1.1. Quy tắc chung
- Trên tàu phải trang bị đầy đủ áo phao và phao tròn cứu sinh theo quy định.
- Phát hiện nhanh, kịp thời khi có người rơi xuống biển. - Điều động tàu dưới gió để cứu người rơi xuống biển. 1.2. Các thiết bị cứu sinh cá nhân trên tàu
- Phao tròn cứu sinh:
Phao tròn cá nhân là một phương tiện cấp cứu cá nhân dùng trong trường hợp có người rơi xuống biển. Vật liệu làm phao có thể là lie, chất xốp, gỗ rút… Vỏ bọc ngoài của phao là một lớp vải hay giả da được sơn màu trắng xen kẽ màu đỏ để giúp cho việc nhận biết phao được dễ dàng. Trên phao thường ghi đầy đủ đăng ký và tên tàu mang theo nó. Phao tròn thường có các kích thước sau:
+ Đường kính lớn của phao là 750 mm + Đường kính nhỏ của phao là 440 mm + Chiều rộng vành khăn là 155 mm
Phao tròn thường có một đường dây gắn chặt xung quanh chu vi của phao và được để ở nơi có khả năng ném nhanh xuống nước, thường phao được bố trí dọc theo lan can hai bên mạn tàu.
Để tăng khả năng nhận biết trong thời tiết xấu hoặc ban đêm thì phao tròn phải được trang bị thêm phao hiệu. Khi ném xuống nước thì đèn hiệu có khả năng tự phát sáng.
Hình 6.3.2. Bố trí phao tròn trên tàu - Phao áo cứu sinh:
Là một phương tiện cứu sinh cá nhân trên tàu dùng trong những trường hợp khẩn cấp hoặc cứu sinh trên biển. Vật liệu làm phao có thể là lie, chất xốp…
Phao áo có thể mặc được cả hai mặt, có cấu tạo đặc biệt làm cho người mặc nó có bị ngất, hoặc không cử động nhưng mặt của người đó không gục trong nước. Mỗi phao áo được trang bị thêm một cái còi, màu sắc của áo phao là màu vàng cam, thường được để ngay trong buồng nơi khô ráo, dễ lấy khi sử dụng.
Hình 6.3.3. Phao áo cứu sinh cứng Hình 6.3.4. Phao áo cứu sinh tự thổi
1.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu người rơi xuống biển
Người ngã xuống nước khi tàu đang hoạt động trên biển là một tai nạn vô cùng nguy hiểm đối với người đi biển. Sự sống của người bị nạn phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng phát hiện và tốc độ của quá trình cứu vớt. Bởi vậy, khi có người rơi xuống biển phải tiến hành các công việc cứu vớt người bị nạn một cách khẩn trương, linh hoạt và thận trọng để có hiệu quả tốt nhất. Các công việc cần thực hiện là:
- Bất kỳ một người nào trên tàu phát hiện được người rơi xuống biển phải kịp thời ném phao tròn cứu sinh cho người bị nạn. Công việc này phải làm khẩn trương và đồng thời với việc thông báo có người rơi xuống biển bằng cách hô to “có người rơi mạn phải (hoặc trái)”.
- Người trực ca phải bẻ lái về phía người bị nạn và để cho đuôi tàu tách xa tránh cho người đó bị hút vào chân vịt.
Hình 6.3.5. Bẻ lái về mạn có người bị nạn
Hình 6.3.6. Ném áo phao cho người bị nạn
- Khi có báo động người rơi xuống biển các thuỷ thủ phải nhanh chóng tiến hành chuẩn bị các phương tiện cứu vớt theo sự phân công để sẵn sàng vớt người bị nạn.
- Khi tàu tiếp cận người bị nạn phải hết sức thận trọng tránh để tàu đè lên người bị nạn, hoặc gây nên va đập với người bị nạn, nhất là trong điều kiện sóng to gió lớn…
Hình 6.3.8. Kéo người bị nạn sát mạn tàu
- Cho tàu điều động dưới gió ở khoảng cách nhỏ rồi dùng một sợi dây đủ chắc buộc vào phao cứu sinh thả xuống nước ném cho người bị nạn. Có thể cho một thuỷ thủ có khả năng bơi tốt đến dìu người bị nạn về sát mạn tàu, sau đó thả thang dây đưa người bị nạn lên tàu.
Hình 6.3.10. Dùng cẩu kéo người bị nạn lên tàu