2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý Rủi Ro Tín Dụng tạ
2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đạ
2.2.2.1. Tình hình rủi ro tín dụng tại NHTMCP Đại Dương trong thời gian qua.
a/ Tình hình nợ quá hạn.
Dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự cần phải xem xét đến mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng, mà đặc biệt là chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng 2.8- Tình hình nợ quá hạn giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 19.187,07 26.240,06 27.948,11
Nợ quá hạn 1.546,41 2.212,49 2.504,7
Tỷ lệ (%) 8,06 8,43 8,96
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năm
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Hình 2.4: Tình hình nợ quá hạn Ngân hàng TMCP Đại Dương
Qua số liệu bảng 2.8 và hình 2.4 ta thấy: Nợ quá hạn năm 2011 là 1.546,41 tỷ đồng tương đương với 8,06% tổng dư nợ: Nợ quá hạn năm 2012 là 2.212,49 tỷ đồng tương đương với 8,43% tổng dư nợ, năm 2013 nợ quá hạn là 2.504,7 tỷ đồng tương đương với 8,96 % tổng dư nợ. Tỷ trọng nợ quá hạn ở các năm tăng lên một cách nhanh chóng. Nợ quá hạn chủ yếu là nợ cần chú ý.
Một trong những nguyên nhân là do Oceanbank đã cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin và các đơn vị thành viên vay, tổng dư nợ tín dụng Oceanbank đã cấp cho các đơn vị nói trên là 787,07 tỷ đồng (tại ngày 31/12/2010 là 689,4 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn chưa thanh toán là 689,25 tỷ đồng và lãi dự thu đã trích cho khoản vay là 51,9 tỷ đồng). Trong năm 2011, căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước xem xét khoanh nợ, cơ cấu lại nợ của Vinashin, ngân hàng đã thực hiện ý kiến chỉ đạo là vẫn giữ nguyên trạng thái nợ hiện tại và không trích lập dự phòng đối với các khoản cho vay này. Hiện tại, ngân hàng đang tiếp tục làm việc với Vinashin và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phương án xử lý và thu hồi các khoản vay này.
Trong nợ quá hạn thì nợ quá hạn ở khối doanh nghiệp ngoải quốc doanh là khá lớn chiếm hơn 80% nợ quá hạn. Chủ yếu tín dụng tập trung cho tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh và hầu hết khách hàng ở chi nhánh là doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ mà các doanh nghiệp này thường chưa có uy tín và khó có khả năng đáp ứng các yêu cầu tín dụng của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng nước ngoài. Do đó, họ thường tìm đến các ngân hàng TMCP và trở thành mảng khách hàng chủ yếu của ngân hàng này, trong đó có ngân hàng TMCP Đại Dương.
Như ta đã biết ở trên, Ngân hàng TMCP Đại Dương chú trọng hơn vào các loại hình tín dụng ngắn hạn, tập trung hơn 40% tồng dư nợ. Do đó, nợ quá
hạn cũng tập trung chủ yếu ở loại hình này cũng là một điều đương nhiên
Bảng 2.9- Tỷ lệ nợ quá hạn theo thời gian
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn 1.546,41 100 2.212,49 100 2.504,7 100 - Ngắn hạn 1.371,97 88,72 1.824,2 82,45 2.122,98 84,76 - Trung&dài
hạn 174,43 11,28 388,29 17,55 381,72 15,24
(Nguồn:Phòng quản lý rủi ro ngân hàng TMCP Đại Dương)
Dựa vào bảng 2.9 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng tăng cao hơn qua các năm. Nguyên nhân là do một số khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, hiện nay nền kinh tế đang chịu một áp lực nặng nề ở cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều trong khâu tiêu thụ, tìm thị trường đầu ra. Trước tình hình đó, ngân hàng TMCP Đại Dương đã hết sức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn, kích thích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh sự gia tăng tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn là chiều hướng giảm của tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2013 so với năm 2012. Điều đó không có nghĩa là ngân hàng đang hạn chế cho vay trung & dài hạn bởi lẽ khối lượng của nợ quá hạn trung và dài hạn vẫn gia tăng nhưng không tăng nhanh bằng nợ quá hạn.
Như vậy, qua phân tích tình hình nợ quá hạn theo loại cho vay tại ngân hàng TMCP Đại Dương, ta thấy trong giai đoạn tiếp theo, ngân hàng
cần chú trọng hơn đến công tác bảo đảm an toàn tín dụng đối với tín dụng ngắn hạn và thực hiện tốt công tác thu nợ ngắn hạn.
b/ Tình hình nợ xấu
Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng TMCP Đại Dương đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo.
Căn cứ vào quyết định 493/2005/QD-NHNN [24], ngân hàng TMCP Đại Dương đã thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm và nợ xấu nằm trong nhóm 3, 4, 5.
Bảng 2.10- Cơ cấu nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đại Dƣơng
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 19.187,07 26.240,06 27.948,11
- Nợ đủ tiêu chuẩn 17.640,66 24.027,56 25.443,41
- Nợ cần chú ý 1.146,95 1.288,74 1.047,08
- Nợ dưới tiêu chuẩn 153,77 64,64 165,61
- Nợ nghi ngờ 43,91 164,89 305,46
- Nợ có khả năng mất vốn 201,79 694,22 986,55
Nợ quá hạn 1.546,41 2.212,49 2.504,7
Nợ xấu 399,46 758,34 1.457,62 Tỷ lệ nợ xấu 2,08 2,89 5,22
0 1 2 3 4 5 6
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năm T ỷ l ệ ( %) Tỷ lệ nợ xấu
Hình 2.5: Tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng TMCP Đại Dương
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tà i chính năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng số liệu 2.10, ta thấy tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng TMCP Đại Dương có xu hướng tăng từ các năm 2011-2013. Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,08% tổng dư nợ, sang năm 2012 tỷ lệ nợ xấu chiếm 2,89%, và năm 2013 tỷ lệ nợ xấu chiếm 5,22% so với tồng dư nợ. Có thể thấy nợ xấu tăng cả về tỷ trọng và khối lượng, đặc biệt ở năm 2013 tỷ lệ này còn tăng hơn nhiều so với năm 2011, 2012. Chưa hết, trong cơ cấu nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 60% tổng nợ xấu. Cuộc khủng hoảng ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây khó khăn cho tất cả các loại ngành nghề, có rất nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, do đó việc không thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ là việc không thể tránh khỏi.
Đối mặt với tình trạng này, các ngân hàng đều cho rằng đây là hiện tượng bình thường. Bời vì khi kinh tế khó khăn, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả thì nợ xấu tăng lên là điều dễ hiểu. Bản thân các ngân hàng cũng đã tiên liệu trước điều này. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu là một tỷ lệ rất quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Do vậy Ngân hàng TMCP Đại Dương cần chú ý quan tâm duy trì tỷ lệ này ở trong ngưỡng an toàn để
đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng nói riêng và trong hoạt động của ngân hàng nói chung.
Tỷ lệ nợ xấu bình quân toàn ngành ngân hàng trong năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 3,07%, 4,08% và 4,62%. Như vậy so với mặt bằng chung thì trong hai năm 2011, 2012, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Đại Dương luôn dưới mức bình quân chung, cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng luôn được kiểm soát chặt chẽ và có hiệu quả. Chỉ có năm 2013 là tỷ lệ nợ xấu bị cao hơn mức bình quân chung, một phần do tình hình khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng.
c/ Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng
Quỹ dự phòng rủi ro là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng quản lý nợ của ngân hàng, cụ thể hơn là nó là biện pháp bắt buộc phải có để xử lý những khoản nợ xấu của ngân hàng.
Bảng 2.11- Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng dư nợ 19.187,07 26.240,06 27.948,11
Nợ xấu 399,46 758,34 1.457,62
Dự phòng RR trích lập 306,99 425,26 503,06
Tỷ lệ dự phòng RR 1,6 1,62 1,8
(Nguồn: NHTMCP Đại dương, Báo cáo tà i chính năm 2011, 2012, 2013)
Dựa vào bảng trên ta thấy, việc thực hiện trích lập dự phòng cao hơn so với tổng nợ xấu hiện có. Do đó, về cơ bản việc trích lập dự phòng đã đáp ứng
được nhiệm vụ phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra được với ngân hàng. Bảng 2.11 cũng cho biết tỷ lệ trích dự phòng ngày càng tăng nhưng nó phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ở ngân hàng dư nợ tín dụng cũng có xu hướng tăng cao. Điều này cho thấy công tác phân tích, thẩm định, giám sát, kiểm tra của ngân hàng tương đối tốt. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần cố gắng hơn nữa để dần dần hạ thấp được tỷ lệ này xuống để nâng cao mức độ an toàn cho ngân hàng.
2.2.2.2 Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương.
a/ Về quan điểm chỉ đạo
Ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý rủi ro tín dụng, có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng. Mở rộng tín dụng phải gắn với an toàn trong cho vay, xây dựng những sản phẩm cho vay có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm; xây dựng quy trình cho vay hướng dẫn chi tiết cho từng loại hình cho vay cụ thể đồng thời hoàn thiện các sản phẩm cho vay truyền thống sao cho nâng cao tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng trong đó có nội dung giảm thiểu rủi ro tín dụng.
b/ Về cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý rủi ro tín dụng
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng.
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự
tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra.
Hiện nay ở Việt Nam đang có hai mô hình phổ biến được áp dụng. Đó là mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán. Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình Ngân hàng TMCP Đại Dương định hướng áp dụng là mô hình quản lý rủi ro tập trung.
Tại Hội sở chính: tách bạch chức năng ra quyết định tín dụng với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận, chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, tiếp thị…), chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng …) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi…)
Với mô hình này, bộ phận quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng.
Bộ phận phân tích tín dụng kiểm tra thông tin, thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh thông tin lưu trữ ngân hàng, hỏi tin qua CIC, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng… Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ tình hình chung về khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội
dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng trực tiếp báo cáo kết quả, phân tích đánh giá khách hàng lên người phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin đồng thời được chuyển cho bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng.
Nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra cũng như đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, ngân hàng TMCP Đại Dương liên tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, củng cổ bộ máy quản lý rủi ro theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Cơ cấu tổ chức liên quan đến quản trị rủi ro bao gồm:
Các ủy ban liên quan đến quản lý rủi ro trực thuộc HĐQT: - Ủy ban Quản trị rủi ro
- Ủy ban Alco
- Ủy ban chính sách HĐQT Các đơn vị thuộc ban điều hành:
- Phòng quản lý rủi ro - Phòng thẩm định độc lập
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ - Phòng chính sách tín dụng
Các chi nhánh/đơn vị kinh doanh: Thành lập tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Phòng quản lý rủi ro tín dụng hoạt động độc lập và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng giám đốc, với chức năng xây dựng những chính sách tín dụng; phân tích và theo dõi để đưa ra những giới hạn tín dụng; xây dựng, điều chỉnh và thử nghiệm các công cụ lượng hóa rủi ro. Phòng quản lý rủi ro tín dụng đã và đang thực hiện quản trị rủi ro thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng với sự hỗ trợ môt công ty tư vấn quản trị hàng đầu Ernst & Young. Hệ thống này giúp Oceanbank loại bỏ được sự phán xét chủ quan
trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của ngân hàng.
Hiện tại phòng quản lý rủi ro tín dụng đang tiến hành nghiên cứu và tham gia ý kiến tư vấn để xây dựng thêm mô hình lượng hóa rủi ro tiếp cận với quy định của Basel II. Mô hình này sẽ hoạt động song song với mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hạn chế những nhược điểm của từng mô hình. c/ Về các mô hình đánh giá rủi ro, bảng điểm tín dụng
Hiện nay phòng tín dụng tại Hội sở đã thí điểm đánh giá xếp loại khách hàng theo quy định số 57/2005/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 20/01/2005 [21]. Dự án thí điểm này của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) sử dụng các tiêu chí về ngành, quy mô doanh nghiệp và dựa vào tài sản đảm bảo nếu là cá nhân.
* Nội dung chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp của Ngân hàng phân loại nợ theo phương pháp định lượng và định tính trong 2 phần: tài chính và phi tài chính.
Phần tài chính
Việc đánh giá yếu tố tài chính của Doanh nghiệp dựa trên phương pháp