2 .Thực hành an toàn trong công tác cứu thủng
2.2. Các dụng cụ cứu thủng và cách sử dụng
Tàu thủng có thể do nhiều nguyên nhân nên lỗ thủng cũng rất đa dạng. Bởi vậy trên tàu luôn được trang bị sẵn sàng nhiều loại dụng cụ khác nhau để giúp cho tàu có khả năng tự cứu tạm thời khi xảy ra tai nạn. Sau đây chúng ta nghiên cứu một số dụng cụ chống thủng thông thường sau:
- Nêm và chốt gỗ
Nêm và chốt gỗ là những dụng cụ chống thủng đơn giản nhất. Chúng thường được làm bằng gỗ mềm, dẻo như thông, bạch dương…có các dạng như hình vẽ: Nêm và chốt gỗ dùng để vít kín những lỗ thủng là những rãnh nứt nhỏ, lỗ thủng nhỏ…Khi có những lỗ thủng này ta chọn các nêm, chốt có kích thước phù hợp. Dùng một hay hai lớp vải lót rồi đóng chặt nêm hay chốt vào lỗ thủng.
Hình 6.3.11. Một số nêm và chốt gỗ
Đôi với những lỗ thủng lớn hơn nhưng đường kính lỗ thủng chưa đến 30 cm thì người ta thường dùng dụng cụ nắp vít để chống thủng.
Nắp vít cứu thủng gồm một miếng tôn có kích thước bé hơn lỗ thủng, một miếng cao su có kích thước lớn hơn lỗ thủng. Miếng tôn được gắn với một thanh sắt tròn bằng một bản lề có khả năng làm cho thanh sắt này gập được vuông góc hoặc nằm trong mặt phẳng của miếng tôn. Đầu kia của thanh sắt tròn có ren để bắt êcu.
Hình 6.3.12. Cấu tạo của nắp vít cứu thủng Để bịt được lỗ thủng bằng dụng cụ này ta làm như sau: chọn loại nắp vít có kích thước phù hợp. Để cho thanh sắt nằm trong mặt phẳng của miếng tôn và miếng cao su. Luồn miếng tôn và cao su ra ngoài thành tàu qua lỗ thủng. Khi thả tay ra do thanh sắt lắp lệch tâm với miếng tôn, nên cả miếng tôn và miếng cao su quay vuông góc với thanh sắt. Dưới tác dụng của áp lực nước, dùng tay điều khiển thanh sắt để cho miếng cao su áp sát vào lỗ thủng của vỏ tàu. Sau đó ta lắp vòng đệm vào mặt trong của vỏ tàu và xiết chặt êcu để cố định nắp vít vào lỗ thủng.
- Gỗ cứu thủng
Trường hợp lỗ thủng có đường kính khoảng từ 20 đến 30 cm thì ta cũng có thể dùng gỗ để cứu thủng.
Trên tàu được trang bị sẵn những tấm gỗ và dầm gỗ dùng để bịt lỗ thủng, hoặc dung làm khuôn để đổ xi măng. Khi sử dụng ta nên chọn các tấm gỗ phù hợp với kích thước lỗ thủng. Trước khi áp gỗ vào thành tàu ta nên đệm một vài lớp vải vào mép lỗ thủng để làm hạn chế nước thấm vào. Miếng gỗ được cố định vào lỗ thủng
nhờ các bu lông hoặc dầm gỗ. Hình 6.3.13. Dùng gỗ có bắt vít
- Thảm bạt cứu thủng
Tất cả các tàu đi biển đều được trang bị thảm hoặc bạt cứu thủng. Thảm hay bạt thường có kích thước 2 x 3m, 3 x 3m, 3,5 x 3,5m, 4,5 x 4,5m để bịt kín những lỗ thủng lớn mà các dụng cụ khác không sử dụng được. Bạt, thảm cứu
thủng thường có 3 loại chính sau đây: + Bạt mềm: có từ 1 đến 2 lớp vải bạt không thấm nước, khung bạt được làm bởi các sợi dây to và bền. Mép vải được khâu cuộn vào khung dây và có từ 4 đến 6 khuyết để buộc dây cố định. Để tăng độ bền người ta may những đường ngang dọc và chéo nhau trên bề mặt của vải, hoặc trang bị thêm tấm lưới sợi. Loại bạt này dùng để bịt những lỗ thủng lớn mép lỗ thủng vát vào phía trong thành tàu và độ sâu
không lớn lắm. Hình 6.3.14. Bạt mềm
- Bạt nửa mềm nửa cứng: nhằm tăng khả năng chịu lực cho bạt mềm. Loại này người ta may các đường chần tạo thành những ống để luồn những thanh gỗ vào.
Hình 6.3.15. Bạt nửa mềm nửa cứng - Bạt cứng: có khả năng chịu lực
lớn nên được dùng để bịt những lỗ thủng ở độ sâu lớn. Loại bạt này có từ 2 lớp gỗ trở lên, lớp gỗ này được đặt vuông góc với lớp gỗ kia và được cố định bằng đinh. Giữa 2 lớp gỗ có từ 1 đến 2 lớp vải đã được sơn hắc ín để không thấm nước, cả 2 mặt của bạt đều có các lớp vải. Dọc theo khung đều có rìa vải bạt rộng từ 60 đến 100
cm để làm đệm. Hình 6.3.16. Bạt cứng