Giới thiệu về MB Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam (Trang 33)

2.1. Khái quát về MB Quảng Nam

2.1.1. Giới thiệu về MB Quảng Nam

2.1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

MB Quảng Nam tiền thân là Phòng giao dịch Hội An (PGD Hội An), thành lập tháng 03/2008. Tháng 01/2011, PGD Hội An được nâng cấp thành ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam, có trụ sở chính tại số 25 Trần Hưng Đạo - Hội An - Quảng Nam. Tháng 09/2012, MB Quảng Nam chuyển vị trí trụ sở mới về trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Nam đặt tại số 284 Phan Chu Trinh - Tam Kỳ - Quảng Nam. Sau gần hai năm đi vào hoạt động, MB Quảng Nam có tổng số nhân sự là 52 người và mạng lưới có thêm PGD Hội An trực thuộc tại địa điểm cũ của chi nhánh. Tình hình kinh doanh của chi nhánh có những bước phát triển đáng kể với đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Trong tương lai, MB Quảng Nam sẽ mở rộng mạng lưới PGD ra các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của MB Quảng Nam

MB Quảng Nam thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới nhiều hình thức như nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn như tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, tiết kiệm dự thưởng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và dân cư, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, cho vay tài trợ, ủy thác, thấu chi, cho vay tiêu dùng.

- Thực hiện và quản lý các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển tiền nhanh, thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm

chi, séc, chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM, chi trả kiều hối… - Chấp hành tốt chế độ quản lý tiền tệ, kho quỹ của ngân hàng Nhà nước và của các ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam, mua bán ngoại tệ, mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) thu chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ.

- Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nhân viên, quản lý tốt nhân sự, nâng cao uy tín phục vụ của ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam.

- Lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh ngân hàng như kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch thu nhập - chi phí...

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý của chi nhánh a. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của MB Quảng Nam

Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng TMCP Quân đội – chi nhánh Quảng Nam được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng.

BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng Phòng hành chính nhân sự Phòng công nghệ thông tin Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng thanh toán quốc tế PGD Hội An Chú thích : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Ban giám đốc

- Chịu trách nhiệm điều hành chung mọi mặt hoạt động của chi nhánh, đảm bảo chi nhánh hoạt động an toàn, hiệu quả.

- Xây dựng chiến lược phát triển của chi nhánh trong từng giai đoạn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển chung của toàn ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về mọi mặt hoạt động của chi nhánh.

Phòng kế toán và dịch vụ khách hàng - Bộ phận kế toán nội bộ và tài chính

+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán ngân hàng.

+ Cung cấp dịch vụ thánh toán, tài khoản cho khách hàng.

+ Huy động tiết kiệm, huy động vốn và quản lý hoạt động nguồn vốn, đề xuất các chính sách lãi suất.

+ Đảm bảo hoạt động của chi nhánh theo đúng quy chế tài chính ngân hàng.

- Bộ phận kế toán dịch vụ

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tổng hợp hoạt động của các giao dịch.

- Bộ phận kho quỹ

+ Chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt.

+ Giao dịch tiền mặt với ngân hàng Nhà nước. + Quản lý kho quỹ.

Phòng hành chính nhân sự

- Chịu trách nhiệm về công tác lễ tân, văn thư, hậu cần. - Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự - đào tạo.

Phòng công nghệ thông tin

Có chức năng trong việc cài đặt và quản lý phần mềm, các chương trình ứng dụng trên máy vi tính, bảo dưỡng, bảo trì, quản trị mạng và các nghiệp vụ khác liên quan đến công nghệ tin học, quản lý máy rút tiền tự động.

Thực hiện các giao dịch đối với các tổ chức Việt Nam (bao gồm tất cả các hình thức tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài nhưng có thể hoạt động ở Việt Nam hoặc hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam). Các nghiệp vụ cụ thể:

- Mở tài khoản tiền gửi

- Cho vay ngắn, trung hạn và dài hạn - Cho vay cổ phần hóa

- Cho vay chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu - Bảo lãnh

- Thanh toán

- Trả lương qua tài khoản - Tư vấn tài chính

Phòng khách hàng cá nhân:

Thực hiện giao dịch với mọi khách hàng cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài đang cư trú và hoạt động tại Việt Nam.

- Tiết kiệm

- Tiền gửi thanh toán - Thẻ

- Tín dụng

+ Cho vay tiêu dùng

+ Cho vay mua, sửa chữa xây dựng mới nhà cửa + Cho vay mua ô tô trả góp

+ Cho vay kinh doanh phát triển kinh tế gia đình + Cho vay mua cổ phần

+ Cho vay cán bộ công nhân viên - Chuyển tiền

- Chiết khấu chứng từ có giá

Phòng thanh toán quốc tế

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế

PGD Hội An

Thực hiện các nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh theo đúng qui định của nhà nước.

2.1.2. Đánh giá các hoạt động cơ bản MB Quảng Nam

2.1.2.1. Tình hình chung về huy động vốn tại MB Quảng Nam

Trong thời gian hoạt động vừa qua, cùng với sự nỗ lực của toàn thể nhân viên kết hợp với các chính sách hợp lý như chính sách lãi suất linh hoạt, chiến lược marketing…MB Quảng Nam đã không ngừng khai thác và phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Với vai trò là trung gian tín dụng, MB Quảng Nam cũng như các Ngân hàng Thương mại khác thực hiện việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để thực hiện hoạt động cho vay, đầu tư…MB Quảng Nam thực hiện huy động vốn dưới hai hình thức chủ yếu là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, cá nhân và phát hành giấy tờ có giá.

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động huy động vốn của MB Quảng Nam

(ĐVT: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

1. Tiền gửi của TCKT, dân cư 160,58 99,31 318,87 99,40 44,096 99,49 158,29 98,57 122,09 38,97 TG không kỳ hạn 29,80 18,43 56,32 17,56 71,05 17,20 26,52 88,99 14,73 26,15 TG có kỳ hạn 25,31 15,65 49,31 15,37 67,03 13,80 24,00 94,82 17,72 35,94 TG ký quỹ 8,60 5,32 13,80 4,30 17,13 3,87 5,20 60,47 3,33 24,13 TGTK 96,87 59,91 199,44 62,17 285,75 64,62 102,57 105,88 86,31 43,28 2. Phát hành giấy tờ có giá 1,12 0,69 1,93 0,60 2,25 0,51 0,81 72,32 0,32 16,58 Tổng 161,70 100 320,80 100 443,21 100 159,10 98,39 122,41 38,16

Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của MB Quảng Nam ta thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 320,8 tỷ đồng tăng 98.39% so với năm 2010. Đến năm 2012, nguồn vốn này đạt 443,21 tỷ đồng, tăng 38,16% so với năm 2011. Sở dĩ như vậy là do tháng 01/2011 chi nhánh vừa được nâng cấp lên từ PGD Hội An, vì thế quy mô hoạt động cũng như nguồn lực tăng lên rất nhiều cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên, các chính sách Marketing linh hoạt đã tạo điều kiện cho công tác huy động vốn đạt được hiệu quả hơn.

Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh thì hoạt động huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư trong nền kinh tế là hoạt động chủ yếu tạo ra nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2011 huy động từ tiền gửi tăng 158,29 tỷ đồng (tức tăng 98,57%) so với năm 2010, đến năm 2012 tăng 122,09 tỷ đồng (tức tăng 378,97%) so với năm 2011. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động với năm 2011 tăng 102,27 tỷ đồng (tăng 105,88%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 86,31 tỷ đồng (tăng 43,28%) so với năm 2011. Còn các loại tiền gửi khác vẫn tăng cụ thể năm 2012, tiền gửi không kỳ hạn tăng 14,73 tỷ đồng (tăng 26,15%), tiền gửi có kỳ hạn tăng 17,72 tỷ đồng (tức tăng 35,94%), tiền gửi ký quỹ tăng 3,33 tỷ đồng (tăng 24,13%). Như vậy có thể thấy rằng những loại tiền gửi có tính chất ổn định như tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng mạnh hơn nhiều so với tiền gửi có tính chất kém ổn định hơn như tiền gửi không kỳ hạn. Chính vì thế góp phần làm cho nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ổn định hơn tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư hợp lý và dễ dàng hơn.

Ngoài các hình thức huy động trên, ngân hàng còn thực hiện phát hành giấy tờ có giá, tuy nhiên nó chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Cụ thể năm 2011, huy động dưới hình thức này đạt 1,93 tỷ đồng chiếm 0,6% trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2012 nó chỉ chiếm 0,51% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy việc huy động vốn dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá vẫn chưa được chi nhánh chú trọng và quan tâm phát triển. Vì vậy trong thời

gian tới chi nhánh cần đẩy mạnh huy động vốn dưới hình thức này nhằm làm đa dạng hóa cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và góp phần gia tăng quy mô nguồn vốn kinh doanh để có thể thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác phát triển.

2.1.2.2. Tình hình cho vay vốn của MB Quảng Nam

Trong thời gian qua, nền kinh tế không ngừng biến động khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sự gia tăng về giá cả các nguyên vật liệu đầu vào đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tình trạng gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn đang có chiều hướng gia tăng làm cho hoạt động tín dụng cũng bị hạn chế theo. Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực của đội ngũ nhân viên kết hợp với công tác chấn chỉnh hoạt động ngân hàng với việc thực hiện mục tiêu “Hiệu quả kinh doanh gắn liền với an toàn vốn” giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đảm bảo có sự tăng trưởng góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Tỉnh. Dưới đây là kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong những năm gần đây:

Bảng 2.2: Tình hình cho vay của MB Quảng Nam

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) tiềnSố Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay 424 863 1224 439 103.54 361 41.83 Doanh số thu nợ 274 583 869 309 112.77 286 49.06 Dư nợ 150 280 355 130 86.67 75 26.79 Nợ quá hạn 1.78 2.56 3.98 0.78 43.82 1.42 55.47 Tỷ lệ nợ quá

hạn/dư nợ (%) 1.19% 0.91% 1.12% -0.28% 0.21%

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB Quảng Nam

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay gia tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 tăng 439 tỷ so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng 103,54%, đến năm 2012 tăng 361 tỷ đồng với tốc độ tăng 41,83 tỷ đồng so với năm 2011. Nguyên

nhân nhu cầu vay vốn tăng là do nhu cầu vay vốn đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, hơn nữa năm 2011 là năm chi nhánh mới được nâng cấp nên tích cực mở rộng quy mô tín dụng, tìm kiếm khách hàng mới, do đó doanh số cho vay năm 2011 tăng lên đáng kể.

Về doanh số thu nợ cũng có sự biến động qua các năm, cụ thể năm 2011, doanh số thu nợ đạt 583 tỷ, tăng 309 tỷ tương ứng tăng 112,77 % so với năm 2010. Đến năm 2012, doanh số tăng 286 tỷ với tốc độ tăng 49,06% so với năm 2011.

Qua bảng trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh cũng gia tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 280 tỷ tăng 130 tỷ với tốc độ tăng 86,67% so với năm 2010, năm 2012 tăng 75 tỷ với tốc độ tăng 26,79% so với năm 2011. Sở dĩ dư nợ của chi nhánh năm 2011 tăng vượt trội như vậy là do trong năm này, khi được mở rộng về cơ sở vật chất, chi nhánh đã tích cực cho vay và tạo điều kiện cho các khách hàng truyền thống có nhu cầu vay thêm. Bên cạnh đó, chi nhánh còn mở rộng tìm kiếm khách hàng và giao chỉ tiêu cho từng cán bộ tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Chất lượng tín dụng cũng là một vấn đề mà các Ngân hàng Thương mại quan tâm nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Tại chi nhánh, chất lượng tín dụng đang có xu hướng phát triển theo hướng tích cực. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,91%, giảm 0,28% so với năm 2010 cho thấy chất lượng tín dụng tại chi nhánh đang được kiểm soát rất tốt do chi nhánh không ngừng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thẩm định trước khi quyết định cho vay và có kế hoạch thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn là 1,12% tăng 0,21% so với năm 2011, điều này cho thấy trong năm 2012 chất lượng tín dụng đang giảm sút, mặc dù chi nhánh đã nỗ lực hết mình để giảm tỷ lệ này nhưng do tình hình kinh tế xã hội khó khăn đã gây ảnh hưởng đến thu nhập của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không đạt được kết quả mong muốn, vì thế ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của ngân hàng.

2.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Quảng Nam

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB Quảng Nam

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010-2011 Chênh lệch 2011-2012 Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Doanh thu 25.33 100 43.54 100 58.75 100 18.21 71.89 15.21 34.93 1. Doanh thu từ lãi cho vay 18.87 74.50 34.61 79.49 48.31 82.2 15.74 83.41 13.70 39.58 2. Thu khác 6.46 25.50 8.93 20.51 10.44 17.8 2.47 38.24 1.51 16.91 II. Chi phí 16.11 100 31 100 45.06 100 14.89 92.43 14.06 45.35 1. Chi phí huy động vốn 10.04 62.32 20.87 67.32 31.65 70.3 10.83 107.87 10.78 51.68 2. Chi phí khác 6.07 37.68 10.13 32.68 13.41 29.8 4.06 66.89 3.28 32.33 III. Lợi nhuận 9.22 12.54 13.69 3.32 36.01 1.15 9.17

Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của MB Quảng Nam

Qua bảng trên ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang trên đà phát triển thể hiện qua lợi nhuận qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2011,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Quảng Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)