- Hành chính và tổ chức, bao gồm: Hệ thống văn bản pháp luật; Kế hoạch chính sách; Tổ chức bộ máy và cán bộ.
Tổ chức thực thi chính sách ASXH trẻ em thƣờng xuyên chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc quản lý ngành, lĩnh vực (các cơ quan chuyên môn) và quản lý địa phƣơng (lãnh thổ các tỉnh, thành phố, vùng, miền). Sở dĩ hình thành hai cơ chế quản lý này là do có sự phân cấp quản lý theo ngành và phân cấp quản lý theo địa phƣơng.
- Tài chính: Là ngân sách nhà nƣớc, nguồn vận động đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nƣớc… Cơ chế tài chính
thực hiện chính sách ASXH cho trẻ em là những quy định về quản lý, sử dụng và thanh quyết toán, giám sát đánh giá về tài chính và tuân thủ theo nguyên tắc: hƣớng tới bảo đảm đủ ngân sách cho nhu cầu ASXH của trẻ em; Thống nhất quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng; Tạo ra sự linh hoạt về nguồn và quản lý chặt chẽ, không thất thoát.
Trong những năm qua Nhà nƣớc đã ban hành các văn bản tài chính, đóng góp quan trọng trong huy động nguồn lực, cơ chế quản lý, phân bổ sử dụng kinh phí triển khai thực hiện chính sách an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em. Thông qua các cơ chế, chính sách pháp luật tài chính đảm bảo điều kiện thực hiện ASXH cho trẻ em đã góp phần ổn định xã hội cải thiện điều kiện sống của trẻ em nhất là các trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em vùng sâu vùng xa.
An sinh xã hội có phạm vi rộng, các văn bản pháp luật tài chính đƣợc ban hành để triển khai thực hiện 4 trụ cột lớn của hệ thống này gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH); Bảo hiểm y tế (BHYT); Bảo trợ xã hội (BTXH); Cứu trợ xã hội (CTXH). Trên cơ sở pháp luật ASXH, Chính phủ, các bộ ngành, địa phƣơng đã ban hành các cơ chế, chính sách pháp luật để triển khai thực hiện. Nhìn chung, các văn bản pháp luật tài chính thực hiện ASXH đều có những nội dung quy định về công cụ hỗ trợ, huy động nguồn lực, cơ chế quản lý, phân bổ kinh phí, mức hỗ trợ thực hiện cụ thể đối với trẻ em.
Việc triển khai thực hiện chính sách ASXH đối với trẻ em cho thấy nguồn lực của nhà nƣớc và xã hội đầu tƣ cho ASXH tƣơng đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trụ cột. Hệ thống BHXH, BHYT hoạt động thông qua quỹ BHXH, BHYT. Cả hai loại quỹ này nguồn hình thành đều có sự hỗ trợ của nhà nƣớc. Đối với quỹ BHYT, Chính phủ quy định cụ thể việc quản lý quỹ, quyết định nguồn tài chính để bảo đảm việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong trƣờng hợp mất cân đối thu, chi quỹ bảo hiểm y tế. Với việc mở rộng đối tƣợng và trẻ em là một trong những đối tƣợng đƣợc quan tâm, chính sách
BHYT đã góp phần trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em dƣới 6 tuổi. Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, Nhà nƣớc đãƣu tiên nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển dịch vụ phúc lợi xã hội cơ bản. Các chính sách cứu trợ đột xuất, hỗ trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cơ chế thu sử dụng học phí; hỗ trợ tiền chữa bệnh.
- Giáo dục, tâm lý: Công cụ giáo dục, tâm lý gồm: hệ thống trƣờng lớp, trung tâm; hệ thống thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình…); hệ thống thông tin chuyên ngành; hệ thống tƣ vấn chính sách; các phong trào, các hoạt động xã hội (hoạt động từ thiện, chăm sóc giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn…)
Mục đích của công cụ giáo dục là để đánh giá nhận thức của toàn xã hội, nhận thức của các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực thi chính sách, nhận thức của chính đối tƣợng trẻ em nhằm bảo đảm đánh giá kết quả đạt đƣợc của chính sách ASXH.
- Kỹ thuật nghiệp vụ chính sách: là các phƣơng pháp, biện pháp quy trình và cách thức thực hiện chính sách, bao gồm:
+ Xác định đối tƣợng, + Quyết định chính sách, + Kiểm tra chính sách,
+ Giám sát thực hiện chính sách.