Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu thủng

Một phần của tài liệu Giáo trình mđ06 an toàn lao động trên tàu cá (Trang 44 - 45)

2 .Thực hành an toàn trong công tác cứu thủng

2.3. Thực hiện công tác an toàn trong khi cứu thủng

Khi tàu bị thủng phải báo ngay cho thuyền trưởng hoặc cán bộ tàu biết để kịp thời dừng máy và tiến hành các công việc nhằm hạn chế nước chảy vào

trong tàu, đảm bảo an toàn tính mạng của thuyền viên và tài sản trên tàu. Các công việc cụ thể là:

- Tiến hành xác định vị trí kích thước lỗ thủng và lưu lượng nước chảy qua lỗ thủng đó. Khi có lệnh báo động thủng tàu các thuỷ thủ phải có mặt tại các vị trí quy định để tiến hành các công việc cần thiêt.

- Tiến hành đóng kín các cửa kín nước giữa hầm bị thủng và các hầm kế cận. Biện pháp này nhằm mục đích hạn chế nước chảy vào các khoang khác đảm bảo cho tàu đủ sức nổi, dễ dàng cho công tác cứu thủng.

- Để giảm tốc độ của dòng chảy qua lỗ thủng có thể giảm bớt độ sâu của lỗ thủng bằng cách bốc hàng hoá sang phương tiện khác hoặc tiến hành dùng bơm hút nước của hầm bị thủng ra bên ngoài.

- Tiến hành bịt lỗ thủng bằng các dụng cụ cứu thủng có sẵn trên tàu.

Trường hợp sau khi đã bịt lỗ thủng mà nước vẫn thấm vào tàu. Thì có thể tiến hành đổ bê tông.

Thành phần của vật liệu đổ bê tông gồm có: xi măng, cát, sỏi, nước. Xi măng là loại xi măng đặc biệt có khả năng đông cứng và dính nhanh trong cả nước ngọt và nước mặn. Để tăng chất lượng của bê tông ta phải rửa sạch cát, sỏi bằng nước ngọt, không được cho dính dầu mỡ. Trộn cát, sỏi, xi măng theo công thức:

- Xi măng béo: 1 xi măng, 1 sỏi, 1 cát - Xi măng gầy: 1 xi măng, 2 sỏi, 2 cát

Để tiến hành đổ bê tông người ta dùng gỗ làm khung quanh lỗ thủng và dùng các thanh sắt làm cốt để tăng sức chịu nén cho bê tông.

Một phần của tài liệu Giáo trình mđ06 an toàn lao động trên tàu cá (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)