Sử dụng kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam (Trang 29)

Một hệ thống đánh giá tốt có thể đủ để khuyến khích nhân sự. Nhân sự được khuyến khích rất có thể sẽ làm việc chăm chỉ hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Như vậy, hệ thống đánh giá nhân sự của doanh nghiệp nói chung và đánh giá thực hiện công việc nói riêng cần được gắn kết với các quyết định về tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền khuyến khích cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng muốn sử dụng kết quả đánh giá cho các mục đích khác nhau như là hoạch định nguồn nhân lực, đào tạo, tạo động lực, trả lương và trao quyền. Ví dụ, dựa trên mức độ hoàn thành công việc tổng quát mà các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định liên quan đến việc tăng lương cho nhân viên như sau:

 Mức độ hoàn thành dưới mức trung bình - không tăng lương

 Mức độ hoàn thành đạt mức trung bình - tăng lương 5%

 Mức độ hoàn thành trên mức trung bình - tăng lương 7%

 Mức độ hoàn thành xuất sắc - tăng lương 10%

Hơn nữa, việc xem xét trao thưởng cho nhân viên bằng cổ phiếu - theo mức càng thực thi công việc tốt thì số lượng cổ phiếu càng nhận được nhiều. Nghĩa là nó nằm trong lợi ích tài chính của họ đối với công ty để làm tốt và giá cổ phiếu sẽ tăng. Đồng thời việc nhân viên thực hiện công việc tốt và tự nguyện nhận thêm trách nhiệm có thể được xem xét để thăng tiến.

Xem xét việc trao thưởng có thể là cách tuyệt vời để khuyến khích nhân viên nhưng cần phải thận trọng. Tuy nhiên, chúng cũng có thể mang lại kết quả ngược lại sự mong đợi nếu không có sự quan tâm thích đáng.

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên bao gồm:

1.3.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài

- Luật pháp: Thông thường Luật lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đánh giá thực hiện công việc của nhân viên. Bộ luật Lao động năm 1994 có hiệu lực từ 1/1/1995 có những quy định về bảo vệ quyền lợi người lao động, đặc biệt là lao động nữ. Phương pháp đánh giá thực hiện công việc được sử dụng phải đảm bảo công bằng và không vi phạm các quyền lợi (thu nhập, chế độ ốm đau, thai sản…), nhân phẩm người lao động như quy định tại Bộ luật Lao động. Một số nội quy, quy chế về lao động phải được đăng ký với các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương.

- Văn hóa - xã hội: Nề nếp văn hóa - xã hội ảnh hưởng lớn đến hoạt động của con người, sự thay đổi về thái độ làm việc và nghỉ ngơi, sự thay đổi về lối sống xã hội, sự thay đổi về cách nhìn nhận đối với lao động nữ...Tất cả các yếu tố đó đều có ảnh hưởng nhất định đến công tác đánh giá thực hiện công việc ở xu hướng nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

- Chính quyền và đoàn thể: Chính quyền và cơ quan đoàn thể tác động đến doanh nghiệp nhằm đảm bảo các quyền lợi của người lao động. Do đó, ảnh hưởng của các tổ chức này đối với các doanh nghiệp thường liên quan đến chế độ, chính sách tuyển dụng, sa thải... lao động. Ngoài ra, họ còn gây áp lực với cấp quản trị trong việc tăng lương, tăng ngạch cho những người có thâm niên hơn là dựa vào thực hiện công việc công tác.

1.3.2. Các yếu tố môi trường bên trong

- Văn hóa doanh nghiệp: Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quản trị nguồn nhân lực nói chung. Do vậy, đánh giá thực hiện công việc của nhân viên bị chi phối bởi những đặc điểm về giá trị chung của doanh nghiệp như thái độ đối với công việc là thiên về trách nhiệm cá nhân hay trách nhiệm tập thể. Việc ra quyết định, căn cứ trả lương và khen thưởng dựa vào thâm niên nghề nghiệp hay dựa vào đóng góp của cá nhân, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên là gắn bó hay thời vụ… Vì thế, văn hóa doanh nghiệp trở thành kim chỉ nam cho việc xây dựng mục tiêu và hệ thống đánh giá thực hiện công việc.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc. Trong một doanh nghiệp có nhiều tầng nấc, nhiều cấp quản trị thì việc đánh giá thực hiện công việc và ứng dụng chúng càng khó sâu sát và dễ bị nhiễu. Cơ cấu tổ chức hỗn hợp cũng làm cho công tác đánh giá thực hiện công việc khó khăn hơn so với cơ cấu đơn giản. Điều quan trọng ở đây là xây dựng chính sách đánh giá thực hiện công việc thống nhất cho mọi bộ phận trong doanh nghiệp, việc lựa chọn những điểm mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp để thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện công việc và hệ thống đánh giá thực hiện công việc.

- Phong cách lãnh đạo của công ty: Chính là cách thức mà những thái độ và sở thích của cấp trên tác động đến cách hoàn thành công việc, nhân tố này phải đặc biệt nhấn mạnh vì những vấn đề phát sinh, có thể là kết quả của việc khác nhau trong cách thức quản trị của nhà quản trị cấp trên và thấp hơn. Thông thường, nhà quản trị cấp thấp hơn thường đi theo lối cung cách của cấp trên, điều này dẫn đến

khó khăn trong việc tiếp cận và đánh giá thực hiện công việc.

- Trình độ và nhận thức của người lao động: Mỗi nhân viên có thể hoàn toàn khác nhau về trình độ, khả năng, thái độ và nhận thức. Do đó kết quả là hành vi, cách ứng xử của nhà quản trị có thể sẽ thích hợp với nhân viên trong đơn vị mình nhưng có thể lại vô hiệu đối với những người khác. Trong rất nhiều trường hợp, trình độ nhận thức của mỗi nhân viên là rất khác nhau, vì vậy rất khó khăn cho nhà quản lý khi quản trị một nhóm nhân viên. Để công tác quản lý đạt hiệu quả thì nhà quản trị phải cân nhắc cả cá nhân và những nhóm khác.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI MB QUẢNG NAM

2.1. Khái quát về MB Quảng Nam

2.1.1. Giới thiệu về MB Quảng Nam

2.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

MB Quảng Nam tiền thân là Phòng giao dịch Hội An (PGD Hội An), thành lập tháng 03/2008. Tháng 01/2011, PGD Hội An được nâng cấp thành ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam, có trụ sở chính tại số 25 Trần Hưng Đạo - Hội An - Quảng Nam. Tháng 09/2012, MB Quảng Nam chuyển vị trí trụ sở mới về trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam đặt tại số 284 Phan Chu Trinh - Tam Kỳ - Quảng Nam. Sau gần hai năm đi vào hoạt động, MB Quảng Nam có tổng số nhân sự là 52 người và mạng lưới có thêm PGD Hội An trực thuộc tại địa điểm cũ của chi nhánh. Tình hình kinh doanh của chi nhánh có những bước phát triển đáng kể với đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Trong tương lai, MB Quảng Nam sẽ mở rộng mạng lưới PGD ra các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của MB Quảng Nam

MB Quảng Nam thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới nhiều hình thức như nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, cho vay tài trợ, ủy thác, thấu chi, cho vay tiêu dùng.

- Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm

chi, séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiều hối… - Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của ngân hàng Nhà nước và của các ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam, mua bán ngoại tệ, mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) thu chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.

- Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam.

- Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh ngân hàng như kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập - chi phí...

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của chi nhánh a. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB Quảng Nam

Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Quảng Nam được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng.

BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng Phòng hành chính nhân sự Phòng công nghệ thông tin Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng thanh toán quốc tế PGD Hội An Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc

- Chịu trách nhiệm điều hành chung mọi mặt hoạt động của chi nhánh, đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng chiến lược phát triển của chi nhánh trong từng giai đoạn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chung của toàn ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động của chi nhánh.

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng - Bộ phận kế toán nội bộ và tài chính

+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân hàng.

+ Cung cấp dịch vụ thánh toán, tài khoản cho khách hàng.

+ Huy động tiết kiệm, huy động vốn và quản lý hoạt động nguồn vốn, đề xuất các chính sách lãi suất.

+ Đảm bảo hoạt động của chi nhánh theo đúng quy chế tài chính ngân hàng.

- Bộ phận kế toán dịch vụ

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tổng hợp hoạt động của các giao dịch.

- Bộ phận kho quỹ

+ Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt.

+ Giao dịch tiền mặt với ngân hàng Nhà nước. + Quản lý kho quỹ.

Phòng hành chính nhân sự

- Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, văn thư, hậu cần. - Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự - đào tạo.

Phòng công nghệ thông tin

Có chức năng trong việc cài đặt và quản lý phần mềm, các chương trình ứng dụng trên máy vi tính, bảo dưỡng, bảo trì, quản trị mạng và các nghiệp vụ khác liên quan đến công nghệ tin học, quản lý máy rút tiền tự động.

Thực hiện các giao dịch đối với các tổ chức Việt Nam (bao gồm tất cả các hình thức tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài nhưng có thể hoạt động ở Việt Nam hoặc hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam). Các nghiệp vụ cụ thể:

- Mở tài khoản tiền gửi

- Cho vay ngắn, trung hạn và dài hạn - Cho vay cổ phần hóa

- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu - Bảo lãnh

- Thanh toán

- Trả lương qua tài khoản - Tư vấn tài chính

Phòng khách hàng cá nhân:

Thực hiện giao dịch với mọi khách hàng cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú và hoạt động tại Việt Nam.

- Tiết kiệm

- Tiền gửi thanh toán - Thẻ

- Tín dụng

+ Cho vay tiêu dùng

+ Cho vay mua, sửa chữa xây dựng mới nhà cửa + Cho vay mua ô tô trả góp

+ Cho vay kinh doanh phát triển kinh tế gia đình + Cho vay mua cổ phần

+ Cho vay cán bộ công nhân viên - Chuyển tiền

- Chiết khấu chứng từ có giá

Phòng thanh toán quốc tế

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế

PGD Hội An

Thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng qui định của nhà nước.

2.1.2. Đánh giá các hoạt động cơ bản MB Quảng Nam

2.1.2.1. Tình hình chung về huy động vốn tại MB Quảng Nam

Trong thời gian hoạt động vừa qua, cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên kết hợp với các chính sách hợp lý như chính sách lãi suất linh hoạt, chiến lược marketing…MB Quảng Nam đã không ngừng khai thác và phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Với vai trò là trung gian tín dụng, MB Quảng Nam cũng như các Ngân hàng Thương mại khác thực hiện việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để thực hiện hoạt động cho vay, đầu tư…MB Quảng Nam thực hiện huy động vốn dưới hai hình thức chủ yếu là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của MB Quảng Nam

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiền gửi của TCKT, dân cư 160,58 99,31 318,87 99,40 44,096 99,49 158,29 98,57 122,09 38,97 TG không kỳ hạn 29,80 18,43 56,32 17,56 71,05 17,20 26,52 88,99 14,73 26,15 TG có kỳ hạn 25,31 15,65 49,31 15,37 67,03 13,80 24,00 94,82 17,72 35,94 TG ký quỹ 8,60 5,32 13,80 4,30 17,13 3,87 5,20 60,47 3,33 24,13 TGTK 96,87 59,91 199,44 62,17 285,75 64,62 102,57 105,88 86,31 43,28 2. Phát hành giấy tờ có giá 1,12 0,69 1,93 0,60 2,25 0,51 0,81 72,32 0,32 16,58 Tổng 161,70 100 320,80 100 443,21 100 159,10 98,39 122,41 38,16

Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của MB Quảng Nam ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 320,8 tỷ đồng tăng 98.39% so với năm 2010. Đến năm 2012, nguồn vốn này đạt 443,21 tỷ đồng, tăng 38,16% so với năm 2011. Sở dĩ như vậy là do tháng 01/2011 chi nhánh vừa được nâng cấp lên từ PGD Hội An, vì thế quy mô hoạt động cũng như nguồn lực tăng lên rất nhiều cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, các chính sách Marketing linh hoạt đã tạo điều kiện cho công tác huy động vốn đạt được hiệu quả hơn.

Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh thì hoạt động huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong nền kinh tế là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 huy động từ tiền gửi tăng 158,29 tỷ đồng (tức tăng 98,57%) so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 122,09 tỷ đồng (tức tăng 378,97%) so với năm 2011. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động với năm 2011 tăng 102,27 tỷ đồng (tăng 105,88%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 86,31 tỷ đồng (tăng 43,28%) so với năm 2011. Còn các loại tiền gửi khác vẫn tăng cụ thể năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn tăng 14,73 tỷ đồng (tăng 26,15%), tiền gửi có kỳ hạn tăng 17,72 tỷ đồng (tức tăng 35,94%), tiền gửi ký quỹ tăng 3,33 tỷ đồng (tăng 24,13%). Như vậy có thể thấy rằng những loại tiền gửi có tính chất ổn định như tiền gửi tiết kiệm, tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)