Một số hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong côngtác an sinh xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 56 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát chung về an sinh xã hội và quản lý an sinh xã hội cho đố

3.1.3. Một số hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong côngtác an sinh xã

hội cho đối tượng trẻ em

Hoạt động của các chương trình y tế về chăm sóc sức khỏe trẻ em chưa đạt hiệu quả mong muốn: Các cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là tuyến huyện tuy đƣợc nâng cấp, nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu. Đa số các cơ sở khám, chữa bệnh dự phòng đều thiếu cán bộ nhi khoa, đặc biệt ở tuyến tỉnh và huyện.

Mạng lƣới y tế học đƣờng chƣa đƣợc củng cố, nhất là các trƣờng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Kiến thức về chăm sóc sức khoẻ trẻ em ở nhà trƣờng còn thiếu. Ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, miền núi, dân tộc thiểu số, tỷ suất trẻ em chết ở các độ tuổi cao hơn nhiều so với bình quân chung cả nƣớc. Có sự khác biệt về suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi giữa các vùng sinh thái và giữa các tỉnh, thành phố. Tai nạn thƣơng tích trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là tai nạn giao thông, đuối nƣớc và ngộ độc; hàng năm vẫn còn khoảng 15.000 trẻ em bị tử vong do tai nạn thƣơng tích. Chất lƣợng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại tuyến cơ sở chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Hiện còn khoảng 20% trẻ em dƣới 6 tuổi chƣa nhận đƣợc thẻ bảo hiểm y tế.

Nhìn chung, ở một số địa phƣơng công tác tiêm chủng chƣa tốt do ý thức của ngƣời dân, cũng nhƣ công tác tuyên truyền cần phải đƣợc quan tâm hơn.

Bảng 3.5: Tình hình tiêm chủng cho trẻ em Nội dung

Kết quả

(ngƣời) Tỷ lệ (%)

Số hộ có trẻ em dƣới 6 tuổi 583 24.50 Số hộ không có trẻ em dƣới 6 tuổi 1.797 75.50

Tổng 2.380 100.00

Đƣợc tiêm chủng mở rộng 546 93.65

Không đƣợc tiêm chủng mở rộng 37 6.35

Tổng 583 100.00

Nguồn: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Liên quan đến vấn đề suy dinh dƣỡng trẻ em, kết quả khảo sát cho thấy còn 158 hộ có trẻ em bị suy dinh dƣỡng cân nặng (chiếm gần 7% tổng số hộ khảo sát) và 162 hộ (chiếm 7%) có trẻ em bị suy dinh dƣỡng chiều cao. Đây là vấn đề cần quan tâm khi chúng ta xây dựng sàn ASXH.

Biểu đồ 3.1: Tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ em

Nguồn: Kết quả khảo sát về sàn ASXH của ILSSA năm 2012 Công tác giáo dục trẻ em còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở một số khu vực nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc vẫn chƣa giảm, nguyên nhân chính là do học lực kém, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện trƣờng, lớp ở xa nơi cƣ trú. Vẫn còn khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ nhập học và hoàn thành bậc học của một số nhóm đối tƣợng (trẻ em khuyết tật, trẻ vùng dân tộc thiểu số…) còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung. Trẻ em dân tộc thiểu số vẫn còn gặp rào cản về ngôn ngữ khi mới bắt đầu tới trƣờng ở cấp tiểu học. Tỷ lệ huy động trẻ em mầm non đến lớp không đồng đều giữa các vùng, miền và còn thấp. Các kỹ năng sống cho trẻ em ít đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng.

Trong mẫu khảo sát của đề tài có 427 hộ có trẻ em (chiếm gần 18%) đi học, trong đó có 340 trẻ em đang đƣợc đi học (chiếm gần 80%) và hơn 20% số trẻ em không đƣợc đi học là một tỷ lệ tƣơng đối cao.

158 2,222 162 2,218 0 500 1000 1500 2000 2500

Cân nặng chiều cao

Không Có

Bảng 3.6: Tình hình trẻ em đi học mầm non trong hộ đƣợc khảo sát Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ % Số hộ không có TE 1.953 82.06 Số hộ có trẻ em 427 17.94 Tổng 2.380 100.00 Đƣợc đi học 340 79.63 Không đƣợc đi học 87 20.37 Tổng 427 100.00

Nguồn: Kết quả khảo sát về sàn ASXH của ILSSA năm 2012

Biểu đồ 3.2: Lý do trẻ không đến trƣờng mầm non

Nguồn: Kết quả khảo sát về sàn ASXH của ILSSA năm 2012

Lý do trẻ không đến trƣờng cao nhất là không có tiền chiếm đến 40,23% càng minh chứng nhiều hộ còn rất nghèo không có khả năng chi trả cho trẻ đến trƣờng, ngoài ra một con số đáng kể gần 28% số hộ cho rằng là không có nhu cầu đi học cho thấy nhận thức của ngƣời dân còn hạn chế, cũng nhƣ công tác tuyên truyền chƣa đầy đủ về chính sách giáo dục cho ngƣời dân ở địa phƣơng. Theo ý kiến của đại diện Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh cũng cho thấy còn nhiều khó khăn để đảm bảo phổ cập tiểu học, đặc biệt đối với những

Tỷ lệ % 40.23 4.60 17.24 27.59 10.34 Không có tiền Không có trường để học Trường quá xa Không có nhu cầu học Khác

Nếu xét trong độ tuổi đi học phổ thông (6-15 tuổi), số gia đình có trẻ trong độ tuổi trên trong mẫu khảo sát vẫn còn gần 15% không đƣợc đi học, vì những lý do sau:

Bảng 3.7: Tỷ lệ đi học của trẻ em trong độ tuổi phổ thông (6-15 tuổi) Chỉ tiêu Số ngƣời Tỷ lệ % Số hộ không có trẻ em 1,598 67.14 Số hộ có trẻ em 782 32.86 Tổng 2,380 100.00 Đƣợc đi học 665 85.04 Không đƣợc đi học 117 14.96 Tổng 782 100.00

Nguồn: Kết quả khảo sát về sàn ASXH của ILSSA năm 2012

Do những lý do khác nhƣ không tiếp thu đƣợc, tham gia lao động... chiếm hơn 53%, bên cạnh đó là không có tiền đủ chi phí trang trải cho học hành cũng chiếm tỷ lệ cao với 28,21%, tuy nhiên ở đây cần lƣu ý là còn lý do không có trƣờng để học vẫn chiếm 12,82% cho thấy thiếu cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho giáo dục và còn hơn 5% vẫn cho rằng không có nhu cầu đi học.

Các hộ gia đình cũng đƣa ra một số khuyến nghị nhằm đảm bảo chính sách giáo dục phổ thông là: miễn giảm học, hỗ trợ các chi phí học tập, hỗ trợ giáo viên và nâng cấp và xây mới thêm trƣờng học đặc biệt đối với các địa phƣơng có địa bàn rộng, đi lại khó khăn...

Biểu đồ 3.3: Lý do không đi học của học sinh phổ thông

Nguồn: Kết quả khảo sát về sàn ASXH của ILSSA năm 2012 Công tác bảo vệ trẻ em còn nhiều khó khăn. Một số nhóm đối tƣợng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, éo le chƣa đƣợc đƣa vào Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhƣ: trẻ em bị lạm dụng, bị bạo lực, trẻ em bị tai nạn thƣơng tích, trẻ em ảnh hƣởng từ các vụ ly hôn, trẻ em di cƣ, bị buôn bán, trẻ em sống trong các hộ nghèo; số liệu về trẻ em cần bảo vệ đặc biệt thiếu độ tin cậy. Truyền thông giáo dục, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn thiếu. Trẻ em chƣa có nhiều kỹ năng để tự bảo vệ mình. Hàng năm có khoảng 1.000 trẻ em bị xâm hại tình dục, bị buôn bán; 3.700 đến 4.000 trẻ em bị bạo lực, bạo lực học đƣờng; 16.000 đến 18.000 trẻ em vi phạm pháp luật; 2.000 trẻ em có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con và hơn 3.000.000 trẻ em phải sống trong các hộ gia đình nghèo. Tình trạng đăng ký khai sinh cho trẻ em là ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn chậm so với quy định, nhiều trẻ khi đi học mới làm thủ tục khai sinh. Thiếu các số liệu đáng tin cậy liên quan đến trẻ em cần bảo vệ đặc biệt. Hệ thống tƣ pháp thân thiện với trẻ em bƣớc đầu đƣợc xây dựng nhƣng chƣa đƣợc thực hành rộng rãi.

Tỷ lệ % 28.21 12.82 0.00 5.13 53.85 Không có tiền Không có trường để học Trường quá xa

Không có nhu cầu học Khác

Điều kiện vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em còn rất thiếu, đặc biệt trẻ em ở vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chƣa tiếp cận nhiều với các hoạt động vui chơi, giải trí. Việc quản lý các xuất bản phẩm chƣa thật hiệu quả, nên trẻ em dễ bị lạm dụng. Internet và những trò chơi điện tử, trang web không lành mạnh cũng có những hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển của trẻ em. Các diễn đàn dành cho trẻ em chƣa đƣợc tổ chức rộng rãi trên phạm vi toàn quốc. Các câu lạc bộ của trẻ em chủ yếu tại trƣờng học, hình thức và nội dung sinh hoạt chƣa phong phú, chƣa hấp dẫn và thu hút trẻ em.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan: Nƣớc ta vẫn đang đứng trƣớc nhiều thách thức lớn và có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tác động của kinh tế thị trƣờng với hệ lụy là phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng về cơ hội phát triển ngày càng có xu hƣớng gia tăng đã ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng và tính cấp bách của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chƣa đầy đủ nên chƣa lãnh đạo, chỉ đạo công tác này đúng mức. Sự tham gia, phối hợp của các đoàn thể, gia đình, nhà trƣờng và xã hội chƣa chặt chẽ. Nhận thức của gia đình, cộng đồng và xã hội về quyền trẻ em, đặc biệt quyền đƣợc bảo vệ, quyền đƣợc tham gia chƣa đầy đủ dẫn đến tình trạng ngƣợc đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột và buôn bán trẻ em ngày càng phức tạp, có những vụ nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cấp cơ sở không ổn định, thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, còn kiêm nhiệm nhiều việc, lại chƣa đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Chế độ, chính

sách đối với cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn nhiều bất cập nên không thu hút đƣợc cán bộ có chuyên môn, tâm huyết với công việc.

Đầu tƣ kinh phí cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có tăng nhƣng chƣa tƣơng xứng với điều kiện kinh tế - xã hội.

Tổ chức thực hiện các chính sách, chƣơng trình vì trẻ em chƣa tốt. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và thanh tra của cơ quan nhà nƣớc về bảo vệ, chăm sóc trẻ em chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Chƣa có hệ thống cơ sở dữ liệu tin cậy về thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an sinh xã hội cho đối tượng trẻ em tại việt nam (Trang 56 - 63)