2.2. Tình hình lao động nữ của Việt Nam sang làm việc tại thị trường Đông
2.2.2. Lao động nữ của Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc
Hàn Quốc là một quốc gia nằm ở vùng Đông Bắc Châu Á, phía Bắc giáp với CHDCND Triều Tiên, ba phía còn lại được bao bọc bởi biển Đông và biển Vàng, nằm rải rác dọc theo bờ biển, có trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ khác nhau.
Với kỳ tích sông Hàn, hơn ba thập kỷ qua, nền kinh tế của Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều ngành công nghiệp như chế tạo ôtô, điện tử, đóng tàu, sản xuất thép, thông tin… đã chiếm vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Từ một nước XKLĐ (chủ yếu sang Mỹ, Đức, Nhật, Trung Đông) thập kỷ 60 – 70 của thế kỷ trước, hiện Hàn Quốc là nước NKLĐ, thu hút lao động từ nhiều quốc gia lân cận.
* Vài nét về chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài của Hàn Quốc.
Trước đây, Hàn Quốc không cho phép nhận lao động nước ngoài vào làm việc nên lao động Việt Nam chỉ có thể vào Hàn Quốc thông qua chương trình đào tạo tu nghiệp sinh. Chương trình tiếp nhận tu nghiệp sinh của Hàn Quốc được thực hiện từ những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, tiếp nhận lao động từ 15 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam vào tu nghiệp tại Hàn Quốc, thực tế là làm việc và qua đó có thể học nghề, phát triển tay nghề theo chế độ quy định riêng với thời hạn 3 năm (1 năm tu nghiệp và 2 năm lao động). Chương trình tu nghiệp được giao cho 4 Hiệp hội của Hàn Quốc (là các tổ chức phi Chính phủ) quản lý thực hiện, bao gồm: Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc, Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc, Hiệp hội các tổ chức nông nghiệp Hàn Quốc và Hiệp hội các tổ chức ngư nghiệp Hàn Quốc.
Các hiệp hội này sẽ ký hợp đồng với các công ty của Việt Nam để đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó, nhằm thu hút lao động có trình độ cao, từ năm 2001, Hàn Quốc còn triển khai thực hiện chương trình thẻ vàng. Lao động thẻ vàng không hạn chế số lượng, được hưởng ưu đãi về visa, được đổi nơi làm việc phù hợp. Mức lương của lao động là từ 1.500 USD/tháng trở lên và tuỳ thuộc và thoả thuận giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.
Thực tế, từ chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp và tình trạng tiếp nhận lao động nước ngoài bất hợp pháp đã dẫn đến nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, vi phạm quy trình phái cử và ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của người lao động. Ngày 16/08/2003, Luật về việc làm đối với lao động nước ngoài đã được Chính phủ Hàn Quốc ban hành, quy định cụ thể đối với chương trình cấp phép lao động cho lao động nước ngoài và các giải pháp hợp thức nhằm chuyển số lao động bất hợp pháp thành lao động hợp pháp sau khi phân loại theo các tiêu chí khác nhau. Chương trình cấp phép lao động cho phép chủ sử dụng khi không tuyển dụng được lao động bản địa sẽ tuyển dụng lao động nước ngoài một cách hợp pháp với tỷ lệ nhất định, và đây cũng là một chương trình mà Chính phủ nước này áp dụng để thực hiện và quản lý lao động nước ngoài một cách có hệ thống với tính tổ chức cao. Từ ngày 1/1/2007, Hàn Quốc chính thức chấm dứt chương trình tiếp nhận thu nghiệp sinh nước ngoài. Như vậy, hiện nay lao động phổ thông sang Hàn Quốc chỉ còn có thể đi theo con đường cấp phép lao động.
Ký kết hợp đồng: Luật cấp phép mới công bằng hơn đối với lao động và
rõ ràng hơn, tránh được tiêu cực bởi không có doanh nghiệp nào được phép tham gia ngoài Cục Quản lý lao động ngoài nước và phía Hàn Quốc thực hiện. Đây là hoạt động phi lợi nhuận, Cục Quản lý lao động ngoài nước không thu bất cứ một khoản phí nào của người lao động mà chỉ bán hồ sơ và Cục có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ để chuyển tới phía Hàn Quốc để họ lựa
chọn. Tuy nhiên, số lao động nhập cư cũng không được vượt quá 2% lực lượng lao động của Hàn Quốc (hiện đang là 24 triệu người).
Quyền lợi cơ bản: Chương trình cấp phép cho lao động nước ngoài của
Hàn Quốc là một trong những chương trình hợp tác lao động mà người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc được hưởng những quyền lợi bình đẳng như lao động bản xứ.
Thời gian làm việc, nghỉ ngơi: Luật tiêu chuẩn lao động đưa ra thời gian làm việc tiêu chuẩn pháp định bằng việc quy định: thời gian là việc không quá 8 tiếng trong một ngày, 44 tiếng trong một tuần. Người sử dụng lao động phải áp dụng thời gian nghỉ ngơi cho người lao động đối với trường hợp thời gian làm việc 4 tiếng là 30 phút, trường hợp thời gian làm việc 8 tiếng là trên 1 tiếng. Người sử dụng lao động phải sắp xếp ngày nghỉ có lương trung bình trên 1 lần trong một tuần cho người lao động làm đầy đủ số ngày làm việc cố định trong tuần. Nếu người lao động không đi làm trong tuần thì không được hưởng ngày nghỉ hàng tuần có lương; làm việc vào ngày nghỉ cần thiết có sự đồng ý rõ ràng của người lao động.
Thu nhập: Trên thực tế, trước năm 2007, lao động nữ của Việt Nam làm việc trong các nhà máy, công xưởng hoặc làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ công cộng có thể có mức thu nhập bình quân 450 - 500 USD/tháng. Tuy nhiên, từ 1/1/2007, mức lương tối thiểu của lao động đi theo chương trình cấp phép mới là 786.000 won (tương đương 800 USD) và bắt đầu từ 1/1/2009, mức lương cơ bản của người lao động làm việc tại Hàn Quốc tăng lên 3 USD/giờ. Nếu làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, người lao động được hưởng lương cao hơn.
Thuế thu nhập: người lao động nước ngoài có thu nhập dưới 1 triệu won/tháng thì không phải đóng thuế thu nhập. Nếu có thu nhập trên 1 triệu won/tháng thì phải đóng thuế thu nhập theo mức thuế suất cụ thể do pháp luật quy định.
Những quy định về sa thải lao động: Điều 27 Luật tiêu chuẩn lao động
của Hàn Quốc cũng đưa ra những trường hợp người sử dụng lao động không được sa thải lao động, trong đó có quy định: Không được sa thải lao động nữ trong thời gian có thai hoặc mới sinh con được 30 ngày, trừ khi doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng bất khả kháng theo luật định, hoặc người thuê mướn lao động chấp nhận trả toàn bộ số tiền bồi thường một lần, ứng với 1034 ngày công trung bình.
Như vậy, khác với thị trường Đài Loan, thị trường lao động Hàn Quốc đã đảm bảo hơn quyền lợi của người lao động nữ, đặc biệt trong trường hợp họ ốm đau hoặc khi họ có thai hay sinh con. Vì vậy, có thể nói, đây là thị trường an toàn đối với người lao động nữ.
Cơ cấu ngành nghề: Tình trạng già hoá dân số cùng với sự tăng lên của
số người có trình độ học vấn dẫn đến việc thiếu hụt lao động tay nghề thấp trong nhiều lĩnh vực mà người dân Hàn Quốc không muốn làm. Do vậy, lao động nữ của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nhân trong các nhà máy sản xuất chế tạo, chế biến thuỷ hải sản hay dịch vụ tư nhân và công cộng. Ngoài ra, từ năm 2005, lao động nữ của Việt Nam cũng làm việc trong các lĩnh vực thương mại du lịch và y tế, tuy nhiên, tỷ lệ này còn rất ít do lao động ở các ngành này đòi hỏi phải có trình độ và ngoại ngữ cao.
Điều kiện về lao động: Nhìn chung, điều kiện để lao động nữ có thể làm
việc tại Hàn Quốc cũng không có gì khác với những yêu cầu đối với lao động nam giới. Họ phải đáp ứng được những yêu cầu mà phía bạn đưa ra như: phải học nghề tại các trường dạy nghề thuộc các bộ, ngành và phải vượt qua đợt kiểm tra sức khoẻ, phải có chứng chỉ đã qua kỳ thi tiếng Hàn do cơ quan có thẩm quyền của Hàn Quốc cấp. Nếu chị em làm việc trong các xí nghiệp vừa và nhỏ thì phải được đào tạo tối thiểu 45 ngày… Nếu là lao động thuộc
nghiệp từ cao đẳng trở lên, đã có kinh nghiệm làm việc trong các ngành nghề nhà tuyển dụng cần và phải có trình độ tiếng Anh nhất định…
Quy mô lao động nữ:
Qua số liệu ở bảng 2.1, ta có thể phân tích biến động quy mô lao động nữ xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1992 - 1998: đây là giai đoạn đầu đưa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc. Cả giai đoạn này, ta đưa được 23.937 lao động sang Hàn Quốc, trong đó có 5.300 lao động là nữ, chiếm 22,14%. Trong giai đoạn này, số lượng LĐXK có sự tăng giảm không đều qua các năm. Thấp nhất là năm 1992 chỉ có 56 người, trong đó lao động nữ là 21 người, chiếm 37,5%. 4 năm tiếp theo, số lao động tiếp tục tăng lên qua các năm và đạt mức cao nhất là 6.275 người năm 1996. Năm 1997 - 1998, những thất bại trong mô hình kinh doanh của một số tập đoàn lớn, cộng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế, hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian này bị phá sản. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã cắt giảm việc NKLĐ nước ngoài nhằm đảm bảo việc làm cho lao động bản địa. Do đó, LĐXK của Việt Nam sang Hàn Quốc giảm còn 4.880 người năm 1997 và 1.322 người vào năm 1998. Tương ứng với sự biến động đó, lao động nữ của Việt Nam sang làm việc tại thị trường này cũng tăng lên về mặt số lượng từ 21 người vào năm 1992 lên mức cao nhất là 1455 người năm 1996 và giảm còn 895 người năm 1997, 377 người vào năm 1998. Tuy vậy, xét về tỷ trọng XKLĐ theo giới tính, lao động nữ lại chiếm tỷ trọng lớn nhất vào năm 1992 (37,5%), xếp thứ hai là năm 1998 với tỷ lệ 28,52% và chiếm tỷ lệ thấp nhất là năm 1994, chỉ có 17,98%.
Giai đoạn 1999 - 2004: Nhờ sự hỗ trợ của quỹ tiền tệ thế giới và những cải cách triệt để của Chính phủ nên nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi, tỷ lệ
thất nghiệp trong nước giảm nhiều so với trước, tốc độ phát triển kinh tế đạt trên 7%. Do vậy, nhu cầu NKLĐ để phát triển kinh tế lại được đặt ra. Tuy vậy, số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc ở giai đoạn này tăng giảm rất thất thường, cao nhất là năm 2000 với mức xuất khẩu là 7.316 người và thấp nhất là năm 2002, chỉ có 1.190 người. Tương ứng với quy mô đó, số lượng lao động nữ xuất khẩu sang thị trường này cũng đạt mức cao nhất là vào năm 2000 (2.588 người, chiếm 35,37% và thấp nhất chỉ có 16 người vào năm 2002, chiếm 1,34%. Xét cả giai đoạn 1999 – 2004, đã có 23.226 lao động đi làm việc ở Hàn Quốc, trong đó, số lao động nữ là 5.596 người, chiếm 24,09%.
Giai đoạn 2005 - 2008: ở giai đoạn này, Hàn Quốc chính thức chấp nhận lao động nước ngoài bằng việc thực hiện chương trình cấp phép lao động đối với lao động phổ thông, làm cho số lượng lao động của Việt Nam vào thị trường này tăng gấp 2 - 3 lần so với các năm ở giai đoạn trước. Điều đó có nghĩa là cơ hội cho lao động nữ cũng tăng lên. Năm 2005 có 826 lao động nữ xuất khẩu sang Hàn Quốc, chiếm 6,83%. Năm 2006 là 793 người, tương ứng với 7,5% và năm 2007 là 1.541 người, chiếm 12,64%. Cả giai đoạn này chúng ta xuất khẩu được 41.297 lao động, trong đó lao động nữ là 3.809 người, chiếm 9,22%.
So sánh qua các giai đoạn, ta có thể nhận thấy, tuy lượng lao động nữ xuất khẩu sang Hàn Quốc có tăng giảm thất thường qua các năm, qua từng giai đoạn, song, dường như số lao động nữ của các năm từ 2002 – 2008 có xu hướng giảm so với các năm ở các giai đoạn trước đó và tỷ trọng lao động nữ cũng thấp hơn so với các giai đoạn trước.