua đó ban lãnh đạo Chu Đậu cũngđịnh hƣớng cho nhân viên theo bƣớc đi lâu dài của doanh nghiệp mình (giá trị trung bình đạt 4.83/5.00). Vì vậy nếu nhƣ doanh nghiệp có chiến lƣợc phát triển rõ ràng, có nghiên cứu cụ thể và tiến hành xác định rõ đƣợc sản phẩm và dịch vụ hiện hữu, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới thì sẽ thành công và phát triển trong tƣơng lai.
3.2.2. Nguồn lực phát triển
Môi trƣờng kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày một gia tăng buộc Chu Đậu phải luôn tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng nhanh hơn, rẻ hơn, và tốt hơn đối thủ. Để vƣơn tới mục tiêu này, Chu Đậu luôn nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong các nguồn lực mà công ty đang sở hữu, nguồn nhân lực đƣợc cho là nguồn lực quan trọng nhất. Một đội ngũ nhân lực mạnh luôn là một lợi thế khác biệt đối với các công ty. Kết quả khảo sát ởBảng 3.2 cho thấy, ban lãnh đạo Chu Đậu đã tạo dựng đƣợc niềm tin với nhân viên về khả năng lãnh đạo và xử lý công việc của mình (giá trị trung bình đạt 4.82/5.00). Tuy nhiên, Chu Đậu cần cải thiện hơn về danh tiếng và hình ảnh của công ty để cho mọi ngƣời biết đến công ty nhiều trên thị trƣờng (giá trị trung bình đạt 4.22/5.00) và Chu Đậu cần đầu tƣ thêm cơ sở vật chất, máy móc để đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng (giá trị trung bình đạt 4.34/5.00).
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về nguồn lực phát triển
Khía cạnh Các nội dung Giá trị trung bình
Nguồn lực phát triển
Công ty có đủ cơ sở vật chất, máy móc, văn phòng, nhà xƣởng để đáp ứng nhu cầu phát triển doanh nghiệp.
4.34
Công ty có nguồn lực tài chính mạnh 4.00 Công ty có chất lƣợng nguồn nhân lực tốt 4.45 Công ty có thể phát triển và cạnh tranh thành
công bằng công nghệ và các hoạt động đổi mới
4.74
Cấp trên đủ năng lực để điều hành và phát
triển doanh nghiệp. 4.82
Danh tiếng của công ty đƣợc biết đến nhiều
trên thị trƣờng 4.22
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Công ty cần nâng cao hiệu quả các công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển, tạo động lực làm việc cho nhân viên, tạo môi trƣờng làm việc an toàn cho nhân viên, và giải quyết tốt các quan hệ lao động bên trong doanh nghiệp. Qua khảo sát thực địa tại doanh nghiệp, tác giả thấy Chu Đậu với tổng số 209 cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, với đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty với tổng số của công ty do tổng công ty bổ nhiệm có kinh nghiệm dày dặn và cung cấp chứng chỉ. Trong đó tỷ lệ tốt nghiệp qua các bậc học của cán bộ công nhân viên trong công ty nhƣ ởBảng 3.3.
Bảng 3.3. Tỷ lệ tốt nghiệp qua các bậc học
STT Trình độ Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Cao đẳng - Đại học 48 23.5
2 Trung học chuyên nghiệp 5 2.6
3 Công nhân sản xuất thủ công 150 73.9
(Nguồn: Công ty cổ phần gốm Chu Đậu)
Phần lớn lao động tại công ty chủ yếu là công nhân sản xuất thủ công chiếm 73,9%. Trong điều kiện hiện nay đa số ngƣời lao động còn có mức sống trung bình và khó khăn. Việc quan tâm đến nhu cầu vất chất: lƣơng, tiền thƣởng, nhà ở cho cán