5.1. Những năm 50, giai đoạn sau chiến tranh .
Hậu chiến tranh và những năm 50 của thế kỉ XX, thời kỳ đầy bão táp và biến động(Swinging fifties) đã làm thay đổi không những bộ mặt chính trị mà còn là những năm tháng chuyển động cơ bản của nền móng Design quốc tế. Những nước bại trận
Đức- Italia- Nhật xây dựng lại nền kinh tế tập trung giải quyết vấn đề đời sống dân sinh: lương thực, nhà ở, xây dựng kinh tế…
Những đại chiện tầm cỡ của Bauhaus không sống nổi dưới thời Đức quốc xã đã tị nạn tại Hoa kỳ. Họ đã tiếp tục phát triển ở đây một nền Design hiện đại theo phong cách quốc tế. Truyền bá tư tưởng Design là công cụ của tiếp thị và quảng cáo theo lối sống Mỹ.
Ví dụ: Nước ngọt đóng chai Coca cola, thuốc lá đầu lọc Lucky Strike trở thành biểu tượng của cảm thụ và thời đại mới, tượng trưng cho lối sống Mỹ hiện đại.
Lối sống Mỹ với Design tiêu thụ.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX tại Mỹ đã hình thành một quan niệm riêng về Design. Nền Design công nghiệp Mỹ vẫn đề cao lý tưởng thẩm mỹ.
Những bậc thầy Design công nghiệp Mỹ giai đoạn những năm 30 là: Raymond Loewy, W. D. Teague, H.Dreyfuss, N.Bel Geddes…
Nhu cầu tiêu dùng được kích thích đã trở thành một làn sóng tiêu thụ từ đầu thập kỉ 50, nền công nghiệp Design là nơi thường xuyên phải thay đổi mẫu mả, cải tiến kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng
Các lĩnh vực quan trọng nhất lúc này trong kinh tế và đời sống là ngành chế tạo ô tô, một phong cách có tên gọi “ giấc mộng” về kiểu ô tô Mỹ có mĩu nhọn và đuôi vểnh cao xuất hiện. Dụng cụ gia đình ngập đồ điện, làm cho công việc của các bà nội trợ đỡ
Sự phát triển nhanh chóng của vô tuyến truyền hình và kỹ thuật bán dẫn thường xuyên hứa hẹn cho thị trường gia tăng, khi công nghệ Nhật bản du nhập vào thị trường Mỹ và công nghiệp điện tử Hoa kì bắt đầu có đối thủ cạnh tranh.
Raymond Loewy(1893-1986)
Raymond Loewy sinh ra tại Paris, đã trở thành biểu tượng của nền Design Hoa kì. Ông là Designer công nghiệp đầu tiên tiến hành phân tích thị trường và tung ra thị trường các sản phẩm mới bằng công trình quảng cáo công phu và tốn kém. Loewy cải tiến nhiều sản phẩm và tạo ra các sản phẩm đó một hình thức mới và hấp dẫn, chính nhờ vậy mà kích thích người tiêu dùng .
Loewy đưa ra quan điểm: cái đẹp bán không chạy. Ông chủ định: cái đẹp là sự đơn giản, nhưng không được khô khan.
Năm 1929, Loewy trở thành giám đốc nghệ thuật của hãng đồ điện Westinghouse tại New York.
Loewy là một trong các đại diện tiêu biểu của hình dáng thon vút khí động học (hình dáng của dòng chảy streamlining) và trở thành “cha đẻ” của Styling. Ông sử dụng triệt tiêu phương tiện quảng cáo phục vụ cho hoạt động của mình và thường được các người theo chủ nghĩa công năng gọi tên Styling.
Những thiết kế tiêu biểu: Thiết kế bình đựng Coca cola (1947), máy điều kiển làm bánh, xe buýt Greyhound, bao bì và quảng cáo cho thuốc lá…ông còn là cố vấn cho hãng sản xuất dầu BP, Esso và Shell, nghiên cứu vũ trụ Nasa.
5.2. Italia
Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nước Ý ít được biết đến trong lịch sử Design. Sau chiến tranh, nơi đây diễn ra sự thay đổi dữ dội trong vòng 10 năm, Ý trở thành nước đứng đầu trong các quốc gia Design thế giới.
Ở Ý quá trình công nghiệp hóa diễn ra chậm hơn so với các nước khác.
Ảnh hưởng của viện trờ kinh tế Mỹ vào Ý đã có tác dụng thúc đẩy, quan trọng hơn là ảnh hưởng của phim ảnh Hollywood trong đời sống thẩm mỹ và đời sống tinh thần. Lối sống thực dụng của Mỹ tràn vào Ý.
Từ năm 1955 hàng hóa Ý đã có uy tín, khái niệm một ngôn ngữ riêng mang bản sắc của ngôn ngữ Italia đã được khẳng định. Người ta nói đến một phong cách Italia trong tạo dáng công nghiệp- hiện đại-lịch sự-mềm mại.
Ví dụ: Máy đánh chữ Olivetti Lettera 22 do Nizzoli thiết kế năm 1950, mấy khâu Mirrela-Marcelo do Nozzoli thiết kế năm 1956...
Sự thay đổi lớn nhất là nhờ bước chuyển của nền công nghiệp sản xuất thép tạo đà cho sản xuất các phương tiện và công cụ kỹ thuật như ô tô, xe máy, máy chữ, mấy khâu...
Một trong số các sản phẩm công nghiệp nổi tiếng nhất của Italia sau chiến tranh là xe máy Vespa và ô tô Fiat 500. Ở Châu Âu và Mỹ người ta mặc các bộ quần áo mang nhãn hiệu Italia, đi xe Vespa hoặc Lambretta.
Nhật
Cuối thế kỷ VI, đạo Phật có mặt ở Nhật, ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực kiến trúc và đặt biệt là trong chữ viết.
Năm 1868, Mustachio trở thành Hoàng đế nước Nhật. Ông đã mở rộng và chính sách văn hóa ngoại quốc được đưa vào nền văn hóa Nhật .
Năm 1869 thủ đô Nhật chuyển từ Kyoto đến Edo bắt đầu giai đoạn kỹ nghệ của người Nhật.
Năm 1887 ở trường Kanazawa dạy thiết kế, nhượm vải sợi, sản phẩm kim loại, giấy, đồ may mặc theo phong cách Châu Âu.
Năm 1901 Mataichi Fukuchi sáng lập hiệp hội những nhà thiết kế Nhật Bản, ông trở thành giáo sư đầu tiên ở trường Mỹ thuật Tokyo.
Năm 1902, cuộc triển lãm đầu tiên của người Nhật về Nghệ Thuật mới đã nêu bật điển hình về gốm sứ, vải sợi và đồ họa...Những năm 20,30 của thế kỷ XX có nhiều tạp chí về thiết kế đồ họa và những thiết kế ảnh hưởng của Liên đoàn thủ công Dức và Bauhaus.
Triết lý của người Nhật rất tương ứng với suy nghĩ của người Nhật vì nó không thể nào tách rời giữa thiết kế và mỹ thuật.
Năm 1928 nhóm Keijikobo chuyên nghiên cứu về hình thể và năm 1937 nhóm này ngừng hoạt động.
Năm 1933 thành lập viện Mỹ thuật công nghiệp để phối tác với việc sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ ở các vùng trên đất nước.
Năm 1945 dưới sự chiếm lấn của người Mỹ đã thúc đẩy sự bùng nổ lớn trong thiết kế và kinh tế. Ví dụ: Toshiba, Misubishi...
Năm 1950 thành lập hội thiết kế công nghiệp Nhật Bản và hội thiết kế thủ công Nhật Bản đã có sự bùng nổ thiết kế và xuất khẩu lấy cảm hứng từ di sản văn hóa Nhật .
Năm 1964 Thế vận hội Olympic ở Tokyo, nhà thiết kế Yoshiro Yamashita phát triển hệ thống chữ tượng hình đầu tiên. Khía cạnh quan trọng trong thiết kế của người Nhật Bản là ứng dụng những yếu tố hiện đại và truyền thống một cách đồng nhất.
+ Ở Đức: thiết kế mang tính triết học vì Dức là nước có nền lịch sử triết học. + Ở Pháp: thiết kế có sự tự do, phóng khoáng
+ Ở Ý: thiết kế là sự ngẫu hứng của những đường cong, sự mềm mại và duyên dáng.
+ Ở Nhật: triết kế mang dáng vóc nhỏ nhưng mạnh, gọn nhẹ và đa năng.