Sự hình thành phát triển ngành dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 26 - 29)

1 .Tính cấp thiết của đề tài và câu hỏi nghiên cứu

4. Những đóng góp mới và kết câu

1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics

1.3.2 Sự hình thành phát triển ngành dịch vụ logistics

Có thể hiểu sự hình thành ngành dịch vụ logistics là quá trình xuất hiện và phát triển của dịch vụ logistics bên thứ hai, dịch vụ logistics bên thứ ba,...

Ban đầu, theo cách truyền thống, hầu hết các doanh nghiệp chế tạo đều tự tổ chức cho mình một số phƣơng tiện vận tải đủ lớn (xe, tầu thuyền), và một số nhà kho, bãi để thực hiện vận chuyển hàng hóa do mình sản xuất ra. Nhƣ vậy, những hoạt động logistics thƣờng do ngƣời sản xuất tự đảm nhiệm - hình thức này đƣợc gọi là1PL. Dịch vụ logistics khi đó đơn giản chỉ là quá trình thực hiện việc di chuyển vị trí không gian của vật chất, hàng hóa.

Nhƣng khi quy mô sản xuất ngày một lớn, sự cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt, thì việc nhà sản xuất kiêm cả dịch vụ logistics là không hiệu quả, chi phí cao, khó đúng hạn... vì vậy dần xuất hiện xu hƣớng thuê ngoài các dịch vụ logistics.

Dần dần, quá trình phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện những ngƣời cung ứng dịch vụ logistics - những ngƣời chuyên cung cấp các dịch vụ logistics cho ngƣời sản xuất trực tiếp. Trong hình thức này, 2PL là ngƣời cung cấp dịch vụ về các hoạt động đơn lẻ trong dây chuyền dịch vụ logistics nhƣ: vận tải, lƣu kho bãi, thanh toán, mua bảo hiểm,.... Trong hình thức này, 2PL chƣa tích hợp các hoạt động đơn lẻ thành chuỗi cung ứng đồng nhất. 2PL thể hiện sự phát triển sơ khai của ngành dịch vụ logistics.

Sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 2PL đã làm xuất hiện ngày càng nhiều 3PL. Trong hình thức này, 3PL là ngƣời thay mặt chủ hàng (ngƣời sản xuất hay thƣơng nhân) quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics. 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin,... và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng. Có thể hiểu, sự xuất hiện 3PL là do:

Thị trƣờng cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, với mục đích ngày càng nâng cao hiệu quả kinh tế đã dẫn đến phân hóa về sự phân công lao động xã hội giữa các tổ chức kinh tế.

Một doanh nghiệp muốn nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành, tăng khả năng chuyên môn của doanh nghiệp nên càng ngày càng muốn tách khâu nghiệp vụ không thạo, không thuộc chuyên ngành của mình cho các tổ chức xã hội khác đảm nhận. Vì lẽ đó, một số doanh nghiệp kinh doanh tốt trong ngành vận tải có liên quan dịch vụ logistics và giao nhận kho vận bắt đầu mở rộng nghiệp vụ truyền thống của mình để cung ứng các dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp này dần dần lớn mạnh và trở thành doanh nghiệp dịch vụ logistics cung cấp một phần hoặc trọn gói toàn bộ hoạt động quản trị logistics. Khi đó, 3PL ra đời.

Nhƣ vậy, 3PL là một hình thức chuyên môn hóa, là kết quả quá trình phát triển của sản xuất và phân công chuyên môn hóa trong dịch vụ logistics. Khi các hoạt động logistics phát triển đến một giai đoạn nhất định thì tất yếu dẫn đến sự chuyên môn hóa và xuất hiện 3PL. Với sự phát triển không ngừng của kỹ thuật dịch vụ logistics, dịch vụ 3PL đã trở thành phƣơng pháp hiệu quả để tăng tốc độ lƣu thông vật chất, hàng hóa, tiết kiệm phí lƣu kho bãi, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn.

Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ 3PL có những lợi ích sau: Thứ nhất, có thể dồn các nguồn lực vào nghiệp vụ trọng tâm: ví dụ: quản lý sản xuất, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động; Thứ hai, có thể giảm, thu hồi vốn đầu tƣ vào tài sản cố định khi trƣớc đây tự đầu tƣ để thực hiện các hoạt động dịch vụ logistics; Thứ ba, 3PL ngày càng cung cấp các dịch vụ đa dạng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng từ khâu thu mua, bốc xếp, đóng gói, tái sử dụng các vật liệu, bao bì, bảo vệ môi trƣờng, vận chuyển, dịch vụ khách hàng...; Thứ tƣ, có thể tiết kiệm chi phí. Các doanh nghiệp 3PL là những doanh nghiệp chuyên môn hóa, vì vậy, mặc dù 3PL có chi phí đầu tƣ cho các phƣơng tiện dịch vụ Logistics hiện đại rất lớn, song do cùng lúc có thể cung cấp cho rất nhiều doanh nghiệp nên chi phí dịch vụ Logistics/mỗi doanh nghiệp, mỗi hoạt động lại tƣơng đối thấp; Thứ năm, 3PL có

chất lƣợng dịch vụ cao, có trách nhiệm và độ tin cậy cao. Do chỉ tập trung chuyên môn hóa trong lĩnh vực dịch vuLogistics nên 3PL có kinh nghiệm, có chuyên môn sâu vì thế chất lƣợng dịch vụ của 3PL cao và đảm bảo tin cậy.

Vì lẽ đó, khi hoạt động sản xuất, kinh doanh càng phát triển và với quy mô ngày càng lớn thì 3PL càng có nhiều khách hàng. Lƣợng cầu dịch vụ logistics gia tăng đã tạo điều kiện thúc đẩy 3PL phát triển mạnh. Sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (3PL) đã biến dịch vụ Logistics từ những hoạt động bổ trợ cho sản xuất, phân phối, lƣu thông trở thành một ngành dịch vụ độc lập - một ngành công nghiệp không khói ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế phát triển. Điều này lý giải một thực tế ở những nền kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ logistics càng sớm xuất hiện và phát triển mạnh. Có thể nói trong thời đại hiện nay, nhìn vào sự phát triển của ngành dịch vụ logistics có thể thấy đƣợc trình độ phát triển của một nền kinh tế.

Đến đầu thế kỷ XXI, ngành dịch vụ logistics đã phát triển mạnh thêm một bƣớc với sự xuất hiện và phát triển nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 4 (4PL) và thứ 5 (5PL) trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Mô hình 4PL đƣợc đƣa ra với sự khác biệt cơ bản so với 3PL ở chỗ 4PL không sở hữu tài sản (ví dụ nhƣ phƣơng tiện vận chuyển, kho bãi…), là công ty chủ yếu cung cấp dịch vụ tƣ vấn chuỗi cung ứng và mua hàng, nhƣng không giống với các nhà tƣ vấn thuần túy vì họ trực tiếp triển khai và thực hiện những ý tƣởng đề xuất với khách hàng. (Đây là mô hình do công ty Andersen Consulting (nay là Accenture) của Mỹ đề xƣớng năm 1998). 4PL ƣu thế hơn 3PL ở chỗ, dù nhiều 3PL cung cấp dịch vụ logistics tích hợp nhƣng 3PLcó xu hƣớng thiếu tính tin cậy hoặc không tối ƣu, bởi lẽ 3PL cũng có nguồn lực của riêng mình (đội tàu, xe, dịch vụ bốc xếp,...) để bán, vì thế, họ có xu hƣớng chọn lựa dịch vụ của mình hơn là qua tổ chức đấu thầu. Còn 4PL không có tầu chở hàng, xe và các phƣơng tiện vận tải, song bằng cách tự mình thiết lập hệ thống thông tin dịch vụ Logistics, tiến hành tích hợp tài nguyên dịch vụ Logistics của các công ty 3PL ở khắp nơi trên thế giới, mở rộng mạng lƣới dịch vụ cung cấp tạo thành một mạng lƣới hùng mạnh.

Trong những năm gần đây, trên thế giới đang nổi lên xu hƣớng hình thành các doanh nghiệp 4PL với quy mô lớn hơn và chuyên môn hóa cao hơn, có thể cung cấp giải pháp dịch vụ logistics tổng thể của một ngành. Sự phát triển của loại hình 4PL này làm cho dịch vụ Logistics phát triển cao hơn một bƣớc và ngày càng đạt đƣợc hiệu quả cao. Trên cơ sở sự ra đời và phát triển của 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, một xu hƣớng phát triển của dịch vụ logistics hiện đại sẽ là sự xuất hiện của 5PL. Tuy nhiên, quan niệm về dịch vụ Logistics bên thứ 5 và vai trò của nó hiện nay còn chƣa thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)