Trong việc tiếp tục thực hiện các ý tưởng của trường phái lập thể(Cubism) và trường phái vị lai(Futurism), việc trừu tượng hóa mang tính hình thức và lý tưởng hóa kỹ thuật được tiếp tục phát triển. Những người thuộc trường phái vị lai có ý đề cao tốc độ phát triển và vẻ đẹp của kỹ thuật. Trong các phong trào nghệ thuật Supermatism( Chủ nghĩa tối thượng) và Chủ nghĩa cấu trúc Nga kết cấu và vật liệu đã trở thành những yếu tố quan trọng nhất trong môn tạo hình. Việc giải phóng nghệ thuật khỏi những đặc tính sao cóp tại Nga do Kandinsky khởi xướng cũng mang tính cách mạng.
Những người đại diện của trường phái Chủ nghĩa cấu trúc gây ảnh hưởng tới trường phái hiện đại trên lĩnh vực Design tới phong trào De Stiji( Hà lan), Bauhaus ( Đức). Điểm quan trọng nhất cho một nền thẩm mỹ công năng, xuất phát từ nghệ thuật: hình dáng hình học đơn giản; về màu sắc thì hạn chế ở các màu đen; trắng; xám; các màu cơ bản vẫn là đặc trưng cho ngành tạo dáng đến tận ngày nay.
Chủ nghĩa cấu trúc khai sinh tại Nga năm 1916 vẫn là một phong trào chủ chốt trong lịch sử văn hóa và Design thế kỉ XX.
Năm 1915, Tatlin chủ trương chối bỏ ngay những quan niệm về mỹ thuật, để thụ hiện các tác phẩm đắp nổi trong đó sử dụng các vật liệu công nghiệp: xi măng; gỗ; thủy tinh; sắt…) và các tác phẩm nét chìm bằng kim loại nhằm chủ yểu vào các bố cục động lực của không gian mà ít quan tâm đến kỹ xảo về khối điêu khắc; đây chính là những cơ sở để năm 1916 ông cùng với Rodtchenko xây dựng nên Chủ nghĩa cấu trúc Nga.
Nhiều đại diện của Trường phái tiên phong của Nga: V.Talin, El Lissisky nhận rõ nhiệm vụ của mình là vục vụ xã hội mới “nghệ thuật vị nhân dân” trong cách nhìn của nền văn hóa vô sản. Họ đến giảng dạy tại các Xưởng nghệ thuật và kỹ thuật hoặc tham gia các triển lãm tuyên truyền cổ động. Họ thiết kế các loại biểu ngữ, các loại tạp chí và các kiểu bìa sách, thực hiện các công việc trang trí trên đường phố, thiết kế các vật dụng, quần áo và đồ gỗ, những thứ thể hiện ở mức độ cao trong việc tiêu chuẩn hóa thích hợp cho việc sản xuất hàng loạt của nền công nghiệp Nga đang ở giai đoạn hình thành. Thông qua các mặt hang giá cả phải chăng, người ta muốn cải thiện mức sống cho tầng lớp lao động bình thường. Các bản thiết kế cần đáp ứng được các đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp và đặc tính của nguyên vật liệu, nhưng chúng cũng xuất phát từ ngôn ngữ tạo hình, hình học trừu tượng của trường phái Chủ nghĩa cấu trúc và ý muốn thể hiện nghệ thuật của họ.
Trường phái chủ nghĩa cấu trúc coi mình như một nền văn hóa của các loại vật liệu. Với tinh thần đó, năm 1913 lần đầu tiên Talin đã sử dụng thuật ngữ này. Talin là nghệ sĩ đầu tiên đã thử nghiệm một số lượng lớn, như vậy các loại vật liệu khác nhau và làm cho các thuộc tính và các đặc tính thiết kế của chúng trở thành những yếu tố tạo hình của các sự kết hợp nguyên vật liệu. Trong những năm 20, ông gia tăng đưa nghệ thuật của mình phục vụ cuộc sống đời thường, khác với những nghệ sĩ trường phái Cấu trúc chủ nghĩa Talin không ưu tiên sử dụng các đường thẳng và các gốc vuông mà trong nghệ thuật và tạo dáng của mình ông sử dụng các đường cong. Bên cạnh việc thiết kế phải phù hợp với vật liệu.
El Lissisky (1890-1941)
El Lissisky tên thật là Elizar Morduchivitch Lissisky, sinh ngày 23.11.1890 ở làng Pochinok, Smolensk, gốc Do Thái. Nhận thức về nền kỹ thuật hiện đại đối với ông là
một yếu tố quyết định trong việc cảm nhận và Design nghệ thuật. El Lissisky đã có ảnh hưởng rất lớn đến Mies van der Rohe, Designer người Đức, một trong bốn đại diện tiêu biểu của phong cách quốc tế trong kiến trúc hiện đại thế kỉ XX.: đó là W. Gropius, Le. Corbursier và Wright.
Chấp nhận chủ nghĩa công năng, phá bỏ vĩnh viễn các ranh giới nghệ thuật và nhất là nhận thức rõ chức năng chính trị của nghệ thuật: đó là cống hiến vĩ đại của Chủ nghĩa cấu trúc vào nền văn hóa của thế kỉ XX.
4.2. Hà lan: De stijl(1917-1931).
Song hành với trường phái Chủ nghĩ cấu trúc tại Nga và các phong trào trừu tượng khác trong nghệ thuật, tại Hà Lan một phong trào nghệ thuật được hình thành và phát triển. Phong trào này khước từ thẳng thừng việc sao chép thiên nhiên dưới bất cứ hình thức nào và coi nền hội họa là một hệ thống độc lập của hình dáng, mặt phẳng và mầu sắc. Họ muốn loại bỏ tất cả những gì thuộc về cảm xúc và riêng tư ra khỏi hội họa, đưa ra những gì thuộc về quy luật và cấu trúc nghệ thuật.
Năm 1917 tại Leiden, T. van Doesburg thành lập tạp chí De stijl mà sau đó đã trở thành diễn đàn của một nhóm họa sĩ, kiến trúc và các nhà điêu khắc …