1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc
1.3.2. Các yếu tố môi trường bên trong
- Văn hóa doanh nghiệp: Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến quản trị nguồn nhân lực nói chung. Do vậy, đánh giá thực hiện công việc của nhân viên bị chi phối bởi những đặc điểm về giá trị chung của doanh nghiệp như thái độ đối với công việc là thiên về trách nhiệm cá nhân hay trách nhiệm tập thể. Việc ra quyết định, căn cứ trả lương và khen thưởng dựa vào thâm niên nghề nghiệp hay dựa vào đóng góp của cá nhân, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên là gắn bó hay thời vụ… Vì thế, văn hóa doanh nghiệp trở thành kim chỉ nam cho việc xây dựng mục tiêu và hệ thống đánh giá thực hiện công việc.
- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức có ảnh hưởng đến công tác đánh giá thực hiện công việc. Trong một doanh nghiệp có nhiều tầng nấc, nhiều cấp quản trị thì việc đánh giá thực hiện công việc và ứng dụng chúng càng khó sâu sát và dễ bị nhiễu. Cơ cấu tổ chức hỗn hợp cũng làm cho công tác đánh giá thực hiện công việc khó khăn hơn so với cơ cấu đơn giản. Điều quan trọng ở đây là xây dựng chính sách đánh giá thực hiện công việc thống nhất cho mọi bộ phận trong doanh nghiệp, việc lựa chọn những điểm mấu chốt ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp để thiết lập các tiêu chuẩn thực hiện công việc và hệ thống đánh giá thực hiện công việc.
- Phong cách lãnh đạo của công ty: Chính là cách thức mà những thái độ và sở thích của cấp trên tác động đến cách hoàn thành công việc, nhân tố này phải đặc biệt nhấn mạnh vì những vấn đề phát sinh, có thể là kết quả của việc khác nhau trong cách thức quản trị của nhà quản trị cấp trên và thấp hơn. Thông thường, nhà quản trị cấp thấp hơn thường đi theo lối cung cách của cấp trên, điều này dẫn đến
khó khăn trong việc tiếp cận và đánh giá thực hiện công việc.
- Trình độ và nhận thức của người lao động: Mỗi nhân viên có thể hoàn toàn khác nhau về trình độ, khả năng, thái độ và nhận thức. Do đó kết quả là hành vi, cách ứng xử của nhà quản trị có thể sẽ thích hợp với nhân viên trong đơn vị mình nhưng có thể lại vô hiệu đối với những người khác. Trong rất nhiều trường hợp, trình độ nhận thức của mỗi nhân viên là rất khác nhau, vì vậy rất khó khăn cho nhà quản lý khi quản trị một nhóm nhân viên. Để công tác quản lý đạt hiệu quả thì nhà quản trị phải cân nhắc cả cá nhân và những nhóm khác.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI MB QUẢNG NAM