Hiệu quả đầu tƣ còn thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 74 - 75)

1.1.1.1 .Các khái niệm về TNCs

2.3. Tác động đầu tƣ của TNCs Nhật Bản đối với Việt Nam

2.3.2.1. Hiệu quả đầu tƣ còn thấp

Về lý thuyết, thu hút FDI không dẫn đến lạm phát song thực tế ở Việt Nam cho thấy thu hút FDI không hợp lý sẽ làm tăng thêm mâu thuẫn cung cầu, làm ảnh hưởng tới lạm phát tiền tệ. Những ảnh hưởng của FDI tới lạm phát thể hiện ở chỗ: giá nhà đất, giá tư liệu sản xuất… tăng cao, ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, giá dịch vụ hoặc nhu cầu về tiền tệ quá lớn. Đó là do khi FDI tăng cao làm cho nền kinh tế quá nóng, ở Việt Nam các địa phương do quá coi trọng việc đưa vốn bên ngoài vào nên đã đua nhau miễn giảm thuế thu nhập, hạ thấp giá cả sử dụng đất… hình thành nên những cơn sốt cổ phiếu, nhà đất… trên phạm vi cả nước. Họ coi như việc thu hút FDI đồng nghĩa với phát triển kinh tế và hậu quả là nền kinh tế phát triển quá nóng. Như ngành bất động sản, quy mô đầu tư vào quá lớn, các dự án xây dựng nhiều đã làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng, do vậy làm cho việc cung ứng vật liệu xây dựng bị căng thẳng, giá cả tăng cao, gây mất ổn định thị trường. Việc tiếp nhận FDI mù quáng, các dự án trùng lặp, kỹ thuật lạc hậu do chạy theo lợi ích trước mắt mà không chú ý tới sự hợp lý trong cơ cấu ngành cũng làm cho giá cả leo thang. Như vậy, nếu quy mô thu hút FDI không được điều tiết, cơ cấu thu hút đầu tư FDI bất hợp lý, vốn FDI không đồng bộ sẽ hàm chứa những nguy cơ làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ CỦA TNCS NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Nhật Bản tại Việt Nam (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)