Trong lúc ở Mỹ một nền Design có một phong cách mới ra đời do sức ép của tiêu dùng, do xuất phát từ những yếu tố quảng cáo đi từ mục đích tô đẹp cho sản phẩm hiện đại hóa các sản phẩm có công nghệ kỹ thuật cao – để bán tốt hơn, nhanh hơn thì những người thuộc phái quốc gia xã hội ở Đức lài đề cao triết lý bình quyền, thẩm mỹ của sản phẩm, họ đặt ra các luật lệ và thành lập các cơ quan nhà nước.
Bauhaus(1919-1933).
Do công của Walter Gropius(1883-1969)tại Weimar, Đức. Gropius đặt tên trường là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình (building house), nhưng theo Weimar , nó là viết tắt của "một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để thực hành công nghiệp và đa quốc gia"
Tiêu chí đầu tiên của Trường này là “Nghệ thuật của công năng”.
Trong giai đoạn đầu Bauhaus hướng vào chủ nghĩa ấn tượng và tìm kiếm con đượng cải cách giống như phong trào Thủ công Mỹ nghệ (Art and Crafts). Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer…
Hầu hết sinh viên của trường Bauhaus sống thiếu thốn từ vật chất, kiến thức, đến cả cơ hội thể nghiệm.
Qúa trình phát triển để hình thành ngôn ngữ tạo hình và mang tính chất công năng nhiều hơn diễn ra những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt dưới ảnh hưởng của Theo van Doesburg, thành viên của nhóm De Stijil.
Ngôn ngữ của thời kỳ này là “hình học”. Năm 1925, Bauhaus di chuyển đến Dessau bởi áp lực của chủ nghĩa phát xít.
Những thành tựu quan trọng: đồ đạc được làm bằng thép bởi Marcel Breucer, Mart Stam.
Năm 1928, Gropius tổ chức lại trường và Hannes Meyer đã trở thành giám đốc và ông theo khuynh hướng chính trị ủng hộ tầng lớp lao động
Để Bauhaus tồn tại, Gropius hướng thầy trò của trường đến lối thiết kế phục vụ nhu cầu xã hội, mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm bán được, chứ không phải là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày.
Một Bauhaus vì cuộc sống có thể thấy được ngay khi bước vào cơ sở đầu tiên của trường ở Weimar: căn tin được đặt ngay trung tâm của khuôn viên, còn rau xanh được trồng thay cho cỏ và hoa. Năm 1923 Moholy-Nagy tham gia giảng dạy tại Bauhaus cùng với ý tưởng "New Typography". Ông cho rằng kiểu chữ là một phương tiện truyền thông" và chú ý tới "sự rõ ràng của thông điệp trong những hình thức nhấn mạnh nhất"
CHƯƠNG V