Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 79 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1.1. Quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước đối với trẻ em

Trẻ em là những con ngƣời chƣa trƣởng thành về mặt thể chất, tâm lý và xã hội, dễ bị tổn thƣơng do những tác động của môi trƣờng sống, cần đƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chú tro ̣ng an sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em mà cụ thể ở đây là công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Để thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em, Ban Bí thƣ đã ban hành Chỉ thị 38-CT/TW, ngày 30-5-1994, về tăng cƣờng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ngày 28-6-2000, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 55-CT/TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó khẳng đi ̣nh trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của dân tộc, là lớp ngƣời kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Trong phạm vi khả năng, cần tạo điều kiện tối

đa để mọi trẻ em đƣợc bảo vệ, chăm sóc và đƣợc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Chỉ thị 20-CT/TW, ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới cũng nhấn ma ̣nh chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là vấn đề có tính chiến lƣợc, lâu dài, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế.

Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng đi ̣nh cần bảo đảm các

quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trƣờng để trẻ em đƣợc phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ; chú trọng bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em gia đình nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn; ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em; nhân rộng các mô hình làm tốt việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em dựa vào cộng đồng.

Trong Dƣ̣ thảo các văn kiê ̣n trình Đa ̣i hô ̣i XII, Đảng ta cũng nhấn ma ̣nh cần coi tro ̣ng chăm sóc sƣ́c khỏe nhân dân, công tác dân số - kế hoa ̣ch hóa gia đình, bảo vê ̣ và chăm sóc sƣ́c khỏe bà me ̣ , trẻ em; xây dƣ̣ng gia đình ha ̣nh phúc…; bảo đảm cân bằng tỷ lệ giới tính khi sinh và quyền trẻ em.

Hiến pháp 2013 thể hiê ̣n quan điểm coi tro ̣ng công tác trẻ em của Đảng và Nhà nƣớc ta . Chƣơng 2, Điều 37 của Hiến pháp 2013 khẳng đi ̣nh trẻ em đƣợc Nhà nƣớc, gia đình và xã hội bảo vệ , chăm sóc và giáo dục ; đƣợc tham gia vào các vấn đề về trẻ em ; nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngƣợc đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em đƣợc Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 8 thông qua năm 2004, đã quy định tƣơng đối đầy đủ các quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản

của trẻ em nhằm tạo ra những điều kiện để khơi dậy tính chủ thể và năng động của trẻ em, đồng thời bảo đảm quyền của trẻ em. Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định trẻ em có 10 nhóm quyền cơ bản (Điều 11 đến Điều 20): quyền đƣợc khai sinh và có quốc tịch; quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng; quyền sống chung với cha mẹ; quyền đƣợc tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự; quyền đƣợc chăm sóc sức khoẻ; quyền đƣợc học tập; quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa , nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch; quyền đƣợc phát triển năng khiếu; quyền có tài sản; quyền đƣợc tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. Luật cũng đã quy định về các chính sách của Nhà nƣớc và trách nhiệm của các tổ chức với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến trẻ em còn đƣợc nhắc đến trong các bô ̣ luâ ̣t khác , nhƣ Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luâ ̣t Giáo dục…

Về chính sách liên quan đến trẻ em , Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 267/QĐ-TTg, ngày 22-02-2011, về việc phê duyệt Chƣơng trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015, Quyết định 65/2005/QĐ-TTg, ngày 25-3-2005, về việc phê duyệt đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010, Quyết định số 19/2004/QĐ- TTg, ngày 12-2-2004 về việc phê duyệt chƣơng trình phòng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục, trẻ em lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại nguy hiểm giai đoạn 2004 - 2010, Quyết định 37/2010/QĐ-TTg, ngày 22-4-2010 về việc quy định tiêu chuẩn xã, phƣờng phù hợp với trẻ em, Quyết định 84/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hƣởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Quyết định số 2013/QĐ-TTg, ngày 14-11-2011, phê duyệt Chiến lƣợc Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (trong đó đặt ra mục tiêu nâng cao sức khỏe, giảm bệnh, tật và tử vong ở trẻ em; thu hẹp sự

khác biệt đáng kể về các chỉ báo sức khỏe trẻ em giữa các vùng, miền; cải thiện sức khỏe sinh sản của ngƣời chƣa thành niên và thanh niên, trong đó tăng tỷ lệ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thân thiện..).

Hằng năm các địa phƣơng tổ chức Tháng hành động vì trẻ em từ 15-5 đến 30-6 để vận động toàn xã hội tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, xây dựng các mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

4.1.2. Bối cảnh và thách thức mới

Trong những năm tới, công tác an sinh xã hội đối với trẻ em còn nhiều thách thức. Hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trƣờng đã có những tác động lớn, dẫn đến những thay đổi khá sâu sắc môi trƣờng văn hóa Việt Nam, trẻ em ngày càng phát triển nhanh hơn, nhận thức sớm hơn, diễn biến tinh thần cũng phức tạp hơn. Tác động của cơ chế thị trƣờng, phân hóa giàu nghèo, sự biến đổi của cấu trúc gia đình và những khó khăn kinh tế của một bộ phận gia đình dẫn đến trẻ em có nguy cơ cao bị xao nhãng, thiếu quan tâm, rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nhƣ bị bỏ rơi, lang thang kiếm sống, tham gia lao động sớm, phải làm việc xa gia đình hoặc rơi vào tệ nạn xã hội. Sự phát triển của các phƣơng tiện thông tin đem lại nhiều tác động tích cực song cũng tiềm ẩn những nguy cơ tác động tiêu cực đến đạo đức, lối sống của trẻ em cũng nhƣ của xã hội. Môi trƣờng sống chƣa thực sự an toàn và thân thiện khiến trẻ em phải đối mặt với các nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, vi phạm pháp luật… Những nhân tố này thực sự tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của trẻ em với tƣ cách là thế hệ tƣơng lai xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nƣớc, đòi hỏi các biện pháp giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em phải phong phú và thiết thực, phù hợp hơn.

An sinh xã hội cho đối tƣợng trẻ em là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là chăm lo cho tƣơng lai phát triển của đất nƣớc, dân tộc. Trong đó công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em cần hƣớng tới xây dựng và đảm bảo môi

trƣờng an toàn, thân thiện và lành mạnh cho trẻ em phát triển toàn diện; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng trẻ em bị xao nhãng, bị bỏ rơi, bỏ học, trẻ em lao động sớm, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt…; phục vụ có hiệu quả chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội bền vững của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)