1.1. Quy tắc chung
Cần bố trí nhân lực trên tàu lưới vây trước để đảm bảo an toàn trong quá trình thả lưới.
- Đối với lưới vây đánh bắt ban ngày:
Các thủy thủ trên tàu được phân công thực hiện các thao tác sau: + Một thủy thủ thả phao tiêu đầu lưới và dây đầu tùng;
+ Hai thủy thủ thả vòng khuyên và giềng rút chính; + Hai thủy thủ thả giềng phao;
+ Các thủy thủ còn lại thả phần áo lưới và hỗ trợ cho các vị trí khác để hoàn thành việc thả lưới an toàn.
- Đối với lưới vây có sử dụng chà và ánh sáng nhân tạo:
Các thủy thủ trên tàu được phân công thực hiện các thao tác sau: + Một thủy thủ thả phao tiêu đầu lưới và dây đầu tùng;
+ Hai thủy thủ thả giềng phao; + Hai thủy thủ thả giềng chì;
+ Hai thủy thủ thả vòng khuyên và giềng rút chính; + Một thủy thủ thả dây điện liên kết bè đèn với tàu;
+ Các thủy thủ còn lại thả phần áo lưới và hỗ trợ cho các vị trí khác để hoàn thành việc thả lưới an toàn.
1.2. Thực hiện công tác an toàn khi thả lưới
- Khi mở điện cần kiểm tra lại hệ thống dây dẫn để tránh hở mạch điện. - Trong quá trình chong đèn, thủy thủ không nên đi lại những khu vực có đèn điện để đề phòng điện giật.
- Khi thả lưới không đi lại ở mạn thả lưới.
- Không giẫm đạp lên các vòng khuyên, giềng rút và lưới.
Hình 6.4.1. Không giẫm đạp lên lưới Hình 6.4.2. Không giẫm vào vòng dây
- Khi thả vòng khuyên không để người phía sau quăng vòng khuyên trúng chân người phía trước và người thả vòng khuyên phải đứng ở tư thế vững vàng để khỏi bị ngã và tránh được giềng rút, vòng khuyên vướng vào chân.
- Người đứng thả dây điện cho bè đèn phải đứng ở vị trí thích hợp để tránh dây điện bị đứt rất nguy hiểm và phải có phương tiện bảo vệ cách điện.
Hình 6.4.3. Không giẫm đạp lên lưới trong khi thả 2. Thực hành an toàn khi thu lưới
2.1. Quy tắc chung
Quá trình thu lưới có thể chia làm hai giai đoạn: thu giềng rút chính và thu lưới.
- Quá trình thu giềng rút chính:
Giai đoạn này phải tiến hành nhanh chóng để tránh trường hợp cá thoát ra ngoài ở giềng dưới.
+ Hai người đứng hai đầu tang ma sát của máy tời ở hai bên cabin, điều khiển và quấn giềng rút chính vào tời để thu giềng rút chính.
+ Hai người kéo giềng rút chính và kéo gọn gàng thành hai đống dây trên boong tàu về phía mũi tàu.
+ Bốn đến năm người rút biên đầu tùng, đầu cánh sau đó cố định các đầu dây này vào cọc bích ở gần mũi tàu.
- Quá trình thu lưới được bố trí nhân lực như sau:
+ Một thủy thủ chèo thúng, mang theo dây kéo giềng phao và buộc vào giềng phao để người đứng kéo phao dùng máy tời hỗ trợ kéo giềng phao về gần vị trí thu giềng phao.
+ Một thủy thủ kéo phao lên mạn sau đó chuyển giềng phao cho người khác xếp.
+ Một thủy thủ xếp giềng phao cho ngay ngắn theo vòng tròn ở trên boong thao tác gần phía cabin.
+ Hai thủy thủ thu kéo phần thịt lưới gần giềng phao.
+ Ba đến năm thủy thủ kéo và xếp thịt lưới, dùng máy thu lưới để thu đồng thời gỡ cá nếu có cá mắc. Chú ý trong quá trình thu lưới nếu phát hiện thấy lưới bị rách, thì phải dùng sợi dây buộc vào chỗ bị rách và kéo phần lưới đó ra ngoài để làm kí hiệu dễ phát hiện khi vá lưới.
+ Hai thủy thủ kéo phần thịt lưới gần giềng chì.
+ Hai đến ba thủy thủ kéo và xếp giềng chì, giềng rút chính, vòng khuyên chính.
2.2. Thực hiện công tác an toàn khi thu lưới - Khi lấy phao cờ phải dùng sào móc để lấy; - Khi lấy phao cờ phải dùng sào móc để lấy;
- Người thu dây điện liên kết với bè đèn không được thu dây quá căng dễ làm đứt dây;
- Người đứng ở vị trí máy tời, cẩu phải có sự phối hợp nhịp nhàng với thuyền trưởng để tránh sự cố xảy ra;
- Người đứng gần cẩu phải đề phòng vòng khuyên rơi trúng người. Khi thu vòng khuyên phải có dây an toàn;
- Người bơi thúng điều chỉnh bè đèn phải mặc áo phao cá nhân.
- Làm mát cho tang ma sát khi thu giềng rút để tránh đứt dây.
Hình 6.4.5. Làm mát cho tang ma sát 3. Thực hành an toàn khi lấy cá
3.1. Quy tắc chung
- Nếu lượng cá nhiều phải phân cá ở tùng ra nhiều đoạn để tránh dồn ép làm cá nhanh chết ở tùng lưới, dùng vợt xúc kết hợp cần cẩu để đưa cá lên boong tàu.
- Nếu cá ít có thể kéo cả tùng lưới chứa cá lên tàu.
Hình 6.4.6. Dùng vợt xúc để cẩu cá lên tàu
3.2. Thực hiện công tác an toàn khi lấy cá
- Khi thu lưới ở mạn trái (hoặc mạn phải), thủy thủ không được đứng về một phía của mạn tàu để tránh lật tàu khi cẩu cá lên boong.
- Trong quá trình cẩu cá, tránh cần cẩu va vào người.
- Khi cẩu hoạt động thì người giữ cần cẩu phải giữ chắc chắn, tránh chủ quan thả cần cẩu ra sẽ va trúng người gây tai nạn.
- Nếu không dùng đến cẩu nữa, thì một người dùng móc ở cần cẩu móc vào trụ cẩu để cố định cần cẩu lại.
- Sau khi lấy cá xong, thu xếp lưới, các loại dây gọn gàng theo thứ tự, để đúng vị trí không gây cản trở cho việc đi lại trên boong tàu.
Hình 6.4.8. Không được đứng về một phía của mạn tàu để tránh lật tàu
B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi:
1.1.Trình bày nội dung thực hành an toàn khi thả lưới.
1.2.Trình bày nội dung thực hành an toàn khi thu lưới.
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành 6.4.1: Thực hành an toàn khi thả lưới.