Những khó khăn và thất bại trong chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 36)

1.5.1. Khó khăn

Trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, có bảy khó khăn chính sau thường xuất hiện:

Nguyên vật liệu: phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu địa phương. Số lượng và

chất lượng nguyên vật liệu đơn vị sản xuất thu mua không đủ và đạt tiêu chuẩn để phục vụ sản xuất, đặc biệt từ nguồn của địa phương.

Công nghệ cũ: Một trong những vấn đề lớn khi chuyển giao công nghệ cũ đó là

thiếu tài liệu thiết kế, hướng dẫn vận hành. Nên khi công nghệ trong quá trình sử dụng dễ xuất hiện các rủi ro về an toàn, thời gian khắc phục sự cố lâu hay chất lượng sản phẩm không cao do khả năng phát sinh lỗi trong sử dụng..

Thiếu đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật: Đối với các công nghệ mới, cũ hay cao thì

đội ngũ chuyên gia thường ít, kiến thức, kỹ năng chưa được tích lũy dần nên việc các điều khoản chuyển giao giữa các bên thường không rõ ràng hoặc bị bỏ qua về đào tạo, trợ giúp kỹ thuật.

Thiếu sự hỗ trợ từ phía môi giới, tƣ vấn, giám sát: Trong thực tế, vấn đề này

không được các bên quan tâm trong hoạt động chuyển giao công nghệ nên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ thiếu điều khoản ràng buộc các bên môi giới, tư vấn, giám sát hỗ trợ khi gặp một số vấn đề phát sinh.

Thiếu chủ động trong thị trƣờng duy nhất: Đối với các sản phẩm chuyển giao công nghệ được phát triển, sản xuất cho một số ít thị trường hay chỉ cho một thị trường duy nhất sẽ xuất hiện nguy cơ này. Bên bán sẽ gặp khó khăn khi bên mua không nhận sản phẩm này hay như bên mua sẽ khó có sản phẩm thay thế, so sánh mà phụ thuộc vào nguồn cung duy nhất.

Nhân lực: Các công nghệ cao, tinh vi thì việc đào tạo, chuyển giao kỹ năng, quản trị, vận hành cho cán bộ sử dụng trực tiếp của bên mua sẽ là khó khăn và tốn kém do yêu cầu trình độ công nghệ bên mua và bên bán khác nhau, cũng như yêu cầu về môi trường, tiêu chuẩn công nghệ cao.

Quản lý: Trong tiếp nhận một dây chuyền phức tạp thì việc tìm được nhà quản

lý đủ kinh nghiệm để vận hành nó là một việc không dễ đối với cả bên mua, bên bán.

27

Trong hoạt động chuyển giao công nghệ không phải hoạt động nào cũng thành công do chuyển giao công nghệ luôn có những rủi ro. Những rủi ro trong chuyển công nghệ đối với đơn vị nhận công nghệ là:

Rủi ro lớn là: nhập công nghệ lạc hậu, không đầy đủ hay công nghệ không phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường trong nước....

Bị phụ thuộc lâu dài vào bên chuyển giao, thông thường bên nhận công nghệ bị lệ thuộc dưới các dạng Tie-ins (bắt mua kèm), Tie-outs (không được mua của người khác) và Grant-backs.

Không làm chủ được công nghệ: Bên nhận công nghệ có thể bị phụ thuộc quá đáng vào chuyên gia nước ngoài ở những vị trí, công đoạn chủ chốt dẫn đến vừa không nắm được bí quyết công nghệ vừa phải chịu chi phí chuyên gia rất cao trong một thời gian dài.

Một khả năng nữa là bên nhận có thể không nắm được bản chất của công nghệ, do đó không xử lý được khi tình huống thay đổi, không thể cải tiến được công nghệ.

Thiếu thông tin về công nghệ, khả năng đàm phán chuyển giao công nghệ kém dẫn đến phải chi phí cho hoạt động chuyển giao công nghệ so với thực tế.

Ngoài ra việc đánh giá sai thị trường hay sự biến đổi bất thường của thị trường do cạnh tranh tăng lên cũng có thể làm gián đoạn hay chấm dứt việc chuyển giao công nghệ, từ đó có thể dẫn đến mất hoặc sử dụng kém hiệu quản vốn đầu tư.

Từ những rủi ro chính trên, chúng ta thấy việc thất bại của hoạt động chuyển giao công nghệ hay gặp nhất là: Thất bại từ việc phân tích, đánh giá để tìm một công nghệ đúng đắn; thất bại từ thương thảo hợp đồng; thất bại từ quản lý, triển khai; thất bại từ việc phụ thuộc thị trường duy nhất và thất bại từ công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật.

1.6. Kết luận chƣơng 1

Chương 1 đưa ra tổng quát về tình hình nghiên cứu và các khái niệm về chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng. Tìm hiểu các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong các môi trường như: trong doanh nghiệp, trong phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời chỉ ra vai trò ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Đặc biệt, chương này tìm hiểu cơ sở lý luận về quy trình nhận chuyển giao công nghệ được chia làm 3 giai đoạn: chuẩn bị, thực hiện nhập và sử dụng – cải tiến. Và cũng tìm hiểu

28

những khó khăn, thất bại hay gặp trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Với cơ sở lý luận này giúp định hướng việc xác định phương pháp nghiên cứu của chương 2, đánh giá thực trạng chương 3 và đề xuất giải pháp chương 4.

29

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, Luận văn này được ứng dụng quy trình nghiên cứu theo sơ đồ quy trình nghiên cứu được thể hiện Hình 2.1.

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại Tổng cục DTNN

Bƣớc 1:

Bƣớc 2: Điều tra, khảo sát hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin

Nghiên cứu lý thuyết chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ

Cải tiến quy trình Bƣớc 3: Chuẩn bị Đề xuất giải pháp áp dụng Phù hợp Bƣớc 4: Đánh giá quy trình có phù hợp ? (Hội thảo lấy ý kiến

chuyên gia)

Phân tích, tổng hợp và bình luận quy trình nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin

30

Thực hiện qua 4 bước với nội dung chính như sau:

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết chung về chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển

giao công nghệ. Đồng thời đưa ra được vai trò chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Bước này đã được trình bày rõ tại Chương 1 của Luận văn: các khái niệm về chuyển giao công nghệ, vấn đề có liên quan và vai trò của chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Bước 2: Từ cơ sở lý thuyết về chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công

nghệ, tác giả tiến hành điều tra, khảo sát hiện trạng, nhu cầu chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong giai đoạn 2010 – 2014 và tầm nhìn 2020. Trong bước này, tác giả lựa chọn đối tượng khảo sát, xây dựng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp phù hợp đối tượng để tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết.

Bước 3: Trên cơ sở số liệu thu thập tại bước 2, Luận văn được xử lý kết quả dựa trên

các công cụ thống kê, tổng hợp của phần mềm máy tính Excel. Đưa ra các phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước. Từ đó, đưa ra quy trình giải pháp nhận chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn 2015-2020.

Bước 4: Với quy trình, giải pháp được lựa chọn tại Bước 3, Hội thảo lấy ý kiến của các

chuyên gia khảo sát tại Bước 2. Trên ý kiến góp ý nếu có của chuyên gia, Luận văn được điều chỉnh và đưa ra các kết luận, kiến nghị để triển khai giải pháp.

2.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu

2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp được lựa chọn và tổng hợp từ các nguồn sau:

Nguồn từ Internet: Các tài liệu được các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, cơ

quan ngang Bộ thuộc trung ương như Bộ Tài chính, Bộ Thông Tin và truyền thông, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Cục Tin học và Thống kê Tài chính, Cục Tin học hóa … và các hiệp hội, tổ chức chuyên ngành, hãng công nghệ trên thế giới như Hội tin học Việt Nam, GARTNER, ITWHITEPAPERS, IBM, SAP, ORACLE … Các tài liệu này được các tổ chức này tổng hợp, công bố đưa nên trên Internet.

Nguồn từ Sách, Bài báo, Tạp chí, Luận văn, Báo cáo và Bài giảng: Các tài liệu

này được các cá nhân, tổ chức nghiên cứu và công bố trong các tài liệu.

31

Đây là nguồn dữ liệu không có sẵn mà phải tiến hành điều tra thực tế để phục vụ nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở các lĩnh vực triển khai, chuyển giao công nghệ thông tin, Luận văn xây dựng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp dựa trên 4 yếu tố: con người, thông tin, tổ chức và trang thiết bị thuộc từng mảng về Hạ tầng kỹ thuật CNTT; Ứng dụng CNTT; Nhân lực CNTT; Đầu tư cho CNTT và Môi trường tổ chức – chính sách.

Trong mỗi yếu tố này, ngoài các thông tin chung về đơn vị, tổ chức các câu hỏi của Luận văn xây dựng xoay quanh khung lý thuyết về công nghệ, chuyển giao công nghệ quy trình nhận chuyển giao công nghệ, những khó khăn, thất bại trong chuyển giao công nghệ, phù hợp với hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Chọn mẫu khảo sát: Do đặc thù về sự phân cấp trong quản lý, điều hành của đơn vị nhà nước, sự gần giống nhau trong qui mô, đặc trưng của đối tượng sử dụng tại các đơn vị cấp Cục, tác giả lựa chọn phương thức điều tra chọn mẫu tại 15 đơn vị bao gồm: 9 đơn vị quản lý, tham mưu thuộc Tổng cục các đơn vị đưa ra các bài toán nghiệp vụ, chiến lược phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và 6/23 đơn vị trực thuộc Tổng cục đại diện cho 6 vùng có đặc điểm về tổ chức nhân sự, bộ máy quản lý và đơn vị sử dụng trực tiếp kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

Thông tin phỏng vấn trực tiếp này được phân loại, tổng hợp từ 04 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo cấp Vụ/Cục (10 người)

Nhóm 2: Chuyên gia về chuyển giao công nghệ, công nghệ thông tin (5 người). Nhóm 3: Các cán bộ kỹ thuật làm về công nghệ thông tin tại Tổng cục và Cục DTNN khu vực (25 người)

Nhóm 4: Các CBCC đại diện cho các phòng ban, người trực tiếp sử dụng và đánh giá kết quả sản phẩm (30 người)

2.2.3. Công cụ sử lý số liệu

Dùng công cụ thống kê, phép toán trong chương trình Microsoft Office Excel phiên bản 2010.

2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh

32

tế nói chung và quản trị công nghệ nói riêng. Với các phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét, đánh giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ logic, có tác động và ảnh hưởng với nhau, qua đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật và bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: Dùng để nghiên cứu, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, Lãnh đạo đơn vị để xác định được các yếu tố chính, định hướng trong chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng. Đồng thời, tham khảo ý kiến chuyên gia trong đánh giá sự phù hợp của kết quả phân tích, đánh giá.

- Phương pháp thống kê: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào như: trình độ nhân sự, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng, nhân lực, đầu tư và môi trường tổ chức – chính sách thông qua đó để so sánh và rút ra những kết luận nhằm đưa ra các giải pháp có tính khoa học cũng như trong thực tế để vận dụng, thúc đẩy chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành góp phần vào đạt được các mục tiêu trong hoạt động quản lý tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Phương pháp so sánh: So sánh theo thời gian, theo mức độ đầu tư, theo lĩnh vực…để xác định xu hướng mức biến động của các tiêu chí phân tích, phản ánh chân thực, khoa học và chính xác hiện tượng nghiên cứu.

2.3. Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở lý thuyết về chuyển giao công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ; cũng như đặc điểm hoạt động chuyển giao công nghệ thông tin tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại chương 1, chương 2 đưa ra khung lý thuyết về phương pháp nghiên cứu bao gồm: quy trình nghiên cứu, lựa chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến chuyên gia, hội thảo và tổng kết, phân tích số liệu. Kết quả chương này giúp xác định thực trạng chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin của chương 3. Đồng thời đề xuất được mô hình nghiên cứu khả thi với đề tài và giúp nâng cao tính khả thi, tính đúng đắn và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu, đề xuất tại chương 4.

33

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH TẠI TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC

3.1. Tổng quan chung về Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

3.1.1. Cơ cấu, tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

Căn cứ Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN, Tổng cục DTNN được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý: Tổng cục, Cục và Chi cục.

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc

(Nguồn: Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

Tổng cục DTNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước; trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao nhằm mục tiêu sẵn sàng chủ động đáp ứng những yêu cầu cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, thảm họa và quản lý nhà nước đối với 8 bộ, ngành quản lý hàng

34

DTQG gồm: Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải và Đài Tiếng nói Việt Nam. Tổng cục DTNN có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố; kinh phí hoạt động do NSNN cấp.

a) Tại Trung ương, cơ quan Tổng cục DTNN có 09 đơn vị tham mưu thuộc Tổng cục DTNN, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN trực thuộc Bộ Tài chính.

Và 01 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ DTNN. Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục DTNN, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành dự trữ; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực dự trữ nhà nước.

b) Tại địa phương, có 22 Cục DTNN khu vực; 95 Chi cục DTNN trực thuộc các Cục DTNN khu vực và các điểm kho trực thuộc các Chi cục DTNN được phân bố đều trên khắp cả nước.

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực là tổ chức trực thuộc Tổng cục DTNN, thực hiện chức năng trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước và quản lý nhà nước về hoạt động dự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)