1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng
1.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
- Đối với nền kinh tế: RRTD là một phần rủi ro của các hoạt động kinh tế có thể gây ra tốn thất lớn cho nền kinh tế. RRTD có thể tạo ra chuỗi “đô mi nô” ở nhiều ngành nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, có thể gây nên sự phá sản của ngân hàng, làm cho nền kinh tế rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệpgia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn. RRTD tạo ra tổn thất gấp bội so với các rủi ro khác và là nguyên nhân quan trọng gây ra khủng hoảng trong nền
kinh tế hiện đại.
- Đối với hoạt động của một ngân hàng:
+ Rủi ro tín dụng làm suy giảm uy tín của ngân hàng: Một ngân hàng có rủi ro tín dụng lớn làm cho khách hàng thiếu lòng tin và như vậy khó lòng có thể huy động vốn dồi dào.
+ Rủi ro tín dụng làm cho khả năng thanh toán của Ngân hàng giảm sút: Trong lúc không huy động được thêm nguồn vốn dồi dào do mất uy tín, thì những nguồn vốn đã huy động được lại đã trả cho khách hàng, kết quả là ngân hàng gặp khó khăn trong thanh toán đối với các khoản nợ mới.
+ Rủi ro tín dụng làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút ảnh hưởng đến các hoạt động của ngân hàng.
+ Rủi ro tín dụng có thể làm phá sản: nếu những tác động của rủi ro tín dụng trên 3 phương diện nêu trên không được khắc phục và cứ phát triển đến mức độ nào đó sẽ đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản.
Tại Việt Nam hiện nay, ngành ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển hết sức nhanh chóng, đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian tài chính giữa người tiết kiệm tiền và người đi vay tiền, các ngân hàng cạnh tranh với nhau thông qua việc cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Để đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, tạo ra những thuận lợi để cạnh tranh với các ngân hàng khác, các ngân hàng phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên chấp nhận rủi ro ở mức độ nào lại là một câu hỏi, điều này cần phải có quản lý rủi ro tín dụng.