CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊNCỨU VÀ CƠ SỞ
1.3. Nội dung nềntảngpháttriểndoanhnghiệp
1.3.2. Nguồn lực pháttriển
Sau khi đã xác định, xây dựng và tích hợp hệ thống kinh doanh mới vào chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp, nội dung thứ hai mà doanh nghiệp cần thực hiện đó là phân bổ nguồn lực và năng lực để thực hiện hệ thống kinh doanh mới này. Nguồn lực (resources) bao gồm tài sản hữu hình (tangible assets) là những tài sản vật chất nhƣ nhà xƣởng, con ngƣời và tài chính và tài sản vô hình (intangible assets) là những tài sản phi vật chất nhƣ thông tin, danh tiếng, kiến thức. Những tài sản hữu hình và vô hình này có thể phân loại thành các nhóm nhƣ nguồn lực vật chất (máy móc, văn phòng…), nguồn lực tài chính (vốn, tiền mặt, khoản vay và cho vay, ..), nguồn lực con ngƣời (số lƣợng, kiến thức, kĩ năng…) và vốn tri thức (sáng chế, thƣơng hiệu, hệ thống kinh doanh, cơ sở dữ liệu…). Năng lực là những kĩ năng mà nhờ đó các nguồn lực của doanh nghiệp đƣợc khai thác và sử dụng một cách hiệu quả (Johnson et al., 2008).
Có nhiều loại nguồn lực khác nhau cần thiết cho các hoạt động của một doanh nghiệp: (i) nguồn lực tài chính; (ii) nguồn lực về tài sản vật chất và năng lực công nghệ; (iii) nguồn nhân lực;(iv) thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp.
Nguồn lực tài chính cũng là nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp vì đó là nguồn lực chính, là cơ sở để hình thành các loại nguồn lực khác (nhân lực, tài sản kỹ thuật công nghệ, công trình hạ tầng …). Nguồn lực tài chính cũng là một trong những điều kiện cơ bản ban đầu, quan trọng nhất để hình thành hay thành lập doanh nghiệp. Tài chính cũng là một trong những chỉ tiêu nguồn lực quan trọng nhất phản ánh tiềm lực, quy mô (trong phân loại) và sau đó là năng lực hoạt động của một doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính đƣợc xem xét, đánh giá trên các mặt chính sau:
Quy mô, cơ cấu vốn và năng lực quản lý vốn của doanh nghiệp.
Khả năng tạo và đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp cho mọi hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (thông qua phân tích đánh giá các lựa chọn đầu tƣ và kết quả, hiệu quả kinh doanh về mặt tài chính).
Nguồn lực về tài sản vật chất của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu về quy mô khối lƣợng và trình độ của các tràn bị vật chất kỹ thuật nhƣ:
Số lƣợng và chủng loại trang thiết bị sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính năng, công dụng, công suất sử dụng của các trang thiết bị (máy móc, công nghệ v.v) hiện có và đang đƣợc sử dụng.
Hạ tầng kinh doanh (nhà xƣởng, công trình và vị trí) mà doanh nghiệp đang có và sử dụng vào các hoạt động kinh doanh.
Vật tƣ nguyên liệu sử dụng cho hoạt động kinh doanh, bao gồm số lƣợng, chất lƣợng và nguồn cung cấp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Năng lực công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng trong doanh nghiệp và thể hiện qua các sáng chế trong sản xuất kinh doanh, thƣơng hiệu, bản quyền trong sản xuất kinh doanh, những bí mật thƣơng mại hay bí quyết công nghệ để tạo lập và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Năng lực công nghệ trong doanh nghiệp cũng đi liền với năng lực khoa học và năng lực đổi mới trong quá trình kinh doanh.
Nguồn nhân lực hay yếu tố con ngƣời là một loại nguồn lực rất đặc thù. Nguồn lực này phản ánh đặc điểm của một tổ chức nhƣ doanh nghiệp và vừa đƣợc xác định ở những mặt hữu hình lại vừa phải tính đến tính vô hình của loại nguồn lực này. Các chỉ tiêu và nội dung cần đƣợc xem xét đối với nguồn nhân lực bao gồm:
Số lƣợng – tổng số ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Chất lƣợng – trình độ, kỹ năng, kinh nghiệp v.v của ngƣời lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Cơ cấu nhân lực – nguồn nhân lực đƣợc cơ cấu theo các tiêu chí khác nhau nhƣ theo trình độ năng lực, theo tuổi tác giới tính, theo ngành nghề chuyên môn hay theo chức năng công việc v.v.
Ngoài các chỉ tiêu định lƣợng trên, nguồn nhân lực còn đƣợc đánh giá theo các chỉ tiêu khác nhƣ nhận thức, phong cách và tác phong làm việc, tinh thần và thái
độ làm việc, các phẩm chất là sự gắn bó, trung thành, lòng tin, sự cam kết v.v. Với nhiều doanh nghiệp, chính các vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp. Đối với lao động quản lý, lãnh đạo, bộ phận này của nguồn nhân lực còn đƣợc đánh giá qua khả năng lãnh đạo và quản lý thông qua các chức năng quản lý.
Trong thời đại kinh tế thị trƣờng hiện nay, thƣơng hiệu và uy tín của doanh nghiệp, uy tín thị trƣờng, uy tín xã hội của doanh nghiệp cũng đang đƣợc xem là nguồn lực (nguồn lực vô hình) ngày càng quan trọng của doanh nghiệp. Sở dĩ nhƣ vậy là khi một doanh nghiệp đầu tƣ để xây dựng một thƣơng hiệu mạnh, tạo đƣợc uy tín tốt trên thị trƣờng thì sẽ tạo ra nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp trong đó có lợi nhuận. Về nguồn lực này, giá trị của doanh nghiệp có thể thể hiện qua các mặt chính sau:
Danh tiếng, hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội và ngƣời tiêu dùng, các đối tác liên quan.
Thƣơng hiệu của các loại sản phẩn hay dịch vụ mà doanh nghiệp tạo ra và cung cấp ra trên thị trƣờng về các mặt nhƣ chất lƣợng sản phẩm, giá cả, dịch vụ v.v.
Những mối quan hệ, liên kết, liên doanh và hợp tác có hiệu quả, các bên liên quan để cùng có lợi, cùng phát triển giữa doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh.
Hiểu và nắm rõ đƣợc đặc điểm các loại nguồn lực trong doanh nghiệp là rất quan trọng để quản lý và sử dụng có hiểu quả các nguồn lực đó. Nguồn lực của các doanh nghiệp luôn hữu hạn và ngày càng khan hiếm, nhất là các nguồn lực có giá trị do vậy cần có phƣơng pháp quản lý phù hợp và hiệu quả nhất để tạo ra năng lực cần thiết của doanh nghiệp trong kinh doanh.
Wolcott et al. (2007)cho rằng mỗi mô hình phát triển doanh nghiệp đòi hỏi những loại hình và mức độ đầu tƣ các nguồn lực khác nhau. Mô hình nâng đỡ (enabler) cần có sự đầu tƣ chuyên biệt về tài chính, sự tham gia của cấp quản lý, tuyển dụng và duy trì đội ngũ nhân viên có khả năng và xu hƣớng đổi mới, sáng tạo.
Mô hình ủng hộ (advocate) đòi hỏi phải có sự kết nối thật tốt giữa những nhân viên kỳ cựu hoặc có chuyên môn sâu với một nhóm nhỏ các nhân viên có vai trò hƣớng dẫn phát triển kinh doanh, và sự đồng ý, tán thành của lãnh đạo cấp cao nhất trong doanh nghiệp. Mô hình sản xuất (producer) đòi hỏi phải có sự kết nối chặt chẽ giữa các chuyên gia hàng đầu của doanh nghiệp với các nhân viên chính của công ty, đồng thời cần có nguồn vốn đầu tƣ tài chính tƣơng đối lớn và độc lập.