Qúa trình nhận chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 32 - 36)

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước chủ yếu là quá trình nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư dự án về công nghệ thông tin nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của Tổng cục qua từng giai đoạn. Đề có cơ sở đánh giá lại quá trình này và đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động nhận chuyển giao công nghệ, chúng ta nghiên cứu khái niệm về quy trình nhận chuyển giao công nghệ.

1.4.1. Mô hình thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ

Theo lý thuyết sẽ có nhiều hình thức chuyển giao công nghệ, với mỗi hình thức sẽ có mô hình phù hợp. Với phạm vi nghiên cứu về chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước nói chung và tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước nói riêng thì hình thức chủ yếu trong các năm vừa qua và trong các năm tiếp theo chủ yếu là hình thức chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ. Vì vậy, luận văn tập

23

trung nghiên cứu đặc điểm về hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ và mô hình thực hiện chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ theo

Hình 1.4 được nhiều tài liệu đưa ra và phù hợp với việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị hiện nay. Mô hình này gồm ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện nhập và giai đoạn sử dụng – cải tiến. Trong mỗi giai đoạn này sẽ bao gồm nhiêu bước triển khai. Đây là phần lý thuyết quan trọng của luận văn, lý thuyết này được sử dụng để thực hiện việc điều tra, đánh giá, phân tích và đưa ra giải pháp thực hiện trong các chương tiếp theo.

Hình 1.4: Sơ đồ quá trình CGCN thông qua nhập công nghệ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.4.2. Giai đoạn chuẩn bị

Đối với hoạt động chuyển giao công nghệ đối với bên nhận, giai đoạn này có hai công việc chính cần thực hiện là: chuẩn bị lập dự án nhập công nghệ và báo cáo

Sơ tuyển

Báo cáo nghiên cứu khả thi Đánh giá

Phê chuẩn Tổ chức thực hiện

Sản xuất áp dụng Tiếp thu, cải tiến, đổi mới

Chuẩn bị Thực hiện nhập Sử dụng – Cải tiến Lập dự án nhập công nghệ Đàm phán ký kết Hợp đồng Nghiệm thu Đánh giá công nghệ

24 tính khả thi của dự án.

Trong bước chuẩn bị lập dự án nhập công nghệ cần tiến hành trình tự các bước:

Bƣớc 1 - Xác định mục tiêu: Tính tất yếu của việc nhập công nghệ: nhu cầu

cấp thiết, tạo sản phẩm thiết yếu; đáp ứng cạnh tranh; rút ngằn khoảng cách công nghệ với khu vực...

Bƣớc 2 - Nghiên cứu và xác định các nguồn lực: Nguồn nguyên liệu, nguồn

nhân lực lao động sẵn có; nguồn lực về tài chính: dự trù lượng vốn, phương án huy động và khả năng hoàn vốn.

Bƣớc 3 - Sơ bộ phƣơng án nhập: Xác định được phạm vi, quy mô, địa điểm

và khối lượng sơ bộ các hạng mục, công trình cần triển khai.

Bƣớc 4 - Nghiên cứu thị trƣờng công nghệ nhập: hiện trạng công nghệ liên

quan trên thế giới, lựa chọn công nghệ thích hợp và đề xuất nguồn cung cấp công nghệ.

Bƣớc 5 - Dự thảo sơ bộ hiệu quả: đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và dự

kiến sẽ đạt được.

Bƣớc 6 - Báo cáo tính khả thi của dự án: Bên nhận công nghệ cần phải phân

tích và đưa ra được các nội dung như sau:Quy mô công trình và các phương án sản phẩm; Các nguồn lựa sẵn có: nguyên, vật liệu, năng lượng, nhân lực và các công trình phụ trợ; Các lựa chọn công nghệ cụ thể: tên nước cung cấp công nghệ, phương thức nhập; Vấn đề bảo vệ môi trường; Xây dựng kế hoạch, lịch trình thực hiện; Phân tích được hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội

Kết thúc giai đoạn này là dự án phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt về các mặt: sự phù hợp với quy hoạch dài hạn của ngành, của quốc gia; nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án; sự phù hợp về địa điểm; đành giá dự án về mặt tài chính, về hiệu quả kinh tế - xã hội; công nghệ nhập có phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, chính sách khoa học công nghệ cũng như phát huy được các nguồn lực sẵn có và nâng cao năng lực của bên nhận.

1.4.3. Giai đoạn thực hiện

Trong giai đoạn này hai bên cũng cần thực hiện hai bước chính là:

Bƣớc 1 - Lựa chọn, đàm phán và ký kết hợp đồng: Đàm phán là cơ sở của ký kết

ngược lại, ký kết là kết quả đàm phàn. Để đàm phán có kết quả cần phải tổ chức tốt nhân sự đàm phán, thông thường sẽ phải có tối thiểu chuyên gia công nghệ, chuyên gia

25

ngoại thương và chuyên gia pháp luật; đồng thời phải nghiên cứu lựa chọn bên cung cấp công nghệ phù hợp; xác định rõ ràng mục tiêu, nguyên tắc, phương thức của việc nhập công nghệ. Kết quả cần đạt là hai bên ký kết được hợp đồng.

Bƣớc 2 - Tổ chức thực hiện: Sau khi hợp đồng được phê chuẩn, hai bên cần tiến hành

xây dựng giải pháp, thiết kế; tài liệu về cài đặt, lắp đặt, cấu hình, chạy thử, kiểm thử trong môi trường thực tế; đào tạo nhân lực để có thể nắm bắt, nghiệm thu công nghệ.

Kết thúc giai đoạn này, hai bên hoàn tất việc tiếp nhận và lắp đặt công nghệ tại địa điểm của bên nhận và phải phù hợp với thiết kế đã được phê duyệt.

1.4.4. Giai đoạn nghiệm thu và sử dụng

Giai đoạn này thực hiện bao gồm hai bước: nghiệm thu và sử dụng; cải tiến nâng cao công nghệ nhập.

Bƣớc 1 - Nghiệm thu và sử dụng: Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận và lắp đặt, phải

chuẩn bị sản xuất thử. Thử nghiệm trang thiết bị đã lắp đặt, xây dựng và hoàn chỉnh quy trình công nghệ, tổ chức lao động, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm sản xuất phải được cơ quan chuyên trách hoặc bộ phận chuyên môn để đánh giá, thử nghiệm hoặc giám định. Việc đánh giá, thử nghiệm hoặc giám định cần căn cứ vào tiêu chuẩn, phương pháp nghiệm thu trong hợp đồng nhập công nghệ trước khi đưa vào sản xuất chính thức.

Bƣớc 2 - Cải tiến nâng cao công nghệ nhập: Caỉ tiến nâng cao công nghệ nhập là nhằm tăng cường quá trình tiếp thu, nắm vững tiến tới đồng hóa, làm chủ công nghệ được chuyển giao. Đây là một quá trình đòi hỏi phải đảm bảo được các điều kiện không chỉ nhân lực có trình độ, mà cả về tài chính. Trong thực tế cho thấy về mặt tài chính, số vốn cho việc tiếp thu và sáng tạo còn lớn hơn nhiều số vốn để nhập công nghệ.

Qua lý thuyết về quy trình chuyển giao công nghệ ta thấy, công việc chuyển giao công nghệ đòi hỏi rất nhiều công sức, phối hợp từ các bên cùng tham gia. Đối với Lãnh đạo, quản lý cần đưa ra được yêu cầu định hướng, mục tiêu yêu cầu về quản lý. Đối với bộ phận tài chính, kinh doanh cũng cần phải tham gia việc huy động nguồn vốn, xác định mục tiêu kinh doanh, thị trường. Đối với bộ phận chuyên gia công nghệ cần phải nghiên cứu, đề xuất được công nghệ phù hợp với yêu cầu mục tiêu quản lý, mục tiêu kinh doanh và lộ trình đầu tư hợp lý hiệu quả. Đối với người sử dụng, tiếp nhận công nghệ, triển khai công nghệ cũng phải tích cực nghiên cứu, tự học hỏi để có

26

thể làm chủ, cải tiến và phát huy hiệu quả cao của công nghệ nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)