Đánh giá chung về Công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân Hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương tài chính và ngân hàng (Trang 92)

TMCP Đại Dƣơng.

2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương. Ngân hàng TMCP Đại Dương.

Trong môi trường kinh doanh của ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt dẫn đến lãi suất liên tục điều chỉnh tăng. Các doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận có thể sử dụng vốn vay của ngân hàng không đúng mục đích hoặc đầu tư không có hiệu quả, thu nhập không đủ bù đắp chi phí dẫn đến không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, tất cả những điều đó có thể gây ra rủi ro cho ngân hàng. Mặc dù, đứng trước những khó khăn như vậy nhưng nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Ban giám đốc, sự năng động nhiệt tình của các nhân viên nên trong những năm vừa qua đối với tình hình rủi ro tín dụng, ngân hàng TMCP Đại Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Về quan điểm chỉ đạo: Ban lãnh đạo ngân hàng có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro tín dụng như: nghiên cứu đưa ra bảng điểm tín dụng, nghiên cứu ngành, thẩm định, phân loại các khoản vay, xếp hàng khách hàng, giám sát và cuối cùng đã tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng đắc lực, đúng chuyên môn để tham gia quan trọng vào việc thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng

Về mặt cơ cấu tổ chức và công tác đào tạo: Đã có phòng quản lý rủi ro thuộc hội sở với những chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời đã có bộ phận hỗ trợ làm công tác vụ cụ thể nhằm quản lý tốt nhất rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tại ban tín dụng hội sở đã có bộ phận hỗ trợ làm công tác kiểm tra giám sát rủi ro, từng cán bộ tín dụng được yêu cầu thực hiện tốt quy trình cho vay. Ngân hàng hoàn thành tổ chức các lớp bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ theo

kế hoạch đào tạo đã được phê duyệt cho cán bộ chuyên viên các phòng ban và đội ngũ quản lý. Đội ngũ cán bộ nhân viên cơ bản đã nắm vững các quy trình, quy chế, đáp ứng được yêu cầu công việc.

Về biện pháp quản lý rủi ro tín dụng: Với tư tưởng và quan điểm hiện đại của ban lãnh đạo Ngân hàng như: chấp nhận rủi ro có tính toán trước, mức độ rủi ro đi liền với định giá khoản vay…Ngân hàng đã có những chỉ đạo sát sao các nội dung về quản lý rủi ro đồng thời tiến hành được các biện pháp quản lý rủi ro như:

+ Về thẩm định tín dụng: Đã thực hiện phân tích khách hàng khi cho vay, trong đó đặc biệt đã có những đánh giá về tư cách, khả năng, tài sản thế chấp; thông tin tín dụng và đặc biệt là tình hình dư nợ tại các ngân hàng rất được quan tâm. Đã đánh giá năng lực của khách hàng về một số mặt như: đánh giá khả năng quản lý tổng quát, đánh giá khả năng lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch.

+ Về xác định nhu cầu vốn lưu động: Ngân hàng rất chú ý, đặc biệt là đối tượng khách hàng vay theo hạn mức tín dụng. Việc phân tích báo cáo tài chính được bộ phận kinh doanh tiến hành thường xuyên và đảm bảo nội dung phân tích đầy đủ, chính xác.

+ Cơ cấu khoản vay được quan tâm trong hầu hết các tờ trình tín dụng như số tiền cho vay, mục đích, thời hạn...

+ Hợp đồng tín dụng: ngân hàng TMCP Đại dương xác định được đó là công cụ bảo vệ ngân hàng, là chứng cứ trước pháp luật của ngân hàng, hiện nay hợp đồng tín dụng bộ phận kinh doanh kết hợp bộ phận pháp chế soạn thảo ra mẫu hợp đồng với những điều khoản cơ bản. Đặc biệt hiện nay đã thuê tư vấn luật cho một số hợp đồng lớn, có các yếu tố đặc biệt.

+ Các cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình khách hàng thường xuyên qua báo cáo, tài sản đảm bảo, tại thực địa...

+ Phân loại khoản vay và trích lập dự phòng được thực hiện định kỳ thường xuyên theo quy định của ngân hàng nhà nước.

+ Xử lý các khoản nợ: Nhờ việc nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình chung của thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cùng doanh nghiệp có biện pháp tích cực tháo gỡ khi doanh nghiệp gặp khó khăn. Đồng thời, hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xử lý các khoản nợ quá hạn kể cả cho vay ngắn hạn tạo nguồn thu cho đơn vị để trả nợ. Hầu hết các khoản nợ có vấn đề được tiến hành theo trình tự thích hợp. Các khoản nợ khó đòi được tổ chức cố gắng tiến hành thu triệt để.

Với tất cả các kết quả đạt được như trên, làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng TMCP Đại Dương trong những năm gần đây luôn giữ ở mức thấp hơn so với mặt bằng chung ngành ngân hàng. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong điều kiện hiện nay, làm tăng thêm niềm tin ở khách hàng và các cổ đông của ngân hàng.

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương. Ngân hàng TMCP Đại Dương.

Mặc dù có những kết quả đáng khích lệ nhưng quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Đại Dương vẫn còn bộc lộ những tồn tại thể hiện qua một số nội dung sau đây:

- Chất lượng tín dụng đang có chiều hướng giảm, tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong thời gian gần đây, điều này nói lên những bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Mở rộng tăng trưởng tín dụng nhưng năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế, hiệu quả xử lý đối với các khoản nợ xấu còn nhiều hạn chế; đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhưng các biện pháp quản lý rủi ro chưa tương xứng, chưa được chỉ rõ trong các Hướng dẫn về sản phẩm mới. Hiện nay Oceanbank vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng về lựa chọn phân khúc thị trường nhất định cho từng khu vực, từng chi nhánh. Chính

vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng còn mang tính thụ động nên khả năng phòng ngừa rủi ro không đảm bảo.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 2011-2013 còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng doanh nghiệp Việt Nam đa số không đổi mới, sáng tạo, không theo kịp nhu cầu thị trường và không theo kịp dối thủ cạnh tranh, còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn. Một phần do doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh theo kiểu cơ hội, một phần cũng là do chính sách quản lý hay thay đổi nên doanh nghiệp không thể đầu tư triển khai công nghệ và phát triển các nguồn lực được. Một điểm yếu khác là doanh nghiệp không chú ý đến mạng lưới tiêu thụ từ đó làm ăn kinh doanh không thực sự hiệu quả dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.

- Quy trình tín dụng đã có nhưng chưa áp dụng thường xuyên. Đó là do một bộ phận cán bộ tín dụng chưa có ý thức và chưa hiểu về tầm quan trọng của quy trình tín dụng, một bộ phận khác là các cán bộ tín dụng trẻ - mới về ngân hàng chưa được tập huấn, hướng dẫn về các bước của quy trình và một điều rất quan trọng là do công việc này chưa được giám sát một cách sát sao. Trong Quy trình tín dụng, chưa có quy định về việc ghi nhận vào sổ Nhật ký tín dụng đối với từng khách hàng để tiện việc theo dõi và chuyển giao hồ sơ giữa các CBTD. Đây là do tính chủ quan và thói quen đã có từ lâu của các CBTD, thường chỉ bàn giao trực tiếp người này cho người kia.

- Thẩm định tín dụng vẫn còn chưa đầy đủ, có rất nhiều món vay công tác thẩm định còn sơ sài chưa đúng với quy trình đề ra. Bởi vì trên thực tế chỉ có một đến hai cán bộ tín dụng trực tiếp đi thẩm định đánh giá khách hàng mà không thành lập hội đồng thẩm định nhưng sau lên tờ trình lại có cả chữ ký của những cán bộ không đi thẩm định. Những nguy hiểm tiềm ẩn chưa được đánh giá đầy đủ trong hầu hết các tờ trình tín dụng. Ngoài ra, trong nhiều tờ trình tín dụng, chưa thể hiện đầy đủ các đánh giá

về khách hàng, về phương án kinh doanh, về biện pháp quản lý khách hàng và khoản vay, điều đó cho thấy sự chủ quan và non yếu trong quản lý rủi ro tín dụng của các cán bộ tín dụng. Sự non yếu này là khó tránh khỏi do hầu hết các cán bộ tín dụng và thẩm định tín dụng của ngân hàng có tuổi đời và tuổi nghề rất trẻ (hầu hết dưới 5 năm), còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý tín dụng, dẫn tới việc thẩm định khách hàng chưa hiệu quả, do vậy dù có những đào tạo rất kỹ về mặt lý thuyết quản lý rủi ro nhưng họ vẫn chưa thể áp dụng một cách thuần thục trong thực tế. Do vậy cần hướng dẫn và tạo điều kiện cho họ tiếp xúc nhiều hơn nữa trong thực tế để họ vững vàng hơn trong công việc.

- Việc đánh giá và quản lý TSBĐ tại ngân hàng hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, chưa xây dựng được hệ thống đánh giá, chấm điểm TSBĐ; chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung về TSBĐ trên toàn hệ thống; chưa kiểm soát được tính chính xác của các thông số về TSBĐ trong việc tính toán dự phòng và tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước. Trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay, môi trường pháp lý về chế độ kế toán, kiểm toán tài chính đang trong quá trình hoàn thiện, vì thế tính minh bạch, trung thực của báo cáo tài chính, các thông tin của khách hàng cung cấp nhiều khi chưa đủ tin cậy theo đúng quy chế cho vay. Do vậy các điều kiện cần như thẩm định năng lực tài chính, năng lực trả nợ…đối với nhiều khách hàng vay hiện nay rất khó xác định đúng nhu cầu để thuyết phục khách hàng chấp nhận. Một phần nữa là do các thông tin liên quan đến TSBĐ, nợ ngoại bảng chưa được khai thác từ nhiều hệ thống.

- Công tác thu hồi nợ và xử lý nợ chưa thực sự hiệu quả: Dư nợ quá hạn, nợ xấu vẫn tăng, công tác thu hồi nợ chưa thực sự đạt hiệu quả. Điều này có thể do nền kinh tế gặp khó khăn nên hiệu quả kinh doanh của khách hàng vay vốn giảm khiến khách hàng vay cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhưng cũng không loại trừ từ phía ngân hàng trong việc không quản lý

chặt và sát sao khách hàng để thu nợ, không theo dõi đầy đủ quá trình thực hiện thu hồi nợ của bộ phận xử lý nợ để đánh giá đúng các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho tiến độ xử lý nợ chậm.

- Ban tín dụng đã hoạt động rất tích cực nhưng do không đủ nhân lực và thởi gian chưa nhiều nên mới chỉ dừng lại việc thẩm định các khoản vay theo quy định do các bộ phận kinh doanh tại hội sở và các khoản vay vượt mức phán quyết của các chi nhánh cấp 1 gửi lên, chưa có điều kiện kiểm tra công tác quản lý tín dụng, chưa có điều kiện triển khai các công tác quản lý tín dụng, chưa có những hướng dẫn cụ thể về bộ phận kinh doanh nắm bắt quy trình quản lý rủi ro tín dụng một cách thấu đáo và nghiêm chỉnh thực hiện. Sự phối hợp giữa các bộ phận nhằm nâng cao chất lượng tín dụng còn lỏng lẻo, các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro như đưa ra yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay cũng chưa được chú ý đến.

Hiện nay, ở Ngân hàng TMCP Đại dương các khoản vay vượt mức phán quyết của chi nhánh thì được trình lên giám đốc mà không qua ban tín dụng xem xét. Điều này rất nguy hiểm vì giám đốc không thể nắm bắt hết được tình hình, do vậy dễ đưa ra một quan điểm phiến diện, có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng.

Công tác kiểm tra sau vay không được chú trọng, nên không phát hiện được các khoản vay có vấn đề, dẫn đến tình trạng khoản vay khi xảy ra sự cố mới đi vào kiểm tra sau vay thì đã muộn.

- Quản lý hồ sơ tín dụng: Hiện nay hồ sơ tín dụng của một số chi nhánh chưa được quản lý theo đúng tiêu chuẩn quản lý rủi ro tín dụng, đó là cán bộ tín dụng còn chưa ngăn nắp trong việc quản lý hồ sơ. Hạn chế này là do một số chi nhánh của ngân hàng còn chật hẹp và cán bộ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý hồ sơ tín dụng.

chưa đồng bộ do sự quản lý thiếu chặt chẽ từ đầu. Hệ thống kiểm soát nội bộ tỏ ra chưa hiệu quả trong việc phát hiện kịp thời các sai phạm về nghiệp vụ tín dụng, đạo đức nghề nghiệp. Điều này một phần do đội ngũ kiểm toán nội bộ của ngân hàng còn thiếu về số lượng và chất lượng chuyên môn.

- Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng TMCP Đại Dương còn chưa đầy đủ và hoạt động chưa hiệu quả. Chưa có các thông tin cảnh báo sớm hoặc phát hiện sớm giúp các chi nhánh có biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro. Vì vậy hạn chế nhất định đến hiệu quả quản lý RRTD.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƢƠNG

3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng.

3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam.

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, nền kinh tế thế giới đã có những bước thay đổi đáng kể trong năm 2009 và 2010. Tuy vậy trong 2 năm gần đây, kinh tế thế giới đang trải qua một năm đầy sóng gió với nhiều bài toán chưa tìm được lời giải, trong đó hai mối họa lớn nhất là nợ công Châu Âu và những khủng hoảng kinh tế Mỹ. Nằm trong khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam không thể không chịu tác động của những xu hướng phát triển kinh tế quốc tế nêu trên. Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây cũng là những năm nhiều biến động. Lạm phát tăng cao năm 2011, nhưng sang đến năm 2012 và 2013 với các biện pháp kiềm chế, tốc độ lạm phát đã được hãm phanh, tuy nhiên vẫn ở mức cao so với các nước lân cận: Trung Quốc 5,5%; Indonesia 4%; Malaysia 3,5%; Philippin 4,7% và Thái Lan 4,1%. Có thể thấy những bất cân đối vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam 2013 khá trầm trọng: thị trường bất động sản bị đóng băng từ đó lộ ra nhiều hệ lụy từ ngân hàng và tín dụng, giá vàng liên tiếp tạo nên các cơn sốt về giá, chứng khoán triền miên chuỗi ngày lao đao. Ba năm gần đây là thời gian sóng gió đối với các doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam. Đối với ngành Ngân hàng sau quãng thời gian tăng trưởng quá nhanh với 130 tổ chức tín dụng, gần 10.000 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, hệ thống ngân hàng lộ rõ nhiều yếu điểm nguy hiểm: tỷ trọng sở hữu chéo cao, đạo đức kinh doanh xuống thấp, những cuộc đua lãi suất không ngừng và có dấu hiệu "sa lầy" vào bất động sản, nợ xấu gia tăng... Sau khi điều tra vĩ mô và xếp hạng các ngân hàng vào cuối năm 2011, thống đốc Nguyễn Văn Bình đã phát

lệnh tái cấu trúc Ngân hàng, hợp nhất và sát nhập những ngân hàng yếu kém trong 2 năm 2012, 2013, để hình thành nên những định chế tài chính mạnh hơn, có khả năng trụ vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đồng thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đại dương tài chính và ngân hàng (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)