1.1.1.1 .Các khái niệm về TNCs
2.3. Tác động đầu tƣ của TNCs Nhật Bản đối với Việt Nam
2.3.1.1. Thúc đẩy chuyển giao công nghệ
Trong chiến lược chuyển giao công nghệ của TNCs Nhật Bản, thì lĩnh vực chế tạo vẫn được TNCs Nhật Bản tập trung nghiên cứu, phát triển nhất. Trong khi hàng loạt TNCs Châu Âu và Bắc Mỹ đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại như: tập đoàn Buobon xây dựng và kinh doanh siêu thị bán lẻ BigC tại Hà Nội - Hải Phòng - TP. Hồ Chí Minh; hay đầu tư của tập đoàn Metro Hải Phòng… Nhưng TNCs Nhật Bản vẫn tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghệ chế tạo máy. Ví dụ như Toyota mở rộng qui mô sản xuất ôtô tại tỉnh Vĩnh Phúc, Sony xây dựng nhà máy sản xuất tivi ở Bình Dương, Honda đầu tư xây dựng nhà máy ôtô và cho ra đời sản phẩm ôtô CIVIC thế hệ mới…
Trong khi kinh tế đất nước ta còn yếu kém, công nghệ lạc hậu thì đây là cơ hội để ta nắm bắt để phục vụ phát triển kinh tế đất nước.
Trong quá trình thu hút FDI, Việt Nam luôn chú trọng thu hút những công nghệ tiên tiến và khuyến khích các TNC thành lập các trung tâm nghiên cứu và triển khai (R and D). Sự kết hợp của ngành công nghệ kỹ thuật tiên tiến gắn kết với các trung tâm nghiên cứu và đào tạo đang dần phổ biến ở Việt Nam. Ở TP. Hồ Chí Minh có công viên phần mềm Quang Trung, Hà Nội có khu công nghệ cao Hòa Lạc đang được triển khai, đặc biệt, hãng Internet mới đây đã mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam với vốn đăng ký 1 tỷ USD. Đây là những nguồn lực góp phần chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và phương thức quản lý tiên tiến vào Việt Nam, góp phân thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ.