1.1.1.1 .Các khái niệm về TNCs
3.2. Các biện pháp cụ thể
3.2.1. Cải cách thủ tục hành chính
Việc đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách thủ tục nói chung và trong lĩnh vực đầu tư nói riêng theo hướng thu hẹp diện tích các dự án phải thẩm định cấp phép đầu tư, giảm các tiêu chí thẩm định… là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có những bước tiến bộ trong công tác điều hành, quản lý đất nước nói chung và trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nói riêng. Cơ chế quản lý đầu tư ngày càng thông thoáng hơn nhưng trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài vẫn còn ách tắc, cản trở và còn nhiều kẽ hở trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, xét duyệt, cấp giấy phép đăng ký và cả việc quản lý hoạt động đầu tư. Trong thời gian tới, việc xây dựng bộ máy quản lý đầu tư cần được cải tiến theo hướng tinh giản, gọn nhẹ nhưng đảm bảo nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy này. Thực hiện nguyên tắc "một dấu, một cửa" cho toàn bộ quá trình từ tiếp nhận cho đến việc cấp phép đầu tư. Tăng cường kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện đầu tư để kịp thời hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động đầu tư khi cần thiết. Việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động đầu tư là cần thiết song cần có cơ chế điều phối, kiểm soát hữu hiệu từ một trung tâm là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đảm bảo quản lý thống nhất, hạn chế những tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương để giảm bớt thiệt hại cho quốc gia, đồng thời tránh bị các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng. Tăng cường công tác thông tin, tư vấn, tận dụng thành quả của cuộc cách mạng khoa học
các công ty muốn làm ăn với Việt Nam, kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động đầu tư trên phạm vi của cả nước để có những quyết định quản lý kịp thời, thống nhất. Nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài cũng như đội ngũ cán bộ làm việc trực tiếp với các công ty xuyên quốc gia.