Ý tưởng của những người theo phái hiện đại đã tỏa rộng ở Châu Âu trong những năm 20, nhưPng ở Mỹ lúc đó chỉ mới là sự nhen nhóm nhỏ trong một số ít các kiến trúc sư có tinh thần đổi mới thuộc nhóm Bauhaus và một vài trào lưu khác. Mặc dù tại Mỹ lúc đó có sự kiện của Frank Lloyd Wright, một kiến trúc sư tiên phong cho nền kiến trúc sư hiện đại và ngay từ đầu thế kỉ người ta đã xây dựng các nhà chọc trời bằng kết cấu sắt thép, tuy thế việc trang trí các bề mặt ngôi nhà cho đến những năm 20 vẫn còn sử dụng các hoa văn, các đường diềm cầu kỳ cho các cửa kính, các vòm cửa …
Ngay cả đồ gỗ và các thiết bị nội thất cũng chịu ảnh hưởng của thị hiếu bảo thủ thuộc tầng lớp trung và thượng lưu. Các tầng lớp này đề cao phong cách lịch sử của Châu Âu hoặc coi trọng phong cách thủ công mỹ nghệ quí phái theo kiểu thực dân. Ngoài phong trào cải cách mỹ thuật mỹ nghệ thì ở đây không có phong trào cải cách nào khác ở lĩnh vực này. Mảnh đất cho sự phát triển của tư tưởng hiện đại được nảy mầm nhờ vào những học trò của Bauhaus, cũng như một số người khác ở Chây Âu trốn chạy khỏi chủ nghĩa quốc xã, lánh nạn sang Mỹ. Năm 1932, Viên Hàn lâm Crabrook(Crabrook Acamedy) ở Destroit được thành lập, Viện Hàn lâm này đã trở thành nơi tuyên truyền cho các tư tưởng hiện đại. Kiến trúc sư người Phần Lan E.Saarinen người lãnh đạo của học viện này coi đây là nơi kế tục sự nghiệp của Bauhaus.
Phải nói rằng Art deco với phong cách đa dạng về hoa văn, phát triển dễ dàng trong kiến trúc và nghệ thuật không gian hơn phong cách hiện đại với tính công nặng ở Mỹ.
Cuối những năm 20 của thế kỷ XX, bắt đầu đã có những công trình xây dựng đồ sộ, lộng lẫy của các hãng lớn theo phong cách Art deco.
Những công trình tiêu biểu cho phong cách Art deco, người ta thường thấy được xây dựng tại New York và Miami. Những công trình đó là các cao ốc chọc trời và các rạp chiếu bóng đồ sộ. Tiêu biểu của loại kiến trúc này thường được trang trí bằng các hình dáng cho lan can, có các hình uốn cong và đá cẩm thạch được bọc bằng đồng thau, thủy tinh màu, gạch lát sàn màu và hoa văn hình học đầy ấn tượng.
Những năm 30 của thế kỉ XX, nghệ thuật Art deco với các hoa văn trang trí phong phú đã phát triển sang một phong cách khác đầu tính Âu Mỹ với một vẻ khiêm nhường và với một chính sách tiết kiệm của chính phủ trước cuộc khủng hoảng kinh tế của thế giới. Phong cách này đã thích nghi với trao lưu mới của phương thức sản xuất rẻ và chuẩn xác đơn giản. Với sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế, tại Mỹ Art deco với các hình dáng chuyển động trong Design đã để lại dấu ấn trong các sản phẩm hàng loạt. Người ta nói, Art deco tại Mỹ với đặc trưng của các hình thể khí động học.
Design công nghiệp hiện đại.
Nền Design công nghiệp hiện đại ở Mỹ đi theo một con đường riêng. Nên Design này tuy chưa chịu ảnh hưởng của Châu Âu song đặc điểm của nó là chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi một xã hội tiêu dùng, của sự tiến bộ trong kỹ thuật và đặc biệt hơn nữa là chịu ảnh hưởng bởi Hollywood, nơi đã tác động khá mạnh vào cảm thụ thẩm mỹ của cả một thế hệ.
Cuộc Đại chiến thứ nhất làm kiệt quệ nền kinh tế của Châu Âu, khoa học kỹ thuật bị đình trệ, ngược lại ở Mỹ trong những năm đầu của thế kỷ XX đã đạt một trình độ về kỹ thuật và công nghệ, bỏ xa các quốc gia công nghiệp khác. Đến những năm 30 của thế kỉ XX thì mức sống của người dân Mỹ được nâng cao, mức sống của tầng lớp trung lưu và người dân Mỹ trong mỗi gia đình đều được trang bị các đồ dùng bằng điện như: radio, tủ lạnh, vô tuyến truyền hình. Bởi vậy, khái niệm về thiết kế đồ gỗ và thiết kế sản phẩm công nghiệp bị xóa nhòa. Việc sản xuất sản phẩm hàng loạt với các chất liệu mới và rẻ tiền lúc này đã cho phép tự do phát triển, để thỏa mãn nhu cầu của đa số người tiêu dùng trên cơ sở của khoa học tiếp thị hiện đại. Vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX ngành quảng cáo phát triển mạnh ở Mỹ.
Bên cạnh ngành quảng cáo và công nghiệp bao bì, là sự ra đời của thiết kế kiểu dáng mẫu mã sản phẩm đã hình thành và chiếm lĩnh vị trí quan trọng, nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và sức mua sắm của tầng lớp trung lưu.
Design cho ngành công nghiệp ô tô và các mặt hàng kỹ thuật khác còn là vấn đề hoàn toàn phụ thuộc vào công năng và công nghiệp sản xuất theo dây chuyền, điển hình là mẫu xe Ford cổ “Model T” năm 1913 lúc đó hoàn toàn chưa có đối thủ cạnh
tranh. Đến những năm 20 và 30 của thế kỉ XX, ngành Design ngày trở nên quan trọng, để đáp ứng nhu cầu thì hãng Ford cũng đã có những cải biến.
Khác với Châu Âu, nơi thường diễn ra sôi động các cuộc cải cách dưới sức ép của đòi hỏi xã hội và công nghệ thì ở Hoa Kỳ Design là vấn đề của quảng cáo và tiếp thị.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929.
Để nhanh chống khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế và phục hội ngân sách, chính phủ đã đề ra chính sách và chiến lược khuyến khích tiêu thị. Để kích hoạt sức tiêu thụ hang hóa, hành loạt các sản phẩm đã thay đổi hình dáng sản phẩm.
Thuật ngữ Styling để gọi riêng cho những sản phẩm được người ta thay đổi hình thức của hình dáng. Đối với những hình dáng được thiết kế theo nguyên lý tối ưu thì các nhà thiết kế Mỹ đặt cho cái tên Streamlining(hay Streamlined Form – Hình dáng theo dòng chảy)
Hình dáng dòng chảy (Streamlining)
Hình dáng của dòng chảy lúc này như một xu thế được chấp nhận, bất kể từ hình dáng của một ô tô du lịch đến xe nôi trẻ em, từ một máy xay café đến cái gọt bút chì. Ngay cả trong kiến trúc cũng được người ta áp dụng dựa trên cơ sở của các loại nguyên liệu mới như: gỗ ép, nhựa và các tấm kim loại…
Hình dáng của dòng chảy được coi là phương tiện để thực hiện phong cách Styling. Các Designer công nghiệp Mỹ đã tạo ra một hướng mới coi như một phong cách. Phong cách này ít gắn với công năng sản phẩm mà trước hết tạo niềm tin vào sự tiến bộ và sự đổi mới của nền kinh tế trước đó đang lâm trong hoàn cảnh khủng hoảng. Như vậy, đương nhiên đã tạo được một mục tiêu cơ bản của cái gọi là The American way of life(lối sống Mỹ).
Năm 1939, đã thực hiện được mục đích của nó bằng cuộc Triển lãm Thế giới tại New York với cái tên Building the World of tomorrow – Ngôi nhà thế giới của ngày mai. Từ năm 1920 đến năm 1940 nền Design công nghiệp Mỹ đã có sự phát triển nhanh chống
Đội ngũ các nhà thiết kế công nghiệp Mỹ của các thời đại lại xuất thân từ lĩnh vực Quảng cáo. Ví dụ: WD. Teague làm việc 20 năm trong lĩnh vực Đồ họa quảng cáo, trước khi ông nhận hợp đồng quảng cáo cho Kodak. Trước đại chiến thế giới lần thứ 2, bên cạnh R. Loewy, ông là một trong những Designer công nghiệp hang đầu tại Mỹ, ông đã thiết kế gian trưng bày của hãng Ford tại triển lãm Thế giới New York, máy ảnh của hãng Kodak, trạm xăng của Texaco và mát bay Boeing 707.