CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊNCỨU VÀ CƠ SỞ
1.3. Nội dung nềntảngpháttriểndoanhnghiệp
1.3.3. Tinh thần doanhnghiệp
Hải et al. (2012) định nghĩa tinh thần doanh nghiệp nhƣ là ý chí chủ động của doanh nghiệp, không dừng lại ở vị thế đang có mà là vƣơn lên tìm kiếm và nắm bắt các cơ hộ kinh doanh mới nhằm phát triển lên vị thế cao hơn trên thƣơng trƣờng. Định nghĩa này tƣơng đối rộng và có thể bao trùm lên cả cải khái niệm phát triển doanh nghiệp (entrepreneurship) nói chung. Nếu chỉ xét riêng về khía cạnh “tinh thần” thì các khái niệm tƣơng đƣơng và phù hợp hơn trong tiếng Anh là “định hƣớng phát triển doanh nghiệp” - “entrepreneurial orientation” (Lumpkin et al., 1996) hoặc gần hơn “thái độ/tinh thần phát triển doanh nghiệp” - “entrepreneurial posture” (Covin et al., 1991). Đây là những cách hiểu đã đƣợc chấp nhận tƣơng đối rộng rãi trong cộng đồng nghiên cứu quốc tế.
Bản chất của tinh thần doanh nghiệp là hệ giá trị tinh thần xâm nhập vào trong hoạt động quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là cái vô hình nhƣng hiện thực, là nguồn nội lực của doanh nghiệp. Muốn có đƣợc tinh thần tích cực, mạnh mẽ, sung mãn thì con ngƣời cần đƣợc cổ vũ vì những mục tiêu (sứ mệnh) cao đẹp và họ phải đƣợc sống và làm việc trong một môi trƣờng văn hóa nhân văn, ở đó tồn tại những giá trị tích cực đƣợc thừa nhận và chia sẻ, nó chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi và thái độ của các thành viên cũng nhƣ mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Tinh thần doanh nghiệp đóng vai trò gồm: (i) gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất; (ii) điều tiết, định hƣớng hành vi của các cá nhân và bộ phận hợp thành doanh nghiệp; (iii) tạo động cơ ngầm định; tạo bản sắc riêng và lợi thế cạnh tranh (Hình 1.3).
Hình 1.3. Vai trò của tinh thần doanh nghiệp
Nguồn: Hoàng Văn Hải et al.(2012)
Lumpkin et al. (1996) cho rằng tinh thần (địnhhƣớng) phát triển doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở năm khía cạnh: tự chủ, định hƣớng đổi mới, định hƣớng ƣa mạo hiểm, định hƣớng tiên phong, và định hƣớng cạnh tranh chủ động.Từ góc độ hành vi, Covin et al. (1991) cho rằngtrong những doanh nghiệp cótinh thần phát triển doanh nghiệp cao: (i) lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro liên quan tới các quyết định đầu tƣ và hành động chiến lƣợc khi phải đối mặt với thực tế khó đoán định; (ii) doanh nghiệp có mức độ và tần suất đổi mới sản phẩm cao và có xu hƣớng hƣớng tới chiếm lĩnh những đỉnh cao về công nghệ; (iii) doanh nghiệp có xu hƣớng cạnh tranh một cách quyết liệt và chủ động với các đối thủ cạnh tranh của mình. Trái lại, các doanh nghiệp có tinh thần hay mức độ phát triển doanh nghiệp (entrepreneurialintensity) thấp thƣờng có xu hƣớng chờ đợi và nghe ngóng (waitandsee) thay vì nhanh chóng nắm bắt cơ hội thị trƣờng, kém sáng tạo và đổi mới hơn, và thận trọng với rủi ro hơn (riskaverse) (Barringer et al., 2012; Lumpkin
et al., 1996).
Gắn kết các thành viên trong doanh nghiệp thành một khối thống nhất Điều tiết, định hƣớng, hành vi của các cá nhân và bộ phận hợp thành doanh nghiệp Tạo bản sắc riêng và lợi thế cạnh tranh Tạo động cơ ngầm định Vai trò của tinh thần