CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh về kết quả chuyển giao ứng dụng CNTT
3.3.1. Thành tích đạt được
Một là, về hạ tầng kỹ thuật, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã có cơ sở vật chất, hạ
tầng công nghệ, kỹ thuật được đảm bảo cho việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Tổng cục DTNN, Cục DTNN KV và Chi cục DTNN đã được đầu tư, trang bị về
53
hạ tầng CNTT, các hệ thống thông tin đầy đủ để quản lý, vận hành và hỗ trợ sử dụng. Trong chiến lược phát triển CNTT của Tổng cục Dự trữ Nhà nước vẫn tiếp tục được đầu tư, mở rộng để kiện toàn về mặt công nghệ và ứng dụng CNTT làm nền tảng cho hoạt động kinh doanh. Đây chính là điều kiện cơ sở để đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong giai đoạn tiếp theo.
Hai là, Về chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin, người sử dụng đánh giá khá
hài lòng về tính đảm bảo, sẵn sàng của các ứng dụng đã được cung cấp. Có được điều đó là do bên cạnh cơ sở vật chất đảm bảo, các hệ thống thông tin mới được đầu tư hiện đại hoạt động luôn sẵn sàng, Cục Công nghệ thông itn đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ và chuyên môn, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực về mạng truyền thông, quản lý hạ tầng, phát triển phần mềm và quản trị hệ thống. Bên cạnh đó đội hỗ trợ người dùng giàu kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc, thân thiện khi tiếp xúc với người dùng trong Tổng cục. Bên cạnh đó, Cục Công nghệ thông tin có mối quan hệ tốt với các nhà thầu, các hãng công nghệ nên họ sẵn sàng cung cấp nguồn lực, hỗ trợ cùng xử lý các vấn đề về ứng dụng CNTT khi có yêu cầu.
Ba là, về đánh giá chung hệ thống ứng dụng CNTT được triển khai trong thời
gian vừa qua được đánh giá là ổn định. Các hệ thống thông tin có chất lượng hoạt động đảm bảo, ít có sự gián đoạn trong cung cấp dịch vụ và dữ liệu kinh doanh được an toàn. Cục Công nghệ thông tin đã tạo được sự tin tưởng của người dùng trong việc triển khai, quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn đầu tư cũng như trong giai đoạn kết thúc đầu tư
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Một là, về phía người sử dụng chưa được hài lòng trong các trường hợp kết thúc
đầu tư dự án:
- Quy trình thực hiện hỗ trợ còn phức tạp, rườm ra, chưa thể hiện là “một cửa”, còn lòng vòng, cho nên kênh liên lạc, truyền thông với người sử dụng còn có nhiều vấn đề.
- Chưa xây dựng được bộ phận tiếp nhận yêu cầu người sử dụng. Hiện tại các Cục Công nghệ thông tin đang thực hiện nhiều dự án đồng thời và chồng chéo, việc tiếp xúc, trao đổi với người sử dụng do nhiều vị trí đảm nhiệm, nên tính chuyên nghiệp chưa cao, nhiều lúc còn chưa đúng chuyên môn, gây nên sự hiểu lầm với khách hàng, chưa tạo sự thõa mãn, hài lòng của người dùng và khách hàng.
54
- Chưa bố trí được các vị trí công việc phù hợp với từng chuyên môn phù hợp, còn giao việc chung, chưa chuyên môn hóa, để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy phát triển cá nhân.
- Việc tổ chức, quản lý dịch vụ chưa được bài bản, do Cục Công nghệ thông tin hoạt động cũng chưa lâu (5 năm), công việc chuyển đổi mô hình quản lý, phát triển, triển khai các dự án nhiều nên chưa tập trung nhiều được vào việc nâng cao chất lượng dự án. Bên cạnh sự nổ lực đáng được ghi nhận về việc triển khai một số lượng dự án CNTT trọng điểm, tạo đà cho việc phát triển dịch vụ CNTT, hiện nay lãnh đạo Tổng cục cũng đã chỉ đạo sát sao về việc cần phải nâng cao chất lượng dự án, đánh giá hiệu quả chất lượng dự án CNTT.
Hai là, chưa nhanh chóng thay đổi theo nhu cầu, yêu cầu khách hàng, đây là một
yêu cầu khó trong một số trường hợp do giới hạn của công nghệ, chức năng của hệ thống không đáp ứng được ngay. Việc đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển để thay đổi cho phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khánh hàng hay người dùng. Bên cạnh đó việc giải thích, truyền thông những khó khăn để cho khách hàng hiểu, và cảm thông còn hạn chế. Cục Công nghệ thông tin chưa làm tốt công tác quản lý thay đổi trong quá trình cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó Cục Công nghệ thông tin cũng chưa truyền thông cho người dùng hiểu rõ những khó khăn gặp phải, vấn đề xảy ra.
Ba là, về đầu tư CNTT theo đánh giá cũng chưa tương xứng. Bởi vì, trong 5 năm
qua Tổng cục DTNN đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để triển khai rất nhiều các dự án về hạ tầng CNTT, phần mềm, hệ thống thông tin, cũng như tuyển dụng rất nhiều nhân viên cho Cục Công nghệ thông tin, tuy nhiên theo đánh giá của các lãnh đạo thì hiệu quả mới chỉ đạt được thành tựu ban đầu, cần tiếp tục nỗ lực để công nghệ thông tin mang lại hiệu quả về kinh tế cho quá trình kinh doanh và hoạt động cho doanh nghiệp.
3.3.3. Một số vấn đề cần thực hiện cải tiến trong công tác chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành
Cục CNTT cần phải chủ động đánh giá hiệu quả và chất lượng dự án đầu tư CNTT và chủ động đề xuất triển khai để đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi như hiện nay. Hiện nay Cục CNTT đang có kế hoạch và từng bước triển khai các dự án Trong đó phải chú ý các điểm sau:
55
triển khai dự án CNTT, để khắc phục vấn đề về triển khai ứng dụng, người dùng yêu cầu thay đổi nhanh chóng. Cần dự đoán và nghiên cứu các vấn đề trong tương lai để định hướng, xây dựng đón đầu nhu cầu của người dùng tránh sự bị động với những yêu cầu thay đổi.
Thứ hai là, cần phải phải khảo sát, xác định yêu cầu và các ràng buộc nghiệp vụ.
Việc phân tích, xác định các ưu tiên trong bài toán nghiệp vụ là một yêu cầu đầu tiên và chất lượng của nó mang tính chất quyết định sự thành công hay thất bại của triển khai các dự án CNTT. Và có kế hoạch triển khai 5 năm, hàng năm phù hợp với chiến lược phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong giai đoạn 2016-2020.
Thứ ba là, cần xác định mục tiêu, kết quả từng giai đoạn. Hiện nay việc đánh giá
kết quả, mục tiêu triển khai dự án hiện đang giao cho từng phòng ban giám sát, báo cáo, đánh giá nên chưa thể hiện được tính khách quan, tổng thể, cung cấp kịp thời, phản ảnh lên các cấp và các bên liên quan để điều chỉnh kế hoạch triển khai.
Thứ tư là, cần phải có đề xuất giải pháp đào đạo và phát triển nguồn nhân lực
đáp ứng việc quản lý triển khai các dự án, hỗ trợ người sử dụng và đào tạo các kỹ năng về sử dụng, khai thác ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn.
Thứ năm là, cần phải đề xuất được các giải pháp về hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật
đảm bảo cho việc triển khai hệ thống ứng dụng trong thời gian tới. Việc đầu tư các dự án về hạ tầng trang thiết bị kỹ thuật phải đảm bảo lựa chọn các công nghệ tiên tiến, có tính mở nhằm tránh tình trạng lệ thuộc, phụ thuộc một hãng sản xuất. Và đặc biệt phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng cũng như yều cầu triển khai của hệ thống ứng dụng.
3.4. Kết luận chƣơng 3
Chương này của luận văn tập trung nghiên cứu tổng quan chung về hoạt động quản lý, điều hành của Tổng cục Dự trữ Nhà nước; bộ phận quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin theo từng mảng như: tư vấn, hạ tầng kỹ thuật và phần mềm, Cơ sở dữ liệu. Tổng quát hóa quy trình chuyển giao ứng dụng CNTT tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang áp dụng theo từng giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư, đưa vào khai thác sử dụng. Trong từng giai đoạn này, luận văn đưa ra những nhận xét, yêu cầu về nhân lực, tổ chức cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động chuyển giao của các dự án hạ tầng kỹ thuật, dự án phần mềm ứng dụng. Đưa ra các đặc điểm hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin và cách phân loại giúp cho mọi
56
người có cái nhìn bao quát hoạt động đang diễn ra tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong giai đoạn 2011-2014. Đồng thời đưa ra các vấn đề cần thực hiện cải tiến hoạt động chuyển giao ƯDCNTT trong công tác quản lý, điều hành. Đây là cơ sở đề ra giải pháp của Chương 4.
57
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY NHẬN CHUYỂN GIAO ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH TẠI TỔNG CỤC
DỰ TRỮ NHÀ NƢỚC 4.1. Định hƣớng phát triển ứng dụng Công nghệ thông tin 4.1.1. Chiến lƣợc phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc
Với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về dự trữ nhà nước và trực tiếp quản lý các loại hàng dự trữ được Chính phủ giao, Tổng cục Dự trữ Nhà nướ đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ thống chính trị-kinh tế-xã hội của quốc gia trong việc phòng ngừa, hạn chế, khắc phục những tổn thất do thiên tai hoặc những bất ổn chính trị và kinh tế gây ra. Mục tiêu của dự trữ nhà nước đến 2020 bao gồm:
Hoàn chỉnh hệ thống phát luật về dự trữ nhà nước.
Tăng cường quỹ dự trữ nhà nước với cơ cấu danh mục hàng hợp lý. Đến 2020 tổng dự trữ nhà nước đạt 1,5% GDP trở lên.
Nâng cao chất lượng công tác bảo quản hàng dự trữ nhà nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lương. Từng bước đổi mới công nghệ bảo quản hướng tới ngang tầm các nước tiên tiến. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ với trang thiết bị hiện đại, quy mô
tập trung.
Phát triển tổ chức quản lý nhà nước theo hướng tập trung, chú trọng phát triển nguồn nhân lực.
4.1.2. Định hƣớng đổi mới ứng dụng Công nghệ thông tin
Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ dự trữ nhà nước thống nhất trong toàn quốc, bảo đảm tin học hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ và các hoạt động dự trữ nhà nước.
Tin học hóa và mã hóa toàn bộ các danh mục mặt hàng dự trữ nhà nước tạo điều kiện cho việc theo dõi và quản lý hàng dự trữ nhà nước.
Hệ thống CNTT phục vụ sự chỉ đạo điều hành và thu thập tài liệu, phân tích dự báo phục vụ việc hoạch định chính sách dự trữ nhà nước; đảm bảo cung cấp thông tin thống kê chính xác và kịp thời.
58
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức của Cục CNTT và các đơn vị cơ sở, thực hiện 2 chức năng là Quản lý ngành về CNTT và Tổ chức, triển khai CNTT phục vụ công tác Dự trữ Nhà nước.
- Về mặt con người – đưa ra sơ đồ tổ chức, xác định các chức danh, các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho từng vị trí. Chiến lược phát triển con người là tinh, gọn và hiệu quả với việc sử dụng tối đa nguồn lực bên ngoài.
- Về mặt kỹ năng kinh nghiệm:
o Xây dựng hệ thống các kỹ năng cần thiết đối với mỗi vị trí công việc;
o Chuẩn hoá các chức danh cán bộ CNTT;
o Đào tạo trang bị các kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm;
4.1.3. Mục tiêu phát triển ƢDCNTT a) Mục tiêu chung đến 2020
Xây dựng, triển khai và đưa vào sử dụng thành công hệ thống ứng dụng hợp nhất cho toàn ngành với các chuẩn mực chính:
Phù hợp với xu hướng phát triển CNTT của ngành Tài chính.
Phù hợp với chuẩn mực và xu hướng phát triển ứng dụng của thế giới. Đáp ứng được toàn bộ các tác nghiệp của ngành Dự trữ Nhà nước.
Xây dựng kho CSDL Quốc gia về Dữ trữ Nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu tổng hợp, phân tích và dự báo.
Xây dựng các hệ thống phần mềm dùng chung, cải tiến hợp lý hóa các qui trình nghiệp vụ, tái cấu trúc lại hệ thống yêu cầu quản lý hướng tới cải cách thủ tục hành chính đảm bảo tính hiệu quả và khoa học.
b) Mục tiêu cụ thể đến 2020
Dựa trên tính cấp thiết từ những yêu cầu của nghiệp vụ quản lý dự trữ nhà nước, luận văn đưa ra các mục tiêu cụ thể cho giai đoạn từ 2015 đến 2020 như sau:
Đến 2020 triển khai xong hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nghiệp vụ của Tổng cục DTNN.
Thiết kế, xây dựng xong kho CSDL Quốc gia về DTNN, thu thập thông tin Hệ thống phục vụ công tác quản lý hành chính cần được tích hợp để chỉ có một giao diện duy nhất cho tất cả các phần mềm: Phần mềm Quản lý văn bản, Quản lý Nhân sự, hệ thống kiểm soát chung, chấm công để quản lý.
59 tiêu trên.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đội ngũ CNTT đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu trên.
c) Thứ tự ƣu tiên trong các mục tiêu đến 2020
Giai đoạn 2015 - 2016
Ưu tiên số 1: Hệ thống ứng dụng tác nghiệp và hệ thống an ninh bảo mật. Ưu tiên số 2: Ưu tiên xây dựng kho dữ liệu xây dựng hệ thống thông tin báo cáo Tổng hợp thống kê phân tích và dự báo;
Giai đoạn 2017-2020
Hệ thống an toàn bảo mật tốt;
Kho dữ liệu được xây dựng hoàn thiện đưa vào vận hành và cung cấp thông tin phân tích, dự báo;
Hệ thống ứng dụng, phần mềm dùng chung cho ngành dự trữ.
4.2. Giải pháp thúc đẩy nhận chuyển giao ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành tại Tông cục Dự trữ Nhà nƣớc hoạt động quản lý, điều hành tại Tông cục Dự trữ Nhà nƣớc
4.2.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp triển khai
Nguyên tắc triển khai
Hệ thống DTNN từ Tổng cục đến Chi cục trải rộng trên phạm vi toàn quốc nên việc triển khai mỗi bài toán nên chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn xây dựng ứng dụng và triển khai tại cấp Tổng cục và Cục
Giai đoạn triển khai rộng: đảm bảo việc triển khai mở rộng tới các Chi Cục Trong quá trình triển khai mở rộng, để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng nên thực hiện việc triển khai theo phương án tập trung, cụ thể là:
Chọn một số điểm trung tâm như Hà nội, TPHCM, Đà Nẵng hoặc có thể chọn nơi nào mà các tình huống xử lý nghiệp vụ tương đối phong phú đối với bài toán cụ thể.
Việc đào tạo sử dụng tập trung sẽ được tiến hành tập trung: mời người sử dụng về các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực để tiến hành đào tạo tập trung.
Chuyển đổi số liệu tập trung: các ứng dụng cũ sẽ được tiến hành chuyển đổi tập trung tại các khu vực.
Để đảm bảo cho việc hỗ trợ người sử dụng, trong quá trình triển khai nên xây dựng trung tâm hỗ trợ để thực hiện việc:
60 Hỗ trợ việc sử dụng hệ thống.
Trả lời các vướng mắc của người sử dụng trong quá trình sử dụng.
Hỗ trợ cơ động: thực hiện việc hỗ trợ cơ động đến các Chi cục trong trường hợp trục trặc.
Cập nhật ứng dụng từ xa cho các đơn vị.