Nội dung cơ bản của quản lý chính sáchASXH cho đối tƣợng trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 34 - 38)

Quản lý chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em bao gồm các quản lý các chính sách cơ bản sau:

- Hệ thống cơ sở dữ liệu;

- Các chính sách hỗ trợ về y tế nhƣ: BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi, tiêm chủng mở rộng, chống suy dinh dƣỡng…

- Các chính sách hỗ trợ giáo dục: miễn giảm học phí, hỗ trợ các địa phƣơng về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, hỗ trợ đồ dùng học tập, ăn trƣa, ký túc xá… Đầu vào Nghiên cứu vấn đề Xây dựng tiêu chí chỉ tiêu Thu thập thông tin Phân tích Xử lý thông tin báo cáo Kết quả Phân tích, kiến nghị đề xuất

- Các chính sách trợ giúp đột xuất…

Để chính sách ASXH cho đối tƣợng trẻ em đạt hiệu quả cao, cần thiết phải có sự quản lý của nhà nƣớc, cụ thể:

1.3.1. Quản lý về cơ sở dữ liệu trẻ em

Quản lý cơ sở dữ liệu về trẻ em là rất quan trọng trong quản lý ASXH cho trẻ em.

- Cơ sở dữ liệu trẻ em là căn cứ để hoạch định chính sách ASXH, vì vậy, các thông tin về trẻ em cần phải đƣợc cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời. Trên cơ sở dữ liệu trẻ em do các địa phƣơng cung cấp, sau khi đƣợc xử lý tổng hợp, đánh giá, phân loại sẽ điều chỉnh chính sách và quản lý chính sách phù hợp với thực trạng đƣợc đánh giá.

- Xây dựng một cơ sở dữ liệu có hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm tạo độ phủ sâu và rộng đối với chính sách ASXH cho trẻ em. Hệ thống cơ sở dữ liệu hoạt động tốt và đảm bảo thông tin chính xác về đối tƣợng trẻ em hƣởng chính sách ASXH là mang lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ cần thiết cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn…

- Cơ sở dữ liệu trẻ em là thể hiện thực tế về số lƣợng, nhu cầu trẻ em cần đƣợc hƣởng ASXH và trẻ em đã đƣợc thụ hƣởng. Đây còn đƣợc coi là căn cứ để huy động nguồn lực tài chính xã hội từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc cho ASXH với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn có tính thuyết phục cao nhất.

- Quản lý cơ sở dữ liệu mang tính liên ngành, phối hợp giữa cơ quan các cấp với nhau làm lên một cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin về đối tƣợng trẻ em.

1.3.2. Quản lý chính sách phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em cho trẻ em

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em luôn là vấn đề đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ Việt Nam đặt sự quan tâm hàng đầu. Vì vậy, quản lý ASXH cho trẻ em bao gồm cả quản lý các chính sách, chƣơng trình dinh dƣỡng cho trẻ em với mục tiêu cải thiện tình trạng dinh dƣỡng trẻ em về cân nặng và chiều cao, giảm suy dinh dƣỡng xuống mức trung bình theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới, thanh toán suy dinh dƣỡng mức rất cao ở tất cả các vùng sinh thái, khống chế vấn đề thừa cân/béo phì ở trẻ em.

Nhà nƣớc đƣa ra những mục tiêu, chính sách, các chƣơng trình về dinh dƣỡng cho trẻ em trong từng giai đoạn cụ thể. Các cơ quan Bộ, ngành thực hiện quản lý chính sách trên cơ sở quản lý các chƣơng trình, dự án. Quản lý đƣợc phân cấp cụ thể, và đơn cấp quản lý cao nhất là Nhà nƣớc có nhiệm vụ đƣa ra các chính sách, chƣơng trình, dự án, đồng thời phân công cấp Bộ có chức năng, thẩm quyền phù hợp quản lý và thực hiện dự án.

Căn cứ vào các chỉ số suy dinh dƣỡng của trẻ em ở nƣớc ta và số trẻ em đã tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dinh dƣỡng để đánh giá mức độ quản lý về chƣơng trình dinh dƣỡng cho trẻ em để đánh giá hiệu quả quản lý của nhà nƣớc về chính sách này.

- Y tế cho trẻ em: Y tế cho trẻ em là vấn đề lớn, liên quan đến vấn đề ASXH chủ yếulà bảo hiểm y tế cho trẻ em.

Bảo hiểm y tế cho trẻ em đƣợc phân theo độ tuổi:

+ Trẻ em từ 0 – 6 tuổi:Theo quy định của Luật BVCSGDTE, trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc chăm sóc sức khỏe ban đầu, đƣợc khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập (Điều 15).

+ Trẻ em từ 6 – 16 tuổi: Ngoài việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện tại các trƣờng học, với những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thuộc đối tƣợng trợ

cấp theo nghị định 67/2007/CP ngày 13/4/2007, gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo đƣợc Nhà nƣớc cấp thể bảo hiểm y tế.

Vì những đặc thù trên, công tác quản lý về chính sách bảo hiểm y tế cũng có những đặc thù nhất định trên cơ sở độ tuổi của đối tƣợng hƣởng lợi để có những biện pháp quản lý tốt nhất.

Quản lý bảo hiểm y tế cho trẻ em bao gồm các quản lý liên về mặt tổ chức hành chính, nhân sự, truyền thông cho đối tƣợng, tài chính…

Để đảm bảo công tác hỗ trợ cho trẻ em về chính sách bảo hiểm y tế đến đúng đối tƣợng, kịp thời, đạt kết quả cao đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, phối hợp giữa các ngành Bảo hiểm, Y tế và Lao động xã hội. Mỗi cơ quan chức năng sẽ có những chức năng quản lý phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc Nhà nƣớc quy định.

1.3.3. Quản lý chính sách giáo dục đối với trẻ em

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: Trẻ em có quyền đƣợc học tập, trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Để đảm bảo các quyền học tập của trẻ em Nghị định số 71/2011/NĐ- CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, trƣớc hết là gia đình trẻ em phải có trách nhiệm đảm bảo để trẻ em đƣợc học hết chƣơng trình giáo dục phổ cập và tạo điều kiện để trẻ em đƣợc học tiếp. Nhà trƣờng có trách nhiệm giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất, hƣớng nghiệp cho trẻ em khi còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông phải có điều kiện cần thiết về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lƣợng giáo giục. Vai trò quản lý của Nhà nƣớc trên các mặt: Chính sách phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội đối với trẻ em.

1.3.4. Quản lý về công tác bảo vệ trẻ em, giảm thiêu nguy cơ xâm hại, bạo lực bóc lột và sao nhãng

Theo quy định của Luật: trẻ em có quyền đƣợc khai sinh và có quốc tịch (điều 11); trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ (điều 13); trẻ em đƣợc gia đình, nhà nƣớc và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự (điều 14); một số quy định liên quan đến trách nhiệm bảo vệ trẻ em (chƣơng III), bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chƣơng IV). Cấp quản lý Nhà nƣớc phải đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản trên của trẻ em. Tổ chức triển khai công tác bảo vệ trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và tăng cƣờng hơn công tác trợ cấp, trợ giúp. Tổ chức thực hiệncông tác bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trƣờng sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em.

Công tác bảo vệ trẻ em đã đƣợc triển khai thực hiện ở cả 3 cấp độ: phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu các nguy cơ và hỗ trợ phục hồi, hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 34 - 38)