Vai trò của dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 34 - 42)

1 .Tính cấp thiết của đề tài và câu hỏi nghiên cứu

4. Những đóng góp mới và kết câu

1.3. Cơ sở lý luận cơ bản về dịch vụ logistics

1.3.4 Vai trò của dịch vụ logistics

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới theo hƣớng toàn cầu hóa, khu vực hóa, dịch vụ logistics ngày càng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp và đối với cả nền kinh tế nói chung:

Ở góc độ doanh nghiệp, dịch vụ Logistics có vai trò quan trọng sau:

Thứ nhất, dịch vụ Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ƣu hóa chu trình lƣu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm,… tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.Vì thế, dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất và lƣu thông, tăng cƣờng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Dịch vụ logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, xuất hiện trong hầu nhƣ toàn bộ quá trình sản xuất, lƣu thông và phân phối hàng hóa. Nếu một khâu của dịch vụ logistics không hiệu quả có thể dẫn đến việc nguyên vật liệu đầu vào tới tay nhà sản xuất không đúng, không đủ, chậm hơn dự kiến; các bán thành phẩm dịch chuyển qua từng công đoạn sản xuất bị thiếu hụt, sai sót; sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, chậm trễ trong quá trình vận chuyển hoặc đến tay ngƣời sử dụng không đúng yêu cầu về số lƣợng, thời gian… Những vấn đề trên nếu xảy sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, thậm chí có thể phá huỷ cả một hệ thống. Một hệ thống dịch vụ logistics mạnh sẽ đảm bảo đƣợc các yêu cầu của chuỗi cung ứng, đảm bảo cho nguyên vật liệu, vật phẩm, hàng hóa đến đúng thời điểm, đúng vị trí, đúng yêu cầu. Chuỗi cung ứng đƣợc tối ƣu hóa là điều kiện cho hệ thống sản xuất kinh doanh hoạt đông trơn tru và hiệu quả. Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm đƣợc chi phí trong chuỗi dịch vụ logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn. Giảm chi phí trong sản xuất,

quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Chi phí dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm các chi phí giao thông vận tải, đóng gói, dự trữ, kiểm kê, hành chính và quản lý. Việc kiểm soát tất cả các chi phí này trong chuỗi dịch vụ logistics giữ vai trò rất quan trọng, bởi vì giảm chi phí này nghĩa là: Giảm chi phí đầu vào của các hàng hóa, dịch vụ và giảm những rủi ro trong hoạt động kinh tế; Giúp các công ty giành đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng; Thúc đẩy hiệu quả của các khâu trong hoạt động sản xuất và trong hoạt động phân phối giữa các cơ sở sản xuất và từ trung tâm phân phối tới nơi tiêu dùng; Giảm sự cách biệt giữa giá tiêu dùng và sản xuất; Khuyến khích sự phân phối lao động một cách hiệu quả trong chuỗi cung ứng.

Giá cả hàng hóa trên thị trƣờng chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lƣu thông. Chi phí lƣu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trƣờng, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải là yếu tố quan trọng của lƣu thông. C. Mác đã từng nói “Lƣu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian đƣợc giải quyết bằng vận tải”. Vận tải có nhiệm vụ đƣa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đƣờng biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF. Mà vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống logistics cho nên dịch vụ logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lƣu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lƣu thông. Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí logistics (bao gồm đóng gói, lƣu kho, vận tải, quản lý, …) ƣớc tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nƣớc phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nƣớc không có đƣờng bờ biển.

Thông thƣờng, để sản xuất ra một sản phẩm có giá trị 100USD thì phải chi 10USD cho chi phí vận chuyển, 10USD cho chi phí quảng cáo, 30USD cho chi phí

liên quan đến sản xuất, 20USD cho chi phí nguyên vận liệu và còn lại là các chi phí khác. Vì vậy, giảm chi phí trong sản xuất, thì quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản, hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng.

Thứ hai, Hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi thị trƣờng toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trƣờng ở các nƣớc đang và chậm phát triển. Dịch vụ logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp. Thế giới ngày nay đƣợc nhìn nhận nhƣ các nền kinh tế liên kết, trong đó các doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thƣơng mại chỉ đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ nhƣ thị trƣờng tam giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU. Trong thị trƣờng tam giác này, các công ty trở nên quan trọng hơn quốc gia vì quyền lực kinh tế của họ đã vƣợt quá biên giới quốc gia, quốc tịch của công ty đã trở nên mờ nhạt.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lƣợng và thời điểm hiệu quả để bổ sung nguồn nguyên liệu, phƣơng tiện và hành trình vận tải, địa điểm, kho chứa thành phẩm, bán thành phẩm… Nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, logistics còn là phƣơng tiện giúp các nhà sản xuất chủ động trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa, xử lý tình huống nhanh chóng và kịp thời .

Thứ ba , dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn, đảm bảo cung cấp đúng yếu tố, đúng thời gian, tại đúng địa điểm (JIT- just in time). Dịch vụ logistics đảm bảo cho quá trình sản xuất đƣợc vận hành nhịp nhàng, trơn tru giữa các khâu của quá trình sản xuất, đảm bảo sản xuất phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trƣờng, giảm thời gian sản xuất và thời gian lƣu thông, tăng tốc độ quay vòng vốn. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lƣợng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động

lƣu thông nói riêng và hoạt động logistics nói chung phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lƣợng hàng tồn kho ở mức tối thiểu. Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lƣu kho hàng hóa, tiêu thụ và vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhƣng đồng thời cũng phức tạp hơn.

Thứ tƣ, Dịch vụ logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận. Dịch vụ logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy. Trƣớc kia, ngƣời kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ. Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lƣu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngƣợc lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trƣờng khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ ngƣời kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và phong phú. Ngƣời vận tải giao nhận ngày nay đã triển khai cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế của khách hàng. Họ trở thành ngƣời cung cấp dịch vụ logistics (logistics service provider). Rõ ràng, dịch vụ Logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận.Theo kinh nghiệm ở những nƣớc phát triển cho thấy, thông qua việc sử dụng dịch vụ logistics trọn gói, các doanh nghiệp sản xuất có thể rút ngắn thời gian từ lúc nhận đơn hàng cho đến lúc giao sản phẩm cho khách hàng từ 5-6 tháng xuống còn 2 tháng. Kinh doanh dịch vụ này có tỷ suất lợi nhuận cao gấp 3-4 lần sản xuất và gấp từ 1-2 lần các dịch vụ ngoại thƣơng khác.

Với những vai trò trên, dich vụ Logistics trở thành yếu tố quan trọng gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngày càng nổi lên nhƣ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển bền vững. Trong cuộc chiến giành thị trƣờng, doanh nghiệp nào có đƣợc hệ thống logistics mạnh sẽ có lợi thế từ việc đƣợc cung cấp và cung cấp các nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm đúng quy cách, đúng yêu cầu, đúng thời gian và địa điểm, tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều này

cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp có đƣợc lợi thế trên thị trƣờng. Ngày nay, khi trình độ sản xuất, trình độ quản lý, trình độ công nghệ trong nền sản xuất quốc tế ngày càng gần nhau thì việc giành lợi thế từ hiệu quả trong dịch vụ logistics là điều các doanh nghiệp, các nền kinh tế đều nhận thức rõ và logistics trở thành công cụ cạnh tranh chủ yếu cho các doanh nghiệp. Hơn nữa, khi vƣơn ra thị trƣờng thế giới, khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ rất xa, chi phí vận chuyển rất cao, vì thế phát triển dịch vụ logistics càng trở nên quan trọng trong việc quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tóm lại, nếu biết phát triển dịch vụ logistics, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trƣờng, gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận. Mỗi doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, sự phát triển của các doanh nghiệp tất yếu sẽ đem lại sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Một nền kinh tế đƣợc cấu thành từ những doanh nghiệp có sức sống, có khả năng cạnh tranh tất yếu sẽ có khả năng phát triển bền vững. Có thể thấy vai trò của dịch vụ Logistics đối với nền kinh tế đƣợc biểu hiện cụ thể trên 5 khía cạnh.

Ở góc độ vĩ mô, đối với nền kinh tế quốc dân, dịch vụ logistics có những vai trò quan trọng sau:

Thứ nhất, logistics có vai trò gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng nội địa trên thị trƣờng quốc tế. Chi phí dịch vụ logistics thấp đồng nghĩa với việc có đƣợc giá cả xuất nhập khẩu cạnh tranh. Thống kê của Viện nghiên cứu dịch vụ logistics của Mỹ, chi phí cho dịch vụ logistics chiếm khoảng 10-13% GDP ở các nƣớc phát triển và khoảng 15-20% GDP ở các nƣớc đang phát triển. Điều này cho thấy, chi phí dịch vụ Logistics rất lớn. Vì vậy, việc hình thành và phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm đƣợc chi phí trong chuỗi logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt đƣợc hiệu quả hơn, sản phẩm có tính cạnh tranh hơn trên thị trƣờng quốc tế. Đặc biệt, trong thƣơng mại quốc tế, khi khoảng cách giữa nơi sản xuất và thị trƣờng tiêu thụ thƣờng là rất xa thì chi phí lƣu thông, mà chủ yếu là chi phí vận tải chiếm một tỷ trọng không nhỏ cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trƣờng.

Thứ hai, logistics có vai trò thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển các ngành sản xuất và cả nền kinh tế. Sự phát triển dịch vụ logistics sẽ giúp các ngành sản xuất trong nƣớc có cơ hội phát triển và mở rộng hoạt động không chỉ trên phạm vi quốc gia mà cả trên thị trƣờng quốc tế. Các doanh nghiệp trong nƣớc có thể tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng, do đó gia tăng lợi nhuận và thúc đẩy sản xuất phát triển thông qua phát triển dịch vụ logistics. Ngoài ra, dịch vụ logistics thúc đẩy lƣu thông hàng hóa, tạo nên sự thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm cho chuỗi cung ứng. Qua đó, logistics trực tiếp làm tăng vòng quay hàng hóa, tiền tệ đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu dùng, nền kinh tế quốc gia nhờ đó trở nên sôi động hơn và phát triển mạnh hơn. Thêm nữa, dịch vụ logistics cũng là một ngành dịch vụ tham gia trong nền kinh tế nên bản thân nó cũng đóng góp trực tiếp vào GDP và tăng trƣởng kinh tế quốc gia và sự phát triển của dịch vụ logistics sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất, góp phần gia tăng năng lực sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh quốc gia. Ngƣợc lại, nếu dịch vụ logistics không hiệu quả có thể cản trở sự phát triển chung của nền kinh tế.

Thứ ba, logistics phát triển thúc đẩy lƣu thông hàng hóa và mở rộng thị trƣờng trong buôn bán quốc tế. Mục đích của sản xuất là phục vụ tiêu dùng, cho nên vấn đề thị trƣờng luôn là vấn đề quan trọng và đƣợc các nhà sản xuất kinh doanh quan tâm. Muốn chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng cho sản phẩm, nhà sản xuất phải cần hỗ trợ của dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics có tác dụng nhƣ chiếc cầu nối trong việc dịch chuyển hàng hóa trên các tuyến đƣờng để đến các thị trƣờng đúng yêu cầu về thời gian, địa điểm với chi phí hợp lý. Nhƣ vậy, khi dịch vụ logistics phát triển, sự lƣu chuyển hàng hóa trở nên thuận lợi, thông suốt và giảm chi phí sẽ làm cho các lợi thế của quốc gia đƣợc tiếp cận một cách dễ dàng, nhờ đó thị trƣờng buôn bán giữa các nƣớc trở nên sinh động, đa dạng, phong phú hơn, giá trị và hiệu quả của thƣơng mại quốc tế ngày càng gia tăng. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ logistics.

Thứ tƣ, logistics là công cụ hữu hiệu để liên kết hoạt động của các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu (Global Value Chain) từ cung cấp, sản xuất, lƣu thông, phân phối, mở rộng thị trƣờng, trong đó, các nền kinh tế quốc gia đóng vai trò nhƣ là một mắt xích, một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu. Không chỉ là công cụ để liên kết hoạt động của quốc gia với nền kinh tế toàn cầu, dịch vụ logistics còn mở ra cơ hội giúp các quốc gia có điều kiện thuận lợi để lựa chọn phƣơng án tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Phụ thuộc vào điều kiện, lợi thế của từng nƣớc mà mỗi quốc gia lựa chọn tham gia vào mắt xích nào, khâu nào và lĩnh vực nào của hệ thống.

Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất hàng hóa nói riêng phát triển ngày càng mạnh mẽ, quy mô và phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, không chỉ trong phạm vi một quốc gia, một khu vực hay một nền kinh tế mà trên quy mô toàn cầu. Cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng của số lƣợng hàng hóa, số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)