CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụngtài sản tại Công ty cổ phần quốc tế Sao
4.3.3. Một số giải pháp chung khác
4.3.3.1. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Công ty cần có chính sách tuyển dụng hợp lý, kế hoạch đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ nhằm có đƣợc nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển mới của Công ty.
Công ty nên thƣờng xuyên cử cán bộ quản lý chủ chốt đi học các khóa học đào tạo ngắn hạn về chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn, phục vụ công việc quản lý đƣợc tốt hơn.
Bên cạnh đó, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ tay nghề của công nhân cũng là điều hết sức cần thiết. Nó giúp cho ngƣời công nhân có thêm kiến thức mới và khả năng làm việc hiệu quả cao hơn.
4.3.3.2. Tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường nước ngoài
Hiện nay, thị trƣờng trong nƣớc tuy nhỏ nhƣng cạnh tranh hết sức gay gắt, giá vốn hàng bán của Công ty lại tƣơng đối cao nên lợi nhuận thu đƣợc bị hạn chế. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, Công ty cần tích cực khai thác, mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài để nâng cao thị phần nhằm mang lại nguồn lợi nhuận vững chắc hơn. Để đạt đƣợc mục đích đó, Công ty cần phải nâng cao sức cạnh trạnh trƣớc những yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trƣớc hết, cần nhanh chóng tìm các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào. Việc xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của Công ty cần phải bám sát các nội dung sau đây:
- Tăng năng suất, giảm chi phí để giảm giá thành đi đôi với nâng cao chất lƣợng dịch vụ, sản phẩm.
- Xây dựng cơ sở vật chất tốt, đầu tƣ các trang thiết bị, phƣơng tiện hiện đại. - Nâng cao năng lực quản trị kinh doanh để có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp các nƣớc trong khu vực và quốc tế; giữ vững thị trƣờng thép nội địa.
- Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi khi Việt Nam đang tham gia ngày một sâu rộng các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lựcđồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, việc chịu sức ép từ các đối thủ cạnh tranh là điều mà không doanh nghiệp nào tránh khỏi. Hiện nay, các sản phẩm của Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đơn vị cùng ngành cả trong và ngoài nƣớc. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trƣờng đồng thời tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả song song với tiết kiệm chi phí.
Từ khi thành lập doanh nghiệp đến nay, giá trị tài sản của công ty không ngừng đƣợc tăng lên. Vì vậy, để hoà nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nƣớc, đồng thời phù hợp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, công tác quản lý và sử dụng tài sản cần không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện về phƣơng pháp cũng nhƣ nội dung.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt, luận văn: “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt” đã đƣợc hoàn thành.
Với sự cố gắng nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và tìm hiểu tình hình thực tế, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của giáo viên hƣớng dẫn, đề tài đã thể hiện đƣợc nội dung và yêu cầu đặt ra.
Những nội dung cơ bản đƣợc để cập trong đề tài:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt giai đoạn 2013 – 2015;
- Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty.
Hy vọng luận văn đóng góp phần nào giúp Công ty cổ phần quốc tế Sao Việt sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả hơn, mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn và Công ty ngày càng lớn mạnh.
Hiệu quả sử dụng tài sản luôn là một vấn đề rộng và phức tạp, tuy đã cố gắng song do trình độ hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi việc thiếu sót, tác giả mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Tấn Bình, 2008. Phân tích quản lý tài chính. TP Hồ Chí Minh: Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia.
2. Bộ tài chính, 2013. Thông tư Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao tài sản cố định. Hà Nội, tháng 4 năm 2013.
3. Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính
– Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận Tải.
4. Trần Văn Đạt, 2014. Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần công nghiệp
Thiên Phú. Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân Hàng. Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH
Quốc gia Hà Nội.
5. Hoàng Minh Đƣờng và Nguyễn Thừa Lộc, 2005. Quản trị doanh nghiệp thương
mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
6. Đào Thị Thanh Huyền, 2013. Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Vận
tải và Thương mại VEAM (VETRANCO). Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân
Hàng. Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
7. Đào Thị Thu Huyền, 2012. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH gốm sứ Bát Tràng. Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân Hàng. Trƣờng
ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Huyền, 2014. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty TNHH
VKX (VIETNAM KOREA EXCHANCE). Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng. Trƣờng ĐH Ngoại Thƣơng.
9. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
10.Võ Văn Nhị, 2007. Báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Áp dụng cho doanh
nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
11.Bùi Hữu Phƣớc, 2008. Toán tài chính – Hệ thống lý thuyết, bài tập, bài giải. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
12. Ngô Kim Thanh và Lê Văn Tâm, 2008. Quản trị doanh nghiệp – Phần 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Phạm Quang Trung, 2011. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
14. Lê Thị Xuân, 2010. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân.
Các website 15. http://cafef.vn 16. http://kimvico.com.vn/ 17. http://sbv.gov.vn 18. http://tapchitaichinh.vn/ 19. http://vinastar.com.vn/ 20. http://vbpq.mof.gov.vn/ 21. http://vneconomy.com.vn 22. http://www.cophieu68.vn/ 23. http://www.fpts.com.vn 24. http://www.inoxthienquang.com.vn/ 25. http://www.stockbiz.vn/