NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á.
3.1.1. Tiềm năng của thị trƣờng Đông Bắc Á.
Đông Bắc Á là khu vực nhận lao động nước ngoài với quy mô lớn nhất, khoảng 1,5 triệu lao động/năm; có nhu cầu về lao động trong mọi lĩnh vực: cơ khí, điện tử, xây dựng, cầu đường, chế biến nông sản, dịch vụ gia đình, thuyền viên tàu cá…
Đối với Việt Nam, Đông Bắc Á luôn là thị trường trọng điểm của ta trong suốt thời gian qua. Tuy đã từng xảy ra một số sự cố đáng tiếc như việc Đài Loan đóng cửa thị trường lao động giúp việc gia đình và khán hộ công đối với lao động của Việt Nam và hiện nay, nhu cầu lao động nước ngoài đang giảm xuống do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Song, dựa trên những phân tích khách quan thì đây vẫn là một thị trường tiềm năng đối với lao động Việt Nam, nhất là đối với lao động nữ, xuất phát từ những lý do sau:
- Thứ nhất, trong thời gian tới, nhu cầu về lao động nước ngoài ở Đông Bắc Á không hề suy giảm. Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển nhưng đang trong tình trạng già hoá dân số và tình trạng này được dự báo là sẽ kéo dài với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo dự đoán của các nhà nghiên cứu về tình hình thay đổi dân số ở Đài Loan thì dân số ở hòn đảo này sẽ giảm mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2030. Trong khi đó, dự báo tỷ lệ dân số trên 65 tuổi ở Hàn Quốc sẽ tăng từ 11% vào năm 2010 lên 38% năm 2050.
Do tình trạng già hoá dân số nên các nước này đều xây dựng cho mình những chính sách NKLĐ nhằm bù đắp nguồn lao động thiếu hụt trong nước. Ngay cả ở đất nước có tư tưởng bảo hộ thị trường lao động như ở Nhật Bản
cũng đang diễn ra cuộc vận động từ phía các doanh nghiệp cũng như các Quốc gia XKLĐ nhằm kêu gọi Chính phủ Nhật Bản mở cửa hơn đối với loại thị trường này. Trước sức ép quá lớn của nội tại nền kinh tế, Nhật Bản đang xem xét để chính thức cho phép lao động nước ngoài vào làm việc tại nước mình. Nếu điều này trở thành sự thật thì Nhật Bản sẽ tiếp nhận khoảng 1,5 – 2 triệu lao động nước ngoài, trong đó lao động giản đơn chiếm tỷ lệ cao và sẽ khiến Đông Bắc Á trở thành một thị trường XKLĐ vô cùng hấp dẫn trong tương lai.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu lao động dịch vụ tăng cao so với khu vực sản xuất đã dẫn đến xu hướng sử dụng dịch vụ nước ngoài (chủ yếu là lao động nữ) gia tăng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các dịch vụ y tá, giúp việc gia đình, chăm sóc người già…, ngoài ra, những nền kinh tế này cũng có nhu cầu lớn về lao động nữ trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, lắp ráp điện tử, dệt, may…
Thứ hai, xét về môi trường làm việc, các nước và vùng lãnh thổ trong
khu vực Đông Bắc Á này đều có hệ thống pháp luật khá đầy đủ để bảo vệ quyền lợi của lao động nước ngoài, quy định rõ điều kiện của chủ sử dụng cũng như trách nhiệm của họ, đặt ra các hình thức xử phạt với các khung hình phạt khác nhau nhằm quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp đó. Tuy mới chỉ có Hàn Quốc và Đài Loan là đã có luật sử dụng lao động nước ngoài và Nhật Bản hiện tại vẫn tiếp nhận và sử dụng lao động thông qua chương trình tu nghiệp sinh, song Nhật Bản đã khẳng định pháp luật Nhật Bản đang đặt ra yêu cầu mới với việc quản lý tu nghiệp sinh theo hướng bảo vệ, giúp đỡ để họ có quyền bình đẳng như người lao động bản địa. Trên thực tế, từ cuối năm 2007, Nhật đã tăng cường quản lý các doanh nghiệp có tu nghiệp sinh nước ngoài; thiết lập các đường dây nóng để tu nghiệp sinh phản ánh những vướng mắc bằng tiếng mẹ đẻ, trong đó có tiếng Việt. Ở Đài Loan, tuy là thị trường có nhiều rủi ro với lao động nữ, song chính quyền cũng đã sớm đặt ra những
biện pháp nhằm hạn chế rủi ro như thành lập 12 trung tâm tư vấn cho lao động nước ngoài có nhu cầu được thông tin tư vấn và có đường dây nóng hoạt động 24/24 h nhằm hỗ trợ cho người lao động. Mặt khác, những quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á đều có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về phong tục, tập quán, nền nếp sinh hoạt cũng như quan niệm về gia đình, lại không cách xa chúng ta về mặt địa lý, do vậy lao động Việt Nam nói chung và lao động nữ của chúng ta nói riêng dễ dàng thích nghi được với cuộc sống ở những quốc gia, vùng lãnh thổ này. Bên cạnh đó, Đông Bắc Á là khu vực có điều kiện sinh hoạt tương đối tốt. Tại Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp còn rất quan tâm tới đời sống ăn, ở của người lao động nước ngoài, các phòng nghỉ của lao động đều được trang bị máy điều hoà hai chiều; thậm chí, có chủ doanh nghiệp còn thuê cán bộ quản lý, phiên dịch và đầu bếp từ Việt Nam sang để hỗ trợ tu nghiệp sinh trong quá trình sống và làm việc tại nhà máy, tạo cho tu nghiệp sinh đang làm việc ở Nhật Bản như lại được sống, sinh hoạt như ở Việt Nam.
Thứ ba, trong thời gian làm việc ở khu vực này, đa số lao động nữ của ta
đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho người bản địa. Nhiều chủ sử dụng lao động đánh giá rất cao tính chăm chỉ, siêng năng, cần cù và sáng tạo của họ trong quá trình lao động, thậm chí nhiều người còn bày tỏ muốn tiếp tục nhận nhiều lao động nữ của Việt Nam vào làm việc hơn nữa.
Thứ tư, xét về yếu tố chính trị, cả ba quốc gia này đều có sự ổn định
tương đối về chính trị. Tuy gần đây giữa Hàn Quốc và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên có sự căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, song nhìn chung, theo đánh giá khách quan của dư luận thì nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang, chiến tranh không cao như ở những thị trường lao động khác. Mặt khác, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với Chính phủ Hàn Quốc, Nhật Bản và chính quyền Đài Loan ngày càng phát triển cũng là nhân tố thúc
đẩy sự có mặt của lao động Việt Nam ở những thị trường lao động này nhiều hơn trong tương lai.
3.1.2. Định hƣớng xuất khẩu lao động nữ của Việt Nam sang Đông Bắc Á trong thời gian tới.
Xuất phát từ những kết quả đã đạt được trong hoạt động XKLĐ nữ của ta sang thị trường khu vực Đông Bắc Á thời gian qua cũng như tiềm năng của thị trường này trong tương lai; căn cứ vào chủ trương về XKLĐ của Đảng và Nhà nước ta, trong thời gian tới, cần phải đẩy mạnh việc đưa lao động nữ sang làm việc tại thị trường này theo định hướng sau:
Thứ nhất, các bộ, ngành và địa phương cần coi XKLĐ là hoạt động kinh tế đối ngoại có tính chất chiến lược lâu dài, gắn với chiến lược kinh tế xã hội và chiến lược đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực để bằng mọi biện pháp đưa được một số lượng lớn lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài.
Thứ hai, XKLĐ phải phù hợp với cơ chế thị trường, đa dạng hoá thị
trường xuất khẩu và ngành nghề đưa đi, từng bước thí điểm để mở rộng cho các thành phần kinh tế được tham gia XKLĐ theo quy định của pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.
Thứ ba, tập trung nghiên cứu mở rộng thị trường, ưu tiên thị trường khu
vực, giữ vững và củng cố các thị trường truyền thống.
Thứ tư, tăng cường việc thống nhất quản lý nhà nước đối với sự nghiệp
XKLĐ theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Mục tiêu của hoạt động XKLĐ nữ sang khu vực Đông Bắc Á là tiếp tục duy trì và hình thành hệ thống thị trường Đông Bắc Á tiếp nhận và sử dụng lao động nữ Việt Nam lâu dài, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập, nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho chị em. Trong thời gian tới, hình thành một số trường dạy nghề nòng cốt để dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo bước đột phá về chất lượng lao động nói chung cũng như chất lượng lao
động nữ nói riêng; nâng cao quy mô lao động nữ trong lĩnh vực dệt may và điện tử…Nâng cao chất lượng công tác tổ chức quản lý dịch vụ XKLĐ trong các bộ, ngành, địa phương và hình thành một mạng lưới các doanh nghiệp XKLĐ hoạt động một cách chuyên nghiệp, có khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG NỮ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ĐÔNG BẮC Á TRONG