Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản dài hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần quốc tế sao việt (Trang 97 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản tại Công ty cổ phần quốc tế Sao

4.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản dài hạn

4.3.2.1. Nâng cao công tác quản lý TSCĐ

Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trƣớc hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhƣợng bán, đang cho thuê, cho mƣợn, TSCĐ đi thuê, đi mƣợn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi đƣợc tình trạng tài sản một cách thƣờng xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể

đƣa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhƣợng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đƣa phƣơng tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tƣ mới TSCĐ.

Đối với từng loại tài sản cụ thể, Công ty cần mở sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản đƣợc toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty.

Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong quá trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận. Khi đƣa TSCĐ vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phƣơng pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tƣ ứng trƣớc vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầu tƣ đổi mới TSCĐ.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi Công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì đƣợc năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.

4.3.2.2. Tăng cường sửa chữa, nâng cấp TSCĐ đi kèm với đầu tư đúng hướng

Trƣớc hết, Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hƣ hỏng trƣớc thời hạn hoặc hƣ hỏng bất thƣờng làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng nhƣ thiệt hại do ngừng hoạt động.

Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang, Công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng hoàn thành, đƣa công trình vào sử dụng.

Đối với hoạt động đầu tƣ mua sắm đổi mới TSCĐ, Công ty cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lƣợng, chất lƣợng và tính đồng bộ của TSCĐ. Từ đó, Công ty xác định đƣợc nhu cầu về số lƣợng, năng lực và tínhđồng bộ của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ TSCĐ. Chiến lƣợc đầu tƣ ngoài việc xác định số lƣợng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác định đƣợc trình độ công nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm. Đầu tƣ TSCĐ một cách hợp lý, đúng hƣớng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty đồng thời tăng cƣờng lợi nhuận.

Tóm lại, làm tốt công tác mua sắm, đầu tƣ xây dựng cơ bản kết hợp với việc tăng cƣờng quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dƣỡng và nâng cấp phƣơng tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty.

4.3.2.3. Lựa chọn cơ cấu vốn tối ưu và phát huy vai trò của đòn bảy tài chính

Về lựa chọn cơ cấu vốn tối ƣu

Trƣớc tiên, doanh nghiệp cần xác định xem liệu cơ cấu vốn đang sử dụng đã là cơ cấu vốn tối ƣu hay chƣa, đồng thời đi tìm cơ cấu vốn tối ƣu. Về phƣơng pháp có thể áp dụng phƣơng pháp tính chỉ số chi phí vốn bình quân WACC min để tìm ra cơ cấu vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn hợp lý. Từ cơ cấu vốn đã xác định đƣợc, doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu cho phù hợp.

Một số phƣơng pháp giúp tăng nợ mà doanh nghiệp có thể tham khảo là vay ngân hàng, mua lại cổ phần và phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó nếu muốn tăng vốn chủ sở hữu doanh nghiệp có thể áp dụng: phát hành cổ phiếu mới, hay sử dụng trái phiếu chuyển đổi.

Việc cơ cấu lại vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc 1 phần chi phí về vốn do chi phí Nợ là chi phí trƣớc khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, còn chi phí Vốn chủ sở hữu là chi phí xác định sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu sử dụng nợ, Công ty sẽ đƣợc hƣởng phần tiết kiệm thuế tính bằng:

tk = kb x t Trong đó:

tk: phần tiết kiệm thuế do sử dụng nợ kb: chi phí Nợ trƣớc thuế

t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Trên thực tế nếu sử dụng nợ với chi phí kb Công ty chỉ phải trả: a kb = kb –tk = kb x (1-t)

Trong đó:

a kb là chi phí Nợ sau thuế hay chi phí Nợ đã đƣợc điều chỉnh bởi thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng mà Công ty cần cân nhắc, lựa chọn sử dụng Nợ trong cơ cấu vốn của mình.

Nhƣ vậy, sau khi thiết lập đƣợc cơ cấu vốn tối ƣu, Công ty cần duy trì cơ cấu vốn đó. Khi cơ cấu vốn chƣa đạt đƣợc mức tối ƣu, Công ty có thể tiếp tục sử dụng thêm nợ. Ngƣợc lại, khi cơ cấu vốn đã vƣợt quá điểm tối ƣu, việc sử dụng thêm nợ sẽ bất lợi cho Công ty.

Về phát huy vai trò của đòn bảy tài chính

Vì Nợ vay của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng trong những năm vừa qua nên việc phát huy hơn nữa vai trò của đòn bảy tài chính là hết sức cần thiết. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Việc phát huy tốt hay không vai trò của đòn bẩy tài chính tuỳ thuộc vào sự lựa chọn cơ cấu tài chính của Công ty.

Để có thể sử dụng và quản lý tốt đòn bẩy tài chính, doanh nghiệp cần quan tâm đến sự nhạy cảm của lợi nhuận sau thuế - tức lãi ròng cho vốn chủ sở hữu trƣớc sự thay đổi của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh – tức EBIT (lợi nhuận trƣớc thuế và

lãi vay). Độ nhạy cảm này phụ thuộc vào đòn cân nợ - tức tỷ lệ nợ chiếm trong trong tổng tài sản. Gọi tắt đòn bẩy tài chính là FL (Financial Leverage):

FL = Tốc độ thay đổi của lợi nhuận ròng/Tốc độ thay đổi của EBIT Sử dụng đòn bẩy tài chính nhƣ sử dụng "con dao hai lƣỡi". Nếu tổng tài sản không có khả năng sinh ra một tỉ lệ lợi nhuận đủ lớn để bù đắp các chi phí tiền lãi vay phải trả thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Khi phần lợi nhuận do vốn chủ sở hữu làm ra phải dùng để bù đắp sự thiếu hụt của lãi vay phải trả thì thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu sẽ còn lại rất ít.

Doanh nghiệp có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Công thức xác định sự tác động của đòn bảy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu nhƣ sau:

Tỷ lệ thay đổi về tỷ suất

LNST trên VCSH =

Độ lớn đòn bảy tài

chính x

Tỷ lệ thay đổi EBIT

Nhƣ vậy, đòn bẩy tài chính sẽ là một công cụ quan trọng để dự kiến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu cho Công ty. Cần lƣu ý là khi lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay không đủ lớn đẻ trang trải lãi vay thì tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bị giảm sút. Nhƣng khi lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đủ lớn thì chỉ cần sự gia tăng nhỏ về lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay đã có sự gia tăng lớn về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

4.3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án

Để tránh trƣờng hợp dự án đầu tƣ của Công ty không mang lại hiệu quả việc nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

Thứ nhất, Công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực chuyên

môn tốt. Cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lƣợng thẩm định dự án. Nếu họ có chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định mới đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.

Thứ hai, Công ty cần trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình

thẩm định dự án. Đây là nhân tố ảnh hƣởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ đƣợc tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tƣ sẽ đƣợc nắm bắt kịp thời.

Thứ ba, nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định phải đáng tin cậy. Bởi thẩm

định dự án đƣợc tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Nếu những thông tin này không đƣợc thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tƣ sai.

Thứ tư, công tác tổ chức thẩm định phải khoa học. Do thẩm định đƣợc tiến

hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hƣởng không nhỏ đến thẩm định dự án. Nếu công tác này đƣợc tổ chức tốt, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định dự án sẽ cao.

Ngoài ra, khi thẩm định dự án, Công ty cần kết hợp thẩm định tài chính, thẩm định kỹ thuật và thẩm định kinh tế xã hội. Trong đó, thẩm định tài chính dự án là quan trọng nhất.

Trong thẩm định tài chính dự án, Công ty cần chú trọng những nội dung sau: - Xác định tổng dự toán vốn đầu tƣ và các nguồn tài trợ cũng nhƣ các phƣơng thức tài trợ dự án.

- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó, xác định dòng tiền của dự án. - Dự tính lãi suất chiết khấu.

- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án nhƣ: Giá trị hiện tại ròng, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, Chỉ số doanh lợi, Thời gian hoàn vốn.

- Đánh giá rủi ro trong dự án: đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng nhƣ đã định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần quốc tế sao việt (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)