Giải pháp thúc đẩy nhận chuyển giao ứng dụng Công nghệ thông tin trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 69)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp thúc đẩy nhận chuyển giao ứng dụng Công nghệ thông tin trong

hoạt động quản lý, điều hành tại Tông cục Dự trữ Nhà nƣớc

4.2.1. Nguyên tắc và phƣơng pháp triển khai

Nguyên tắc triển khai

Hệ thống DTNN từ Tổng cục đến Chi cục trải rộng trên phạm vi toàn quốc nên việc triển khai mỗi bài toán nên chia thành hai giai đoạn:

 Giai đoạn xây dựng ứng dụng và triển khai tại cấp Tổng cục và Cục

 Giai đoạn triển khai rộng: đảm bảo việc triển khai mở rộng tới các Chi Cục Trong quá trình triển khai mở rộng, để tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng nên thực hiện việc triển khai theo phương án tập trung, cụ thể là:

 Chọn một số điểm trung tâm như Hà nội, TPHCM, Đà Nẵng hoặc có thể chọn nơi nào mà các tình huống xử lý nghiệp vụ tương đối phong phú đối với bài toán cụ thể.

 Việc đào tạo sử dụng tập trung sẽ được tiến hành tập trung: mời người sử dụng về các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực để tiến hành đào tạo tập trung.

 Chuyển đổi số liệu tập trung: các ứng dụng cũ sẽ được tiến hành chuyển đổi tập trung tại các khu vực.

Để đảm bảo cho việc hỗ trợ người sử dụng, trong quá trình triển khai nên xây dựng trung tâm hỗ trợ để thực hiện việc:

60  Hỗ trợ việc sử dụng hệ thống.

 Trả lời các vướng mắc của người sử dụng trong quá trình sử dụng.

 Hỗ trợ cơ động: thực hiện việc hỗ trợ cơ động đến các Chi cục trong trường hợp trục trặc.

 Cập nhật ứng dụng từ xa cho các đơn vị.

Phương pháp triển khai

Có 3 phương pháp chủ yếu được sử dụng trong triển khai xây dựng giải pháp CNTT cho một tổ chức, bao gồm:

 Tự xây dựng: theo phương pháp này, một số cấu phần hệ thống thông tin của DTNN sẽ được các nhân viên chuyên và không chuyên tin học kết hợp nhân viên cán bộ nghiệp vụ của DTNN tự xây dựng, do đó đòi hỏi có số lượng tương ứng nhân viên có trình độ tin học chuyên sâu từ phân tích đến thiết kế xây dựng và triển khai. Phương pháp này thích hợp với những tổ chức nhỏ, phạm vi triển khai hẹp, yêu cầu hệ thống không quá cao và phức tạp, hoặc cho các ứng dụng có tính chất đơn lẻ.

 Mua trọn gói: theo phương pháp này, DTNN sẽ mua giải pháp trọn gói của nhà cung cấp chuyên nghiệp trong hoặc ngoài nước. Phương pháp này thích hợp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phổ thông, các quy trình nghiệp vụ đã được tiêu chuẩn hoá và thuận tiện cho việc tin học hoá vì nếu giải pháp mua trọn gói phải điều chỉnh (customize) trên 30% thì không còn được coi là giải pháp mua trọn gói và phương pháp bị đánh giá là kém hiệu quả. Chi phí mua giải pháp trọn gói của nước ngoài thường khá cao, nhưng các hệ thống này đã được trải nghiệm qua thị trường và được phát triển bởi các chuyên gia hàng đầu với trình độ và phương pháp xây dựng chuyên nghiệp theo chuẩn công nghiệp nên có độ tin cậy cao. Một số ứng dụng cốt lõi của một hệ thống thông tin lớn có tính chuẩn mực cao, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, cần tiến hành theo phương thức này.

 Đặt mua sản phẩm may đo: theo phương pháp này, DTNN sẽ thuê các công ty tin học chuyên nghiệp xây dựng giải pháp theo yêu cầu người sử dụng cho riêng mình. DTNN chỉ đứng ra làm nhiệm vụ quản lý dự án và nghiệm thu kết quả. Phương pháp này phù hợp với các hệ thống thông tin lớn lại mang tính đặc thù, yêu cầu người sử dụng chi tiết, đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu và đặc biệt là hệ thống mang tính đặc thù.

Do đặc thù của hệ thống được đề xuất là đặc biệt phức tạp, có hàm lượng chất xám cao, đòi hỏi nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật, quản lý dự án, cũng như tiềm năng tài

61

chính và nhân lực của đơn vị triển khai, chiến lược lựa chọn công nghệ đề xuất xử dụng phương pháp Mua trọn gói.

4.2.2. Các tiêu chuẩn chính cho lựa chọn giải pháp công nghệ

Cho hệ thống ứng dụng

Chiến lược phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng nên đi theo hướng áp dụng nền tảng công nghệ tiên tiến trên thế giới, dựa trên những mô hình hệ thống nghiệp vụ dự trữ, quản lý hàng hóa công cộng đã được áp dụng thành công ở nước ngoài. Việc lựa chọn ứng dụng và giải pháp có sẵn phải đáp ứng được những yêu cầu căn bản sau:

 Sử dụng những giải pháp nghiệp vụ phù hợp;

 Đã áp dụng thành công cho những hệ thống tương tự DTNN;

 Hệ thống phải có tính mở, cho phép chỉnh sửa phù hợp với các đặc thù của Việt Nam;

 Công nghệ có thể được chuyển giao và ứng dụng hiệu quả bởi nguồn nhân lực CNTT có sẵn ở Việt Nam.

Cụ thể hơn, hệ thống giải pháp và công nghệ cần đáp ứng được ít nhất những tiêu chí kỹ thuật và nghiệp vụ như sau:

 Đáp ứng những qui trình nghiệp vụ thiết yếu nhất trong toàn ngành  Hệ thống hóa và thống nhất qui trình nghiệp vụ

 Dùng chung cơ sở dữ liệu  Cập nhật thông tin nhanh chóng

 Đáp ứng đầy đủ yêu cầu báo cáo cho cấp lãnh đạo  Đáp ứng yêu cầu phân tích, lập kế hoạch cấp cao

 Xây dựng kho CSDL quốc gia về Dữ trữ Nhà nước nhằm phục vụ nhu cầu tổng hợp, phân tích và dự báo.

 Xây dựng các hệ thống phần mềm dùng chung, cải tiến hợp lý hóa các qui trình nghiệp vụ, tái cấu trúc lại hệ thống yêu cầu quản lý hướng tới cải cách thủ tục hành chính đảm bảo tính hiệu quả và khoa học.

 Minh bạch hóa thông tin trong mức cho phép của công tác dự trữ trong các hoạt động phòng chống, khắc phục thảm họa.

Cho hạ tầng kỹ thuật

62

 Xây dựng được Trung tâm dữ liệu của ngành. Đồng thời xây dựng hệ thống sao lưu dữ liệu tập trung.

Cho hệ thống an toàn bảo mật

 Yêu cầu bảo mật cao nhất do công tác dự trữ có nhiều yếu tố nhạy cảm;

 Đối tượng sử dụng hệ thống thông tin không chỉ có Tổng cục DTNN mà còn ở các Bộ, các địa phương (có tất cả 10 Bộ ngành khác nhau: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban cơ yếu Chính Phủ …). Cần đưa ra chính sách bảo mật cho các đối tượng này;

 Hệ thống cần tích hợp được kiểm soát và rà soát an ninh và áp dụng chính sách bảo mật.

4.2.3. Đề xuất giải pháp về hệ thống máy chủ, lƣu trữ dữ liệu a) Cơ sở đề xuất giải pháp

Tiêu chí lựa chọn công nghệ

Theo tiêu chí chung về hạ tầng kỹ thuật, hệ thống máy chủ và mạng phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:

 Hạ tầng máy chủ tốt nhất cho ngành công nghiệp đặc thù.  Giúp Tổng cục giảm thiểu rủi ro về nghiệp vụ,

 Bảo đảm an toàn đầu tư cho hệ thống IT hiện tại và tương lai.

 Cung cấp hạ tầng và công nghệ phần mềm theo tiêu chuẩn công nghiệp (Industry Standard) hướng tới tương lai.

 Nền tảng (Platform) được xác nhận, chứng minh, có tính linh hoạt, dễ đáp ứng, tin cậy, ổn định, và có khả năng mở rộng tốt cho thiết bị, hệ thống cũng như kết nối.

 Khả năng đáp ứng yêu cầu.

 Hỗ trợ quản trị tốt, thống nhất và tập trung

 Ứng dụng các công nghệ mới nhưng vẫn đảm bảo yếu tố ổn định, thuận tiện.  Với đặc thù của ngành, hệ thống dữ liệu của ngành là tài sản quan trọng, là mạch máu đảm bảo an toàn của quốc gia tại thời điểm quan trọng, nên việc đảm bảo an toàn dữ liệu là yếu tố số 1, do vậy hệ thống vận hành, lưu trữ phải có yếu tố đảm bảo sẵn sàng cho hệ thống.

 Hỗ trợ chuẩn đoán hoạt động của hệ thống

 Có sản phẩm cung cấp cho đội ngũ quản trị viên cơ sở dữ liệu các tính năng tinh chỉnh nâng cao trong việc tối ưu hóa quản trị và dữ liệu

63  Tính năng bảo mật

 Tính năng nén dữ liệu  Tính năng đồng bộ dữ liệu

b) Nội dung giải pháp

Hạ tầng hệ thống máy chủ, lưu trữ dữ liệu là cơ sở để xây dựng cho Lớp nền tảng công nghệ, có tính tương thích và tích hợp tốt, nhằm mục đích cung cấp hạ tầng cho các ứng dụng của ngành, được chia làm các khối chức năng chính sau:

 Môi trường vận hành của Tổng cục, gồm các máy chủ ứng dụng, cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ tập trung và quản lý tự động

 Môi trường dự phòng có đầy đủ chức năng của môi trường vận hành với qui mô bằng 75%, nhằm đảm bảo dự phòng cho hệ thống, nâng cao tính sẵn sàng cho hoạt động của Ngành dự trữ

 Môi trường thử nghiệm dành cho hệ thống máy chủ phát triển và thử nghiệm hệ thống, tạo môi trường đào tạo.

Hệ thống môi trường vận hành

Bao gồm các thành phần sau:

 Các máy chủ ứng dụng chạy song song với nhau. Do hệ thống sẽ hoạt động phục vụ cho nhiều người sử dụng đầu cuối cùng truy cập nên các máy chủ ứng dụng cần có khả năng hỗ trợ nhiều tiến trình hoạt động đồng thời (multi-thread). Các máy chủ ứng dụng chạy trên các hệ điều hành Unix như Oracle Solaris, IBM AIX, HP Unix để tăng tính ổn định đồng thời hỗ trợ các tính năng mã hóa bảo mật.

 Các máy chủ cơ sở dữ liệu là hệ thống máy chủ vận hành theo mô hình nối cụm song song (active/active clusters) nhằm tăng cường tính sẵn sàng cao, khả năng mở rộng và giảm thiểu độ trễ trong quá trình trao đổi dữ liệu. Hệ thống CSDL cần đảm bảo các tính năng sau:

o Tính sẵn sàng cao: khi một máy chủ CSDL trong cụm gặp sự cố, các thành phần máy chủ CSDL còn lại sẽ tiếp tục phục vụ các yêu cầu truy vấn và khai thác dữ liệu, đảm bảo quá trình vận hàn, khai thác dữ liệu được diễn ra liên tục.

o Hệ thống CSDL cấp khả năng quay lui các bảng nghiệp vụ hoặc toàn bộ cơ sở dữ liệu về một thời điểm cho phép trong quá khứ nhằm nhanh chóng khắc phục những sai sót về mặt nhập liệu có khả năng xẩy ra trên diện rộng.

64

dữ liệu của ứng dụng mà không gây ra thời gian đình trệ đối với những ứng dụng liên quan, đang cung cấp cho người sử dụng cuối (v.d. thay đổi cấu trúc bảng, chỉnh sửa các hàm và thủ tục …. ).

o Khai thác dữ liệu: hỗ trợ khả năng phân hoạch (partitioning) cho các bảng dữ liệu trong CSDL theo nhiều tiêu chí để đảm bảo khả năng quản lý dữ liệu lớn, hỗ trợ phân tách dữ liệu khi hợp nhất, phù hợp yêu cầu nghiệp vụ như: phân hoạch theo khoảng (range), theo danh sách (list), theo hàm băm (hash), theo cột ảo (virtual column), theo quan hệ dữ liệu (primary-foreign key), phân hoạch hỗn hợp (list-range, range-list, v.v).

o Khả năng quản lý: Hỗ trợ tích hợp khả năng theo dõi vận hành hệ thống lưu trữ với hệ thống CSDL trong một công cụ quản trị duy nhất.

Hệ thống lƣu trữ - Storage System dùng để lưu trữ dữ liệu của ứng dụng kết

nối với máy chủ cơ sở dữ liệu thông qua kết nối băng thông rộng. Dung lượng lưu trữ 20TB dữ liệu thô, băng thông kết nối đạt 160 Gbps. Hệ thống lưu trữ bao gôm các tính năng nén dữ liệu, bảo vệ dữ liệu thông qua tính năng mirroring dữ liệu trên toàn bộ hệ thống. Để đảm bảo hiệu năng hoạt động, hệ thống bao gồm bộ nhớ Flash chiếm 5% dung lượng đĩa, tỉ lệ bộ nhớ của hệ thống lưu trữ đạt 5% dung lượng bộ nhớ Flash. Hệ thống lưu trữ cung cấp cơ chế cho phép chuyển dữ liệu tự động giữa bộ nhớ, Flash và ổ đĩa.

Tính sẵn sàng của hệ thống (High Availability), bao gồm:

o Thiết kế HA được đề xuất cho hạ tầng và môi trường Production.

o HA để bảo vệ các điểm thắt (SPOF).

o Sizing HA cho tải trên máy chủ sẽ cho phép môi trường ứng dụng của khách hàng cung cấp 66% yêu cầu sizing trên một SPOF.

Phƣơng án phục hồi sau thảm họa (Disaster Recovery)

o DR được thiết kế cho hạ tầng trong môi trường Production.

o Sizinf DR cho tải trên máy chủ cho phép môi trường ứng dụng của khách hàng cung cấp 66% yêu cầu sizing của ứng dụng.

o Giải pháp phần cứng và phần mềm cho DR dựa trên,

o Recovery Time Objective là 4 tiếng

65

o Thời gian phục hồi (Recovery Time) cho hạ tầng bắt đầu tính khi bộ phận quản lý của khách hàng thông báo một thảm họa (Disaster) và kích hoạt disaster plan. Nó không phải là thời gian thật sự của thảm họa.

Phƣơng án lƣu trữ (Storage and Backup)

o Yêu cầu dung lượng lưu trữ cho các hệ thống Production, Training, Quality Assurance và Disaster.

o Dung lượng lưu trữ bổ sung cho việc sao chép dữ liệu cũng được yêu cầu cho tất cả các môi trường Production.

o Lưu trữ phải hỗ trợ giải pháp HA cho môi trường Production.

o Phần cứng và phần mềm lưu trữ phải có các tính năng hỗ trợ Data Replication (nhân bản dữ liệu)qua đường nối WAN.

o Backup cho Database Production được thực hiện trực tuyến (online) từ dữ liệu được sao chép.

o Backup cho môi trường Training được thực hiện offline

o Backup cho môi trường QAS được thực hiện offline

o Hệ thống Switch kết nối máy chủ cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ - dùng để kết nối các máy chủ và hệ thống lưu trữ với nhau, Hệ thống bao gồm 2 thiết bị switch chạy song song đảm bảo tính dự phòng băng thông sử dụng chuẩn Infiniband với băng thông đạt ngưỡng 40Gb/s nhằm tránh những tắc nghẽn có khả năng xảy ra trong quá trình trao đổi dữ liệu.

Hệ thống môi trường thử nghiệm

 Cụm máy chủ cho mục đích phát triển theo từng giai đoạn;  Cụm máy chủ cho mục đích kiểm thử;

 Cụm máy chủ cho mục đích đào tạo;

 Hê ̣ thống Dev/Test/Training là hê ̣ thống phu ̣c vu ̣ cho các mu ̣c đích phát triển và kiểm thử các module , ứng dung … cho hệ thống vận hành, ngoài ra hệ thống cũng được sử dụng để đào tạo người dùng làm quen với hệ thống , quy trình của hê ̣ thống vận hành.

Hệ thống phục hồi thảm hoạ

 Gồm các cụm máy chủ và lưu trư với chức năng tương đương hệ thống sản xuất nhưng với qui mô nhỏ hơn, đảm nhiệm hai nhiệm vụ: dự phòng và phân tải cho hệ thống khi cần thiết

66

 Giải pháp khôi phục trung tâm dữ liệu tốt nhất dựa trên nhu cầu của khách hàng, khôi phục hoàn toàn (RTO) trong 4h và bắt đầu khôi phục (RPO) trong vòng 1h.  Dựa trên yêu cầu về RTO và RPO, giải pháp phục hồi thảm hoạ được dùng để dựng lại các Database và Portal ở khu DR. Giải pháp nhằm bảo đảm tính sẵn sàng cao, bảo vệ dữ liệu, và hồi phục sau thảm họa, bao gồm đầy đủ các chức năng tạo, duy trì, quản lý và theo dõi một hoặc nhiều Database dự phòng, để đề phòng thảm họa hoặc dữ liệu bị lỗi. Giải pháp nhằm duy trì các Database là copy của hệ thống chính, và khi hệ thống chính không sẵn sàng, có thể chuyển sang dùng bất kỳ hệ thống dự phòng nào, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động đến mức tối thiểu. Giải pháp có thể được dùng cùng với các qui trình backup, phục hồi, khôi phục dữ liệu, và cluster như truyền thống.

 Khi hệ thống chính bị lỗi, có thể có các hoạt động đã được ghi lại ở hệ thống chính nhưng chưa kịp chuyển đến Database dự phòng. Tuy nhiên nếu hệ thống mạng có đủ công suất để theo kịp mức xử lý cao, số lượng hoạt động/dữ liệu bị mất sẽ gần bằng không.

4.2.4. Đề xuất giải pháp về bảo mật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại tổng cục dự trữ nhà nước (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)