Cơ cấu theo vũng lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 68)

1.1.1.1 .Các khái niệm về TNCs

2.2. Thực trạng đầu tƣ trực tiếp của các TNCs Nhật Bản

2.2.3. Cơ cấu theo vũng lãnh thổ

2.2.3.1. Các trung tâm kinh tế lớn

Các dự án của Nhật Bản có mặt tại 42 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Nhật Bản tập trung vốn đầu tư vào các địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như tại 6 địa phương: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc. Như Tp. Hồ Chí Minh với 328 dự án với hơn 2,03 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 11,5 % tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 273 dự án với hơn 2,65 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 15 % tổng vốn đầu tư), Bình Dương với 139 dự án với hơn 1,2 tỷ USD (chiếm 6 % tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với hơn 86 dự án (chiếm 1,42 tỷ USD chiếm 8% tổng vốn đầu tư), Vĩnh Phúc với 17 dự án với hơn 715 triệu USD tổng vốn đầu tư (chiếm 4% tổng vốn đầu tư), Thanh Hóa với 7 dự án với hơn 6,85 tỷ USD tổng vốn đầu tư (chiếm 38% tổng vốn đầu tư).

Qua số liệu thống kê cho thấy các dự án của Nhật Bản cũng như các dự án đầu tư của các nước khác thường tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng tốt, thuận lợi về đường xá giao thông (Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Tính đến hết tháng 7 năm 2009, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương là 3 địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư của Nhật Bản nhất nhờ vào ưu thế về cơ sở hạ tầng tốt và chính sách thông thoáng, cởi mở. Chỉ riêng 3 địa phương này đã thu hút 740 dự án với tổng vốn đầu tư đạt hơn 5.92 tỷ USD, chiếm 33,58% tổng vốn đầu tư của các địa phương còn lại. Điều đó có được nhờ hàng loạt các hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh, thành phố, nhất là ở các địa phương có các khu chế xuất, khu công nghiệp và đang tạo ra một xu thế thu hút đầu tư vào các khu chế xuất, khu công nghiệp tại các địa phương này.

2.2.3.2. Các tỉnh còn lại

Các dự án đầu tư của Nhật Bản có mặt tại 42 tỉnh, thành phố nhưng tập trung phần lớn tại 6 địa phương với 850 dự án với tổng vốn đăng ký là 14,905 tỷ USD (chiếm 76,16 % tổng số dự án và 84,55% vốn đầu tư đăng ký. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố khác cũng rất cố gắng để thu hút đầu tư vào địa phương mình như: Hải Dương có 33 dự án với 688 triệu USD tổng vốn đầu tư, Bắc Ninh cho dù nằm sát Hà Nội cũng thu hút được 21 dự án với 353 triệu USD tổng vốn đầu tư, Quảng Ninh có 10 dự án với 31,5 triệu USD tổng vốn đầu tư… Qua đây, chúng ta có thể thấy, các doanh nghiệp Nhật Bản ngoài những địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, thì cũng thường chọn những địa điểm gần nơi khai thác tài nguyên như Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… hay những nơi gần những cảng biển lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng. Đây cũng đồng thời là những địa phương có đông dân cư, sức mua lớn.

2.3. Tác động đầu tƣ của TNCs Nhật Bản đối với Việt Nam 2.3.1. Tác động tích cực 2.3.1. Tác động tích cực

2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ

Trong chiến lược chuyển giao công nghệ của TNCs Nhật Bản, thì lĩnh vực chế tạo vẫn được TNCs Nhật Bản tập trung nghiên cứu, phát triển nhất. Trong khi hàng loạt TNCs Châu Âu và Bắc Mỹ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại như: tập đoàn Buobon xây dựng và kinh doanh siêu thị bán lẻ BigC tại Hà Nội - Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh; hay đầu tư của tập đoàn Metro Hải Phòng… Nhưng TNCs Nhật Bản vẫn tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Ví dụ như Toyota mở rộng qui mô sản xuất ôtô tại tỉnh Vĩnh Phúc, Sony xây dựng nhà máy sản xuất tivi ở Bình Dương, Honda đầu tư xây dựng nhà máy ôtô và cho ra đời sản phẩm ôtô CIVIC thế hệ mới…

Trong khi kinh tế đất nước ta còn yếu kém, công nghệ lạc hậu thì đây là cơ hội để ta nắm bắt để phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Trong quá trình thu hút FDI, Việt Nam luôn chú trọng thu hút những công nghệ tiên tiến và khuyến khích các TNC thành lập các trung tâm nghiên cứu và triển khai (R and D). Sự kết hợp của ngành công nghệ kỹ thuật tiên tiến gắn kết với các trung tâm nghiên cứu và đào tạo đang dần phổ biến ở Việt Nam. Ở TP. Hồ Chí Minh có công viên phần mềm Quang Trung, Hà Nội có khu công nghệ cao Hòa Lạc đang được triển khai, đặc biệt, hãng Internet mới đây đã mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam với vốn đăng ký 1 tỷ USD. Đây là những nguồn lực góp phần chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và phương thức quản lý tiên tiến vào Việt Nam, góp phân thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.

2.3.1.2. Một kênh thu hút vốn quan trọng

Đối với các nước đang phát triển trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam, hầu hết đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nhằm hướng tới sự tăng trưởng cao và ổn định. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối diện với một số vấn đề khó khăn lớn đó là thiếu vốn và thiết bị công nghệ, do khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế rất thấp. Do vậy, dẫn đến những hạn chế rất lớn về qui mô đầu tư và tiến trình công nghiệp hóa. Trong hoàn cảnh đó, nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản là đặc biệt quan trọng để phát triển kinh tế. Tính đến cuối tháng 8 năm 2008, Nhật Bản có 1019 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 16,9 tỷ USD, đứng thứ 2/81 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam sau Đài Loan. Tuy nhiên, lại đứng đầu về vốn đầu tư thực hiện, đạt tỷ lệ cao nhất và được đánh giá là nhà đầu tư thành công nhất tại thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh tiến trình khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đã tận dụng triệt để những thuận lợi từ chiến lược hoạt động của TNCs Nhật Bản để thu hút nguồn vốn bên ngoài, phục vụ phát triển đất nước. Đây là một trong những nhân tố chủ đạo đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong suốt những năm qua.

2.3.1.3. Chuyển giao công nghệ quản lý

Trong quá trình chuyển giao công nghệ cũng giống như việc di chuyển một thực vật sống đến một địa điểm mới, để có thể tồn tại được, người ta phải tạo ra một môi trường sống tương tự như một môi trường cũ của nó. Như vậy, để công nghệ Nhật Bản có thể phát huy được tác dụng tại Việt Nam, bên cạnh việc đưa các chuyên gia kỹ thuật và quản lý sang trực tiếp làm việc tại các công ty đầu tư, Nhật Bản còn phải trực tiếp đào tạo nên một đội ngũ nhân công có khả nang vận hành, bảo quản, sửa chữa… những dây chuyền công nghệ đó.

Thông qua đầu tư trực tiếp, TNCs Nhật Bản đã mang lại cho ASEAN những công nghệ tồn tại dưới dạng vật chất và công nghệ tồn tại dưới dạng vốn nhân lực nêu trên. Lúc đầu, vì khả năng tích luỹ trong nước rất hạn chế, nên tầm quan trọng chủ yếu của FDI của TNCs đối với Việt Nam chỉ là nguồn vốn đầu tư. Khi các nguồn vốn đầu tư trong nước đã trở nên dồi dào hơn thì FDI được coi là một cách hữu hiệu để bổ sung những yếu tố cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa hiện vẫn còn thiếu trong nền kế hoạch quốc dân. Những yếu tố đó là: (1) kỹ năng quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề; (2) khả năng tiếp thị cũng như mối quan hệ làm ăn với người nước ngoài; (3) kỹ thuật sản xuất - bí quyết công nghệ và khả năng nghiên cứu và phát triển…

Sự thành công của Việt Nam ngày nay cho phép chúng ta khẳng định rằng trong một chừng mực nào đó, Việt Nam đã từng bước nhận được các yếu tố trên thông qua FDI.

2.3.1.4. Giải quyết việc làm

Các dự án đầu tư của Nhật Bản đã góp phần tạo việc làm, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, tăng thu nhập và tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho người dân Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2008, có hơn 500 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với doanh thu hàng năm đạt trên 3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho gần 100 nghìn việc làm trực tiếp và hàng trăm nghìn lao động gián tiếp khác.

Bên cạnh đó, nhờ được làm việc với các nhà quản lý Nhật Bản mà các cán bộ công nhân Việt Nam đã học hỏi, tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm. Do đó, họ trở thành một bộ phận công nhân lành nghề, có kỹ năng và có tính kỷ luật cao: có khoảng 6.000 cán bộ quản lý, 25.000 cán bộ kỹ thuật, phần lớn là cán bộ trẻ, thông qua môi trường mới, đã trưởng thành nhanh chóng. Đây chính là nền tảng cơ sở quan trọng giúp cho Việt Nam nắm bắt, học tập được những kiến thức cần thiết để có thể vững vàng hơn khi tiến tới doanh nghiệp độc lập.

Do thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao, hàng loạt lao động từ các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước đã chuyển sang làm việc cho các chi nhánh, văn phòng đại diện và xí nghiệp liên doanh của TNCs. Tuy nhiên, đây chỉ là một sự di chuyển tự nhiên, nó đặt ra những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp trong nước việc thực hiện chính sách sử dụng và đãi ngộ với người lao động. Và chính những người lao động làm việc trong khu vực này được bổ sung kỹ năng, tác phong công

nghiệp hiện đại, sẽ góp phần tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có tiềm lực lớn của đất nước.

2.3.2. Mặt hạn chế

2.3.2.1. Vấn đề về môi trƣờng

Ô nhiễm môi trường hiện nay đang là một rào cản cho phát triển kinh tế một cách bền vững. Đã có thời gian, chúng ta chỉ chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, vào thu hút thật nhiều FDI mà bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng do các khu công nghiệp - khu chế suất, các nhà máy, xí nghiệp, hay các làng nghề cho đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục đang gây bức xúc trong dư luận. Nếu không giải quyết được vấn đề môi trường thì chúng ta sẽ tiếp tục phải trả giá với thêm nhiều làng nghề ung thư, cũng như sẽ có thêm nhiều vụ Vedan xuất hiện.

Có nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan dẫn tới tình trạng ô nhiễm như sự gia tăng dân số, mặt trái của sự tăng trưởng kinh tế quá nóng, cơ sở hạ tầng yếu kém không đồng bộ, nhận thức của người dân về môi trường chưa cao. Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường, nhận thức của nhiều cấp chính quyền cũng như các cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường chưa sâu sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Nếu chúng ta không giải quyết tốt bài toán về môi trường, chúng ta sẽ không thể giải quyết tốt bài toán về môi trường, chúng ta sẽ không thể giải quyết được vấn đề phát triển trong hội nhập.

2.3.2.1. Hiệu quả đầu tƣ còn thấp

Về lý thuyết, thu hút FDI không dẫn đến lạm phát song thực tế ở Việt Nam cho thấy thu hút FDI không hợp lý sẽ làm tăng thêm mâu thuẫn cung cầu, làm ảnh hưởng tới lạm phát tiền tệ. Những ảnh hưởng của FDI tới lạm phát thể hiện ở chỗ: giá nhà đất, giá tư liệu sản xuất… tăng cao, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, giá dịch vụ hoặc nhu cầu về tiền tệ quá lớn. Đó là do khi FDI tăng cao làm cho nền kinh tế quá nóng, ở Việt Nam các địa phương do quá coi trọng việc đưa vốn bên ngoài vào nên đã đua nhau miễn giảm thuế thu nhập, hạ thấp giá cả sử dụng đất… hình thành nên những cơn sốt cổ phiếu, nhà đất… trên phạm vi cả nước. Họ coi như việc thu hút FDI đồng nghĩa với phát triển kinh tế và hậu quả là nền kinh tế phát triển quá nóng. Như ngành bất động sản, quy mô đầu tư vào quá lớn, các dự án xây dựng nhiều đã làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng, do vậy làm cho việc cung ứng vật liệu xây dựng bị căng thẳng, giá cả tăng cao, gây mất ổn định thị trường. Việc tiếp nhận FDI mù quáng, các dự án trùng lặp, kỹ thuật lạc hậu do chạy theo lợi ích trước mắt mà không chú ý tới sự hợp lý trong cơ cấu ngành cũng làm cho giá cả leo thang. Như vậy, nếu quy mô thu hút FDI không được điều tiết, cơ cấu thu hút đầu tư FDI bất hợp lý, vốn FDI không đồng bộ sẽ hàm chứa những nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ CỦA TNCS NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng 3.1.1. Mục tiêu 3.1.1. Mục tiêu

Chủ trương tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần X. Mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn tới được xác định như sau:

Các chỉ tiêu chủ yếu về Đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 là: + Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện: đạt khoảng 24 - 25 tỷ USD (tăng 70 - 75% so với giai đoạn 2001 - 2005) chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

+ Vốn đăng ký bao gồm cả FDI đăng ký cấp mới và tăng vốn đạt khoảng 55 tỷ USD (tăng hơn 2 lần so với giai đoạn 2001 - 2005), trong đó vốn cấp mới đạt 41 tỷ USD và vốn bổ sung đạt khoảng 14 tỷ USD. Bình quân mỗi năm đạt khoảng 11 tỷ USD.

+ Doanh thu: khoảng 163,4 tỷ USD.

+ Xuất - nhập khẩu: xuất khẩu đạt khoảng 93,3 tỷ USD (không kể dầu thô); nhập khẩu đạt 103 tỷ USD.

+ Nộp ngân sách nhà nước: đạt khoảng 8,4 tỷ USD.

+ Cơ cấu vốn thực hiện theo ngành: vốn FDI thực hiện trong ngành công nghiệp chiếm khoảng 60%, nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 5% và dịch vụ khoảng 35%.

+ Chú trọng thu hút đầu tư từ các nước G7 có công nghiệp cao, đảm bảo phát triển bền vững.

3.1.2. Phƣơng hƣớng thu hút TNCs trong bối cảnh mới 3.1.2.1. Ngành công nghiệp và xây dựng 3.1.2.1. Ngành công nghiệp và xây dựng

Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm: công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

Công nghiệp phụ trợ: khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên - phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm nhanh chóng mở rộng qui mô và thị trường tiêu thụ.

3.1.2.2. Ngành dịch vụ

Ngành dịch vụ còn có tiềm năng lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với đầu tư nước ngoài có tính tới các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)