Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 45 - 51)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin

3.2.1. Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

a) Phân loại hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay có nhiều cách phân loại hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, một trong những cách phân loại được áp dụng tại Tổng cục Dự trữ Nhà nước được quy

36

định tại quyết định 2699/QĐ-BTC ngày 10/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính hiểu như sau:

Bảng 3.1: Phân loại các dự án ứng dụng công nghệ thông tin

Số TT Phân loại Tổng mức vốn đầu tư

1 Dự án ứng dụng công nghệ thông tin quan trọng quốc gia

Theo Nghị quyết của Quốc hội

Nhóm A

2 Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.

Không kể mức vốn

3 Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển ngành, vùng, lãnh thổ.

Trên 100 tỷ đồng

Nhóm B

4 Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển ngành, vùng, lãnh thổ.

Trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

Nhóm C

5 Các dự án ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thiết lập mới, mở rộng hoặc nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển ngành, vùng, lãnh thổ.

Từ 20 tỷ đồng trở xuống

(Nguồn: Quyết định 2699/QĐ-BTC ngày10/11/2011)

Trong đó, theo cách phân loại dự án theo Quyết định 993/QĐ-BTTTT ngày 01/7/2011 của Bộ thông tin và truyền thông, dự án ứng dụng công nghệ thông tin được phân loại như sau:

37

 Dự án hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin gồm: dự án đầu tư phần cứng máy tính và mạng máy tính (đầu tư, lắp đặt router, access point, firewall, lắp đặt máy tính cá nhân, thiết bị lưu trữ, thiết bị in ấn, thiết bị lưu điện và thiết bị ngoại vi khác, cài đặt phần mềm thương mại,…; cáp truyền dẫn, vật liệu kết nối, máy chủ, mạng LAN, WAN, MAN, mạng máy tính khác,...).

 Dự án phần mềm, cơ sở dữ liệu: dự án phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm nội bộ, tạo lập và phát triển cơ sở dữ liệu.

+) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không lập dự án, sử dụng kinh phí theo đề cương và dự toán chi tiết: là hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức vốn dưới 03 tỷ đồng cho các trường hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện có (bao gồm cả việc đầu tư mới các hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin thuộc hệ thống đã có), gồm:

 Phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ;

 Mua sắm, nâng cấp, lắp đặt, cài đặt thiết bị công nghệ thông tin (phần mạng, phần cứng, phần mềm thương mại) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có tổng giá trị trên 100 triệu đồng.

+) Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không lập dự án, không lập đề cương và dự toán chi tiết bao gồm các nội dung:

 Hoạt động bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thông tin, gồm: phần mạng (router, switch, hub, access point, firewall, cáp truyền dẫn, vật liệu kết nối,…); phần cứng (máy chủ, máy tính cá nhân, thiết bị lưu trữ, thiết bị in ấn, thiết bị lưu điện và thiết bị ngoại vi khác); phần mềm (cơ sở dữ liệu, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm khác); cổng (trang) thông tin điện tử;

 Hoạt động vận hành hệ thống thông tin, gồm: mua nội dung thông tin; tạo lập và chuyển đổi thông tin; số hoá thông tin;

 Hoạt động duy trì hệ thống thông tin, gồm: dịch vụ Internet (duy trì tên miền; địa chỉ IP; thu thập, lưu trữ và truyền tải thông tin (dịch vụ duy trì hệ thống thư điện tử; dịch vụ lưu ký trang điện tử; dịch vụ thuê không gian lưu trữ trên Internet), các dịch vụ trực tuyến khác (dịch vụ tên miền DNS, dịch vụ xác thực LDAP, dịch vụ tên Windows Internet WINS, dịch vụ mạng riêng ảo VPN…); dịch vụ thuê kết nối mạng (thuê đường truyền, băng thông,…); dịch vụ thuê thiết bị mạng, phần cứng và phần mềm; dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hệ thống công nghệ thông tin; dịch vụ an ninh mạng và

38 an toàn thông tin;

 Hoạt động quản lý hệ thống thông tin, gồm: lập kế hoạch cho vận hành, đào tạo, duy trì và sửa chữa hệ thống thông tin; thuê quản trị vận hành hệ thống công nghệ thông tin; giám sát, duy trì dịch vụ của hệ thống thông tin; kiểm soát an ninh mạng, an toàn thông tin, khả năng đáp ứng của hệ thống thông tin; tổ chức triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong trường hợp khẩn cấp; quản lý người khai thác, sử dụng; kiểm tra, đánh giá hệ thống thông tin; thống kê, báo cáo tình hình khai thác, sử dụng mạng lưới hoặc lưu lượng trao đổi thông tin trong mạng; xây dựng, hoàn thiện quy chế, quy định quản lý hệ thống thông tin;

 Hoạt động xây dựng các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin (xây dựng đề cương; chi cho các cuộc họp bàn về việc xây dựng đề án, dự án; chi nhận xét, phản biện để hoàn thành đề án; chi thẩm định đề án, dự án,...);

 Hoạt động tư vấn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, gồm tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn mua sắm,...;

 Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin để sử dụng và vận hành hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu xử lý công việc, đào tạo cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin; gồm: đào tạo tin học cơ bản; đào tạo quản trị hệ thống thông tin và đào tạo theo các chuyên đề chuyên sâu; giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu;

 Hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá phục vụ mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước (tuyên truyền, quảng bá về việc cơ quan nhà nước cung cấp thông tin trên môi trường mạng; thông tin, tuyên truyền để người dân và xã hội biết và tham gia giao dịch với cơ quan nhà nước qua môi trường mạng...);

 Hoạt động tổ chức các hội thi về công nghệ thông tin.

b) Các đặc điểm hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại Tổng cục Dự trữ Nhà nƣớc trong giai đoạn 2011-2014

Trong giai đoạn 2011 – 2014, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đóng vai trò là bên nhận chuyển giao công nghệ và đầu mối tiếp nhận là Cục Công nghệ thông tin. Phạm vi, đối tượng sử dụng trên 2000 cán bộ công chức tại Tổng cục, 22 Cục DTNN Khu vực và 94 Chi Cục DTNN và 01 Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Dự trữ Nhà nước.

39

nghệ thì là kênh trực tiếp qua việc đầu tư các dự án về hạ tầng kỹ thuật, hợp tác và phát triển ứng dụng, đào tạo kỹ năng sử dụng...Nếu nhìn theo nguồn gốc công nghệ là chuyển giao dọc, các công nghệ tiên tiến của các hãng trên thế giới như Oracle, IBM, Microsoft, HP, Dell, Juniper.... được các công ty, tập đoàn lớn về công nghệ thông tin trong nước nhập khẩu triển khai cho Tổng cục Dự trữ nhà nước thông qua các hợp đồng đầu tư hoặc các ứng dụng nội bộ được các Công ty phát triển, triển khai qua Hợp đồng kỹ giữa các bên.

Mức độ chuyển giao công nghệ trong thời gian vừa qua chủ yếu là mức 2 – Chìa khóa trao tay. Do đặc trưng của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn vừa qua, chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu mới tập trung phát triển về hạ tầng kỹ thuật CNTT (hệ thống mạng LAN, WAN, máy trạm, máy chủ, lưu trữ và thiết bị mạng, bảo mật) và một phần nhỏ là ứng dụng về thư điện tử, cổng thông tin điện tử, ứng dụng quản lý văn bản điều hành và bắt đầu triển khai các dự án phần mềm, cơ sở dữ liệu...

Quy trình chuyển giao công nghệ thông qua nhập công nghệ cũng trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị là thông qua việc xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với mục tiêu phát triển của Tổng cục Dự trữ Nhà nước được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Giai đoạn thực hiện là giai đoạn triển khai đầu tư, mua sắm theo dự toán được duyệt thông qua các hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu sau khi đấu thầu lựa chọn nhà thầu;

- Giai đoạn nghiệm thu và sử dụng là giai đoạn duy trì, sử dụng các sản phẩm/thiết bị phục vụ công tác quản lý, điều hành của Tổng cục.

Các sản phẩm được chuyển giao chủ yếu là: Cũng như các đơn vị khác, hệ thống thông tin đã được triển khai đảm bảo các thành phần chính đó là: đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, đầu tư về hạ tầng nhân lực và đầu tư về phần mềm, cơ sở dữ liệu để giải quyết bài toán trong ứng dụng chuyên môn, quản lý điều hành.

- Đặc điểm triển khai đầu tư về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

Trong thời gian qua chủ yếu tập trung triển khai nhóm sản phẩm thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của người dùng (như máy trạm, máy tính xách tay, máy in… ) và các sản phẩm hạ tầng mạng, máy chủ, lưu trữ đảm bảo kết nối trong toàn ngành để triển khai

40

mô hình ứng dụng tập trung tại Tổng cục. Bên cạnh việc triển khai về phần cứng, cũng đã đưa ra được các mô hình hệ thống mạng, hạ tầng và bảo mật cho toàn hệ thồng theo từng cấp của Tổng cục. Đồng thời đã đào tạo đội ngũ quản trị, vận hành, duy trì toàn bộ hệ thống có kiến thức cơ bản.

Các dự án đầu tư về thiết bị cho người dùng cuối như máy trạm, máy in, máy tính xách tay …được nhập khẩu đồng bộ của các hãng lớn trên thế giới như Dell, HP... cấu hình của các hãng tương đối nhau dễ cho tham khảo trong quá trình lựa chọn cấu hình và giá thành, không yêu cầu cao về kinh nghiệm triển khai, kinh nghiệm sử dụng. Tuy nhiên, các dự án đầu tư về thiết bị cho người dùng cuối gặp khó khăn trong khâu lập kế hoạch do hiện trạng trang thiết bị được đầu tư nhiều giai đoạn, tiêu chuẩn định mức trang cấp và phân bổ thiết bị cho CBCC trong hệ thống chưa đầy đủ.

Các dự án đầu tư về máy chủ, lưu trữ, thiết bị mạng và bảo mật việc triển khai đòi hỏi kinh phí lớn, cán bộ tiếp nhận tham gia việc thiết kế, triển khai và giam sát thực hiện hợp đồng cũng cần trình độ và kinh nghiệm. Cán bộ công chức tại đơn vị cấp Cục và Chi Cục chưa tiếp nhận để vận hành, khai thác hết các tính năng sản phẩm. Việc quản trị, vận hành phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ cán bộ công chức tại Cục Công nghệ thông tin.

- Đặc điểm triển khai đầu tư về phần mềm, cơ sở dữ liệu: Các dự án triển khai mới trong bước đấu, mới đáp ứng triển khai các ứng dụng về văn bản chỉ đạo điều hành như: hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và cổng thông tin điện tử. Mà đang thiếu các dự án đầu tư về ứng dụng nghiệp vụ chuyên ngành của Tổng cục Dự trữ Nhà nước như: Hệ thống quản lý tài chính; Hệ thống quản lý hàng hóa; Hệ thống quản lý kho; Hệ thống Báo cáo thống kê và phân tích dự báo; Hệ thống quản lý danh mục và tiêu chuẩn định mức. Đây là những hệ thống cốt lõi của Tổng cục Dự trữ Nhà nước để quản lý nguồn lực nội bộ, phục vụ công các chỉ đạo, điều hành.

- Đặc điểm triển khai đầu tư về đào tạo, nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin: Các đầu tư về đào tạo, nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin mới dừng lại đào

tạo về việc sử dụng các ứng dụng tác nghiệp, các ứng dụng văn phòng cho các cán bộ sử dụng. Các lớp đào tạo này thường triển khai đi cùng với triển khai các dự án về hạ tầng kỹ thuật, dự án về phần mềm và cơ sở dữ liệu.

41

- Đặc điểm triển khai đầu tư về môi trường, cơ chế chính sách: Trong giai đoạn 2011-2014 đã đầu tư thuê tư vấn lập dự án khả thi và đang thuê tư vấn xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong giai đoạn 2016-2020.

Tóm lại, trong thời gian vừa qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)