Đánh giá về việc thực hiện nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học phổ thông thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 70)

TT Các nội dung Đƣợc biết, bàn kiểm tra Chỉ biết chƣa đc bàn, KT Ko đƣợc biết SL % SL % SL % 1 Những chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với cán bộ, viên chức giáo viên

120 100 0 0 0 0

2

Việc sử dung kinh phí và các quy định về sử dụng tài sản CSVC nhà trƣờng

98 81,6 22 18,4 0 0

3 Việc giải quyết đơn thƣ khiếu

nại tố cáo 102 85 18 15 0 0

4

Công khai các khoản thu chi và chấp hành các chế độ thu chi, quyết toán theo quy định hiện hành

56 46,7 38 31,7 26 21,6

5

Việc giải quyết các chế độ, quyền lợi liên quan đến giáo viên, viờn chức

87 72,5 33 27,5 0 0

6 Những vấn đề tuyển sinh cuả

nhà trƣờng 106 88,3 14 11,7 0 0 7

Việc thực hiện thi tuyển, chuyển ngạch, nâng lƣơng, thuyên chuyển điều động đề bạt khen thƣởng, kỷ luật

110 91,7 10 8,3 0 0

8

Cải tiến tổ chức, thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức, các tổ chuyên môn trong nhà trƣờng

107 89,2 13 10.8 0 0

9

Việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của học sinh, các quỹ trong nhà trƣờng.

98 81,7 22 18,3 0 0

10

Các nội quy, quy chế và việc kiểm tra thực hiện các nội quy, quy chế CM

103 85,8 17 14,2 0 0

11 Báo cáo sơ, tổng kết, đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài ra, ở nhiều nội dung khác, vấn đề “đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc kiểm tra” ở cán bộ giáo viên chƣa đƣợc phát huy triệt để, còn nhiều hạn chế có việc kiểm tra các nội dung hoạt động, còn nhiều giáo viên cho rằng họ chƣa đƣợc tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động đó.

Qua đây, các trƣờng cần cần quan tâm tới việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đƣợc biết, đƣợc bàn, đƣợc kiểm tra về tài chính của nhà trƣờng, tránh việc bƣng bít không công khai tài chính sẽ dẫn dến tình trạng thắc mắc không cần thiết. Đồng thời cũng cần công khai nhiều hơn các nội dung khác để giáo viên đƣợc tham gia kiểm tra các nội dung hoạt động đó.

Nhƣ vậy, các trƣờng THPT thành phố Móng Cái đã triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong trƣờng mình. Tuy nhiên, một số nội dung chƣa thực hiện đầy đủ tinh thần dân chủ đối với cán bộ, giáo viên, công chức. Các thành viên trong nhà trƣờng chƣa đƣợc tham gia kiểm tra một số công việc của nhà trƣờng.

Thực tế việc phát huy dân chủ, việc thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục còn có những bất cập, chƣa trở thành một cuộc vận động lớn, một số nhà trƣờng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai những chủ trƣơng này, một số hiệu trƣởng các trƣờng còn chƣa thực sự gần dân, chƣa làm cho nhà trƣờng thực sự đƣợc "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Quy chế dân chủ đƣợc mở rộng, đặt ra yêu cầu cao đối với giáo viên, học sinh và hệ thống quản lý trong nhà trƣờng phải không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và nội dung của quy chế dân chủ. Mọi thành viên phải hiểu tầm quan trọng và hiểu đúng thế nào là dân chủ trong từng hoạt động và cùng nhau thực hiện tốt các hoạt động đó.

Nhận thức đƣợc điều này trong mấy năm qua các trƣờng THPT trên địa bàn Móng Cái đã bƣớc đầu chú trọng công tác bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về quy chế dân chủ cơ sở bên cạnh việc nâng cao kiến thức về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý cho đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý; cải tiến phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực và quyền chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Từ những kết quả đó, bƣớc đầu đã tạo đƣợc cơ sở cho việc xây dựng môi trƣờng sƣ phạm dân chủ.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng thực hiện quy chế dân chủ ở các trƣờng THPT trên địa bàn TP Móng Cái trƣờng THPT trên địa bàn TP Móng Cái

2.3.1. Những kết quả đạt được

* Về nhận thức: Thực hiện dân chủ trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng đã giúp cho giáo viên, cán bộ công chức, học sinh, cha mẹ học sinh và toàn thể cộng đồng xã hội nhận thức một cách đúng đắn vị trí, vai trò của quá trình dân chủ trong sự phát triển của nền kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nhờ có dân chủ hóa trong giáo dục mà nhiều ngƣời làm giáo dục và có liên quan đến giáo dục nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm cũng nhƣ nghĩa vụ quyền lợi của mình đối với giáo dục. Các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thực hiện một cách rộng rãi, sâu sắc và hiệu quả hơn. Chủ trƣơng thực hiện QCDC trong các hoạt động của nhà trƣờng đƣợc thực tế khẳng định là đúng đắn, đƣợc toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh và nhân dân đồng tình hƣởng ứng.

Thực hiện QCDC đã làm chuyển biến về phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phƣơng thức điều hành và lề lối làm việc của Hiệu trƣởng, ban giám hiệu nhà trƣờng theo hƣớng sát dân và tôn trọng dân, các nhà giáo, cán bộ công nhân viên nhà trƣờng luôn phải:

Không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, thƣờng xuyên điều chỉnh về hành vi và phƣơng pháp tổ chức công việc sao cho đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của quá trình dạy và học phù hợp với bầu không khí dân chủ trong nhà trƣờng. Học sinh đƣợc chủ động hơn trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quá trình lĩnh hội kiến thức, đƣợc tự do bộc lộ chính kiến của mình trong phạm vi nhà trƣờng.

Quy chế dân chủ thực sự là một động lực mới trong việc thúc đẩy phát triển của mỗi nhà trƣờng theo hƣớng bền vững, tạo ra bầu không khí dân chủ cởi mở hơn trong môi trƣờng sƣ phạm, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của mọi thành viên trong nhà trƣờng, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào nhà trƣờng, từ đó tạo thêm động lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng.

Quy chế dân chủ có tác động tích cực tới việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy tốt vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng; tạo đƣợc các mối quan hệ đa dạng và hiệu quả với các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng; từng bƣớc xây dựng đƣợc môi trƣờng sƣ phạm, nhằm tạo ra những sản phẩm nhân cách đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.

* Về tổ chức, điều hành hoạt động trong nhà trường

Nội dung của quy chế “Thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng” đã quy định rất rõ: Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trƣởng, những việc Hiệu trƣởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp, xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng trƣớc khi quyết định. Trách nhiệm của các nhà giáo, cán bộ, công chức và những việc nhà giáo, cán bộ công chức đƣợc biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trƣờng. Những việc ngƣời học đƣợc biết, những việc ngƣời học đƣợc tham gia ý kiến. Đó là những cơ sở hết sức thuận lợi cho các nhà quản lý khi xây dựng kế hoạch, xây dựng các quy định về tổ chức điều hành hoạt động trong bộ máy trong nhà trƣờng. Vì mỗi thành viên trong nhà trƣờng đã xác định rõ mình đƣợc hƣởng những quyền lợi gì. Nội dung của quy chế là cơ sở pháp lý giúp cho Hiệu trƣởng trong quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên vào đầu mỗi năm học hợp lý và chính xác hơn, tạo ra đƣợc bầu không khí thực sự dân chủ, tự giác, tự nguyện trong việc nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao của các thành viên trong nhà trƣờng.

Nhờ thực hiện tốt quy chế mà những vấn đề khúc mắc trong nhà trƣờng đƣợc giải quyết nhanh gọn, tình trạng thắc mắc, khiếu kiện kéo dài đã giảm một cách đáng kể.

Tóm lại: Việc xây dựng và thực hiện tốt QCDC trong các hoạt động của nhà trƣờng đã nâng cao niềm tin của cán bộ giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh vào sự chỉ đạo của tổ chức Đảng và sự tổ chức điều hành của Hiệu trƣởng, ban giám hiệu nhà trƣờng, tăng cƣờng mối quan hệ trong cộng đồng trách nhiệm giữa chính quyền với cán bộ công chức trong tập thể sƣ phạm nhà trƣờng và giữa nhà trƣờng với Đảng, chính quyền, nhân dân địa phƣơng. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các nhà giáo, cán bộ công nhân viên và học sinh trong quá trình dạy và học, đã tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của nhà trƣờng, góp phần làm ổn định tình hình an ninh, chính trị của ngành cũng nhƣ của địa phƣơng nơi trƣờng đóng.

2.3.2. Những hạn chế

Việc xây dựng và thực hiện QCDC trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng đã đạt đƣợc những kết quả tƣơng đối tốt, đã phát huy đƣợc tính tích cực, năng động sáng tạo của mọi thành viên trong nhà trƣờng, tạo ra động lực mới thúc đẩy sự phát triển của mỗi nhà trƣờng.

Tuy nhiên, việc xây dựng và thực hiện QCDC trong các nhà trƣờng kết quả còn có những hạn chế, chƣa đồng đều, chƣa thành nếp thƣờng xuyên. Hiện tƣợng dân chủ hình thức vẫn còn. Việc thực hiện dân chủ, công khai về kinh tế tài chính ở một số trƣờng còn chƣa tốt. Ở một số trƣờng, việc nhận thức về QCDC còn chƣa đầy đủ, thậm chí còn hiểu chƣa đúng. Nhiều nơi còn chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch và nội quy cụ thể của đơn vị nhằm thực hiện tốt QCDC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tình trạng vi phạm quyền làm chủ của ngƣời lao động, tình trạng lợi dụng dân chủ, vi phạm nền nếp, kỷ cƣơng của nhà trƣờng vẫn còn xảy ra. Việc xây dựng, thực hiện QCDC ở một số nhà trƣờng và cơ sở giáo dục chƣa gắn kết tốt với nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng.

* Về nhận thức: Có một bộ phận cán bộ, giáo viên và học sinh còn chƣa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về QCDC. Qua điều tra cho thấy, có tới 10% vẫn cho rằng thực hiện dân chủ trong các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng chỉ là một giải pháp tình thế, mang tính chất nhất thời, không quan trọng (Bảng 8). Và có tới 10,5% là chƣa hiểu rõ ý nghĩa của việc thực hiện QCDC (Bảng 9).

Còn một bộ phận cán bộ, giáo viên quan niệm rằng: Thực hiện QCDC chỉ là hạn chế bớt quyền hạn của Hiệu trƣởng và ban giám hiệu trong quá trình tổ chức và điều hành các hoạt động trong nhà trƣờng mà chƣa thấy hết đƣợc tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng là để phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của Hiệu trƣởng, nhà giáo, ngƣời học, đội ngũ cán bộ công chức trong nhà trƣờng, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cƣơng trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, ngăn chặn các hiện tƣợng tiêu tực và tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trƣờng, chƣa hiểu thực sự QCDC là một chủ trƣơng đổi mới cơ chế quản lý giáo dục của Đảng, thực hiện dân chủ nhằm làm chuyển biến một bƣớc về ý thức tác phong làm việc của các cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể theo hƣớng gần dân, tôn trọng dân và có trách nhiệm với dân.

Vì những nhận thức chƣa đầy đủ nhƣ đã nêu trên, nhiều trƣờng hợp đã lúng túng trong việc triển khai thực hiện QCDC, có nơi có biểu hiện cản trở việc thực hiện, hoặc để nó phát triển tự phát, thiếu sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của tổ chức Đảng và ban giám hiệu nhà trƣờng nên thực tế đã phát sinh những vấn đề phức tạp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ tình hình trên cho thấy, công tác triển khai quán triệt việc thực hiện “Quy chế thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng” chƣa đƣợc đẩy mạnh, chƣa có những biện pháp phù hợp. Có trƣờng chƣa phân công, phân cấp một cách cụ thể và hợp lý trong việc tổ chức thực hiện, chƣa xây dựng đƣợc một phong trào quần chúng thực sự chủ động tham gia vào quá trình thực hiện dân chủ trong nhà trƣờng. Do đó QCDC chỉ đƣợc triển khai một cách rộng rãi ở tất cả các trƣờng trong thành phố mà vẫn chƣa có chiều sâu, chƣa tạo đƣợc một cơ chế ổn định để duy trì bền vững, lâu dài.

Trong quá trình tổ chức thực hiện QCDC ở nhà trƣờng, có một số Hiệu trƣởng, cán bộ quản lý đã bộc lộ yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, trong số này có nguyên nhân do tác phong, lề lối làm việc cũ, lạc hậu nhƣng không chịu thay đổi. Tuy số cán bộ này không nhiều nhƣng cũng là yêu cầu đặt ra cho công tác cán bộ hiện nay là:

Cần phải có quy trình chọn lựa cán bộ, đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ quản lý trong các nhà trƣờng nhằm đáp ứng đƣợc những yêu cầu về tác phong, lề lối làm việc dân chủ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới.

Nhiều trƣờng và cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện quy chế một cách chiếu lệ và hình thức nên QCDC chƣa thể đi vào đƣợc đời sống sƣ phạm của nhà trƣờng. Vì vậy, vấn đề đặt ra là nội dung quy chế cần phải có những chế tài cụ thể để động viên và đôn đốc việc thực hiện một cách nghiêm túc.

2.3.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân của kết quả đạt được

Qua kết quả điều tra đối với 120 cán bộ giáo viên và các tổ chức đoàn thể ở 3 trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Móng Cái cho thấy:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.13. Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến thành công trong thực hiện QCDC trong nhà trƣờng

TT Nguyên nhân Số

lƣợng

Tỷ lệ %

1 Do Đảng, chính quyền nhà trƣờng chỉ đạo triển

khai kịp thời 109 90,8

2 Do đẩy mạnh công tác tuyên truyền và nâng cao

nhận thức trách nhiệm 103 85,8

3 Do chủ trƣơng thực hiện quy chế dân chủ hợp với

lòng dân 94 78.3

4 Do làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đã thu

hút đƣợc nhiều lực lƣợng tham gia… 95 79.1

5 Do ngành xây dựng quy chế bắt buộc thực hiện

trong tất cả các trƣờng và cơ sở giáo dục 92 76,6

6 Mối quan hệ giữa gia đình- nhà trƣờng- xã hội

đƣợc phát huy đầy đủ 97 80,8

Kết quả điều tra cho thấy:

Hầu hết các tổ chức Đảng và ban giám hiệu các trƣờng THPT đều nghiêm túc quán triệt các văn bản, chỉ thị của Đảng, Nhà nƣớc và Ngành từ trung ƣơng đến tỉnh về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, từ đó đã có chủ trƣơng biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ từ lãnh đạo đến các thành viên trong nhà trƣờng.

Chủ trƣơng thực hiện dân chủ trong các hoạt động của nhà trƣờng phù hợp với lòng dân đƣợc toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ và tích cực thực hiện, có sự lãnh đạo và kiểm tra đôn đốc của các đoàn thể, các ngành hữu quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

Việc thực hiện QCDC gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi nhà trƣờng đã tạo điều kiện cực kỳ quan trọng cho việc đƣa quy chế vào đời sống sƣ phạm và động viên toàn thể các nhà giáo, ngƣời học, cán

Một phần của tài liệu Thực hiện quy chế dân chủ trong các trường trung học phổ thông thành phố móng cái tỉnh quảng ninh (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)