Mục tiêu và phƣơng hƣớng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 75 - 78)

1.1.1.1 .Các khái niệm về TNCs

3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng

3.1.1. Mục tiêu

Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần X. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới được xác định như sau:

Các chỉ tiêu chủ yếu về Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 là: + Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70 - 75% so với giai đoạn 2001 - 2005) chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

+ Vốn đăng ký bao gồm cả FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.

+ Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD.

+ Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103 tỷ USD.

+ Nộp ngân sách nhà nước: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.

+ Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

+ Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghiệp cao, đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.2. Phƣơng hƣớng thu hút TNCs trong bối cảnh mới 3.1.2.1. Ngành công nghiệp và xây dựng 3.1.2.1. Ngành công nghiệp và xây dựng

Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

Công nghiệp phụ trợ: khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên - phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm nhanh chóng mở rộng qui mô và thị trường tiêu thụ.

3.1.2.2. Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ còn có tiềm năng lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình "mở cửa"; tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một

số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:

+ Khuyến khích mạnh vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ "nhạy cảm" như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn, bán lẻ và văn hóa.

+ Khuyến khích đầu tư nước ngoài tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cao hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

3.1.2.3. Ngành Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp

Theo Luật đầu tư năm 2005, nuôi trồng, chế biến nông - lâm - thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới là một trong những lĩnh vực được hưởng ưu đãi đầu tư. Phù hợp chiến lược phát triển ngành, thu hút đầu tư nước ngoài định hướng theo ngành, sản phẩm chủ yếu như sau:

- Về trồng trọt và chế biến nông sản, đầu tư nước ngoài tập trung vào các dự án xây dựng các vùng trồng và chế biến nông sản xuất khẩu như lúa gạo, cây lương thực, rau quả, cà phê, cao su, chè… theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đổi mới thiết bị các xưởng chế biến.

- Về chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi, đầu tư nước ngoài tập trung thu hút vào các dự án sản xuất giống lợn, bò và gia cầm có chất lượng cao tại các vùng có điều kiện thuận lợi về lao động, đất đai, bảo đảm vệ sinh môi trường khi phát triển chăn nuôi với qui mô lớn, đồng thời tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất thức ăn gia súc có chất lượng cao.

- Về trồng rừng - chế biến gỗ, đầu tư nước ngoài tập trung các dự án sản xuất giống cây có chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ, lâm sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)