Phƣơng hƣớng hoạt động của Công ty CP Giải pháp tòa nhà thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử tại công ty cổ phần giải pháp tòa nhà thông minh (Trang 90 - 92)

minh và vai trò của văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp

Văn hóa ứng xử góp phần làm đẹp thêm hình tƣợng của công ty, tạo thêm những tín nhiệm mới, thu thập đƣợc nhiều khách hàng hơn. Văn hóa ứng xử không chỉ giúp cho mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao mà còn xây dựng đƣợc lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp từ đó sẽ tạo nên sức mạnh đƣa doanh nghiệp tiến lên phía trƣớc.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một công tác cần triển khai lâu dài, nhiều mặt, đòi hỏi ý thức, sự góp sức của nhiều ngƣời. Nhận thức đƣợc vấn đề này, IBS đã chú trọng đến phƣơng hƣớng hoạt động của công ty dựa trên các phƣơng diện:

Thứ nhất là phải cải tiến và hoàn thiện những định chế đã ban hành thành một hệ thống định chế chuẩn của IBS, bao gồm: tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ nhƣ: đa dạng hoá các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi ngƣời.

Thứ hai là triết lý “lấy con ngƣời làm trung tâm”. Lấy con ngƣời làm gốc để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, làm cho quan niệm giá trị của doanh nghiệp thấm sâu vào các chế độ, chính sách, vào từng hành vi của ngƣời lao động. Điều đó bao gồm các nội dung cơ bản: bồi dƣỡng tinh thần trách nhiệm của CBCNV để phát huy tính tích cực, tính chủ động,

sáng tạo và tính tự giác; bồi dƣỡng quan điểm giá trị doanh nghiệp và tinh thần doanh nghiệp trở thành nhận thức chung của CBCNV và trở thành động lực nội tại, khích lệ tất cả mọi ngƣời phấn đấu vì sự tồn tại và phát triển của IBS cũng chính là sự tồn tại và phát triển của chính mình; định hƣớng và xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho mỗi thành viên IBS; tăng cƣờng đào tạo và phát triển tài nguyên văn hóa trong doanh nghiệp nhằm tạo ra không khí văn hóa tốt đẹp để nâng cao tố chất văn hóa và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCNV; có chính sách thu hút nhân tài, có chế độ thƣởng - phạt nghiêm minh, có cơ chế quản lý dân chủ, đãi ngộ công bằng, tôn trọng, khuyến khích ngƣời lao động cống hiến cho sự phát triển IBS.

Thứ ba là “hƣớng ra thị trƣờng”. Việc phải trở thành doanh nghiệp tự chủ để phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng đòi hỏi IBS phải nhanh chóng hình thành quan niệm thị trƣờng linh hoạt, sát với thực tiễn. Quan niệm thị trƣờng bao gồm nhiều mặt nhƣ: năng lực sản xuất, công nghệ, chất lƣợng sản phẩm, năng suất lao động, giá thành, khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng quay vòng vốn kinh doanh, chi phí sử dụng vốn, các dịch vụ sau bán hàng, các kỳ khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng… Tất cả phải hƣớng tới việc tăng cƣờng sức cạnh tranh, giành thị phần cho IBS. Cần phải coi nhu cầu thị trƣờng và sự thỏa mãn của khách hàng là xuất phát điểm của văn hóa doanh nghiệp IBS.

Thứ tƣ, ý thức quan trọng trong tiềm thức là “khách hàng là trên hết”. IBS hƣớng ra thị trƣờng suy cho cùng là hƣớng tới khách hàng. Vì vậy, phải lấy khách hàng làm trung tâm, coi khách hàng là thƣợng đế, là giá đỡ, là điểm tựa cho IBS tồn tại và phát triển. Có 3 việc cần làm là: căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để tạo ra sản phẩm và dịch vụ có chất lƣợng phù hợp với thị trƣờng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; xây

dựng hệ thống cung ứng hàng hóa, tƣ vấn và chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lƣợng phục vụ để tạo niềm tin và kích thích sức mua của khách hàng; xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, doanh lợi là thứ hai. Tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trƣờng sinh tồn của doanh nghiệp, xây dựng hình ảnh IBS tốt đẹp trong cộng đồng các doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý tòa nhà thông minh.

Phƣơng diện thứ năm rất quan trọng là bồi dƣỡng “đạo đức kinh doanh” cho nguồn nhân lực của Công ty. Kinh doanh trung thực, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng với mọi doanh nghiêp theo quy định của pháp luật, không kiếm lời bằng lừa dối khách hàng, bằng hủy hoại môi trƣờng, hay bằng bóc lột ngƣời lao động…, quan tâm đến an sinh xã hội. Đặc biệt là vấn đề bảo vệ môi trƣờng, chỉ sản xuất các loại hàng hóa không độc hại, không gây ô nhiễm môi trƣờng và lãng phí tài nguyên. Thông qua văn hóa doanh nghiệp hƣớng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, vì lợi ích con ngƣời và cộng đồng.

Cuối cùng là ý thức mỗi thành viên về “trách nhiệm xã hội”. IBS đóng góp cho xã hội không chỉ ở số lƣợng sản phẩm mà còn phải tiếp tục thể hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động an sinh xã hội nhƣ xóa đói, giảm nghèo, nhân đạo, từ thiện; tích cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật… Qua đó sẽ khẳng định đƣợc vị thế, uy tín của IBS trong cộng đồng các doanh nghiệp, địa phƣơng sản xuất kinh doanh mà IBS đặt trụ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn hóa ứng xử tại công ty cổ phần giải pháp tòa nhà thông minh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)