Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 59 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

3.1 Một số đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội chủ yếu

* Tên chính thức: Cộng hòa Singapore (Republic of Singapore).

* Lịch sử: Singapore là thuộc địa của Anh từ năm 1819, sau đó tham gia vào Liên bang Malaysia năm 1963 và tách ra thành một quốc gia độc lập vào ngày 08 tháng 09 năm 1965. Singapore với sự lãnh đạo tài tình của Thủ tƣớng Lý Quang Diệu đã trở thành một quốc gia thịnh vƣợng vào bậc nhất trên thế giới với liên kết kinh doanh quốc tế mạnh mẽ (cảng biển của Singapore là một trong những cảng biển tấp nập nhất thế giới). Năm 2013, GDP bình quân đầu ngƣời của Singapore lên tới 61.100 ngang bằng với các quốc gia hàng đầu ở châu Âu.

* Thể chế Chính trị: Theo thể chế Cộng hoà nghị viện (dân chủ nghị viện), chế độ một viện, (từ năm 1959).Hiến pháp đƣợc ban hành ngày 3 tháng 6 năm 1959 và đƣợc sửa đổi năm 1965 và lần gần nhất năm 1996. Tổng thống đƣợc bầu bởi đa số phiếu theo nhiệm kỳ 6 năm, lần bầu cử gần nhất vào ngày 27 tháng 08 năm 2011. Lãnh đạo của Đảng chiếm đa số hoặc Đảng liên minh sẽ đƣợc Tổng thống chọn làm Thủ tƣớng, Phó Thủ tƣớng cũng do Tổng thống lựa chọn.

Phƣơng châm quan hệ đối ngoại: Duy trì quốc phòng tin cậy; Làm bạn với tất cả các nƣớc; Hoàn toàn ủng hộ cam kết với ASEAN; Duy trì một môi trƣờng an toàn và hòa bình trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dƣơng; Duy trì hệ thống thƣơng mại đa phƣơng tự do và cởi mở; Sẵn sàng thiết lập quan hệ thƣơng mại với bất kỳ quốc gia nào vì lợi ích lẫn nhau và duy trì nền kinh tế mở cửa thị trƣờng;

* Ngôn ngữ: Tiếng Trung quốc(Mandarin (chính thức) 35%, tiếng Anh (chính thức) 23%, Mã lai (chính thức) 14.1%, Hokkien 11.4%, Trung quốc Cantonese 5.7%, Teochew 4.9%, Tamil (chính thức) 3.2%, và ngôn ngữ khác 2.7%.

* Địa lý: Thuộc Đông Nam châu Á. Singapore gồm một đảo thấp lớp và 56 đảo nhỏ khác, nằm giữa Malaysia và Indonesia đƣợc nối với Malaysia bằng các con đƣờng đắp cao.

Thủ đô: Singapore

Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới., nóng ẩm, có hai mùa trong năm, nhiệt độ trung bình khoảng 26 độ C, độ ẩm trung bình: 84,4%, lƣợng mƣa trung bình: 2,359mm, ảnh hƣởng bởi khói và sƣơng mù theo mùa do cháy rừng từ Indonesia.

* Văn hoá - xã hội: Số ngƣời biết đọc, biết viết đạt 93%; nam: 95,9%; nữ: 86,3%.

Giáo dục bắt buộc và miễn phí 10 năm (từ 6 đến 16 tuổi). Sau khi học xong 6 năm tiểu học, học sinh phải học 4 năm trung học, có tới 100% học sinh học qua tiểu học vào khoảng 70% học lên trung học. Tất cả trẻ em học xong trung học có thể vào học ở các trƣờng dạy nghề hoặc đại học. Trẻ em đƣợc học bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Trƣờng đại học Quốc gia Singapore thành lập năm 1988 có nhiều chuyên ngành khác nhau. Thanh niên thƣờng đi du học đại học ở nƣớc ngoài để có bằng cấp cao hơn.

* Đơn vị tiền tệ: đô la Singapore (SGD)

* Tỷ giá: 1 USD: 1.265 SGD (tính tại thời điểm tháng 2/2014)

+ Danh thắng du lịch: Sentosa, Merlion, vịnh Marina Bay, khu vƣờn Garden by the Bay, nhà hát Victoria, Singapore Flyer, Phim trƣờng Singapore Universal, Vƣờn thú Safari, vƣờn chim Jurong...

+ Khu mua sắm: Orchard road, Bugis, Marina Bay Sand, Vivo City, Mustafa...

*Tổng quan tình hình kinh tế

Singapore là một đất nƣớc đảo quốc có diện tích rất nhỏ (692,7km2- nhỏ hơn diện tích Hà Nội trƣớc khi mở rộng năm 2008), hầu nhƣ không có tài nguyên (các nguyên liệu, nƣớc sạch, lƣơng thực, thực phẩm đều phải nhập từ nƣớc ngoài). Lợi thế lớn nhất của Singapore là vị trí địa lý:nằm trên eo biển Malacca - là lối ra vào của các tuyến vận tải biển nối liền Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng.

Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế quốc gia, ngay từ những năm 1980, Chính phủ Singapore đã chủ trƣơng phát triển Singapore trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và thế giới dựa trên khai thác lợi thế về vị trí địa lý và cảng nƣớc sâu tự nhiên. Chiến lƣợc này đã góp phần đƣa nền kinh tế Singapore phát triển mạnh, trở thành một trong những quốc gia thịnh vƣợng nhất thế giới với hệ thống liên kết kinh doanh quốc tế mạnh mẽ và GDP bình quân đầu ngƣời ngang bằng với các quốc gia hàng đầu của Tây Âu. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu Á và thế giới nhƣ: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến, điện tử và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Du-rông (Jurong). Singapore là nƣớc hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở Châu Á. Singapore cũng đƣợc coi là nƣớc đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lƣới mới trong nền kinh tế toàn cầu và Châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh. Singapore có nền kinh tế thị trƣờng tự do phát triển cao và rất thành công. Singapore đƣợc hƣởng một môi trƣờng kinh tế mở cửa và không có tham nhũng, giá cả ổn đỉnh, và thu nhập bình quân trên đầu ngƣời cao hơn so với hẩu hết các nƣớc phát triển khác. Nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dƣợc phẩm, và lĩnh vực dịch vụ tài chính. GDP thực tế tăng trƣởng trung bình 7,1% từ năm 2004 - 2007. Nền kinh tế sụt giảm 0,8% trong năm 2009 do hệ quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhƣng lại hồi phục 14,5% trong năm 2010 và 5,3% trong năm 2011, với sức mạnh của xuất khẩu. Về lâu dài, Chính phủ hy vọng sẽ thiết lập một lộ trình tăng trƣởng mới tập trung vào nâng cao năng suất. Singapore đã thu hút đƣợc đầu tƣ lớn vào sản xuất dƣợc phẩm và công nghệ y tế và sẽ tiếp tục nỗ lực để thiết lập Singapore là trung tâm tài chính và công nghệ cao của khu vực Đông Nam Á. Một số chỉ số kinh tế cơ bản của Singapore đƣợc đề cập ở bảng sau:

Bảng 3.1 Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của Singapore năm 2010, 2012 và 2014 2010 2012 2014 GDP (PPP) 298.7 tỷ USD 326,7 tỷ USD (đứng thứ 40 toàn cầu) 445.2 tỷ USD (đứng thứ 40 toàn cầu) GDP theo đầu ngƣời 57.800

USD/ngƣời 60.900 USD/ngƣời (đứng thứ 6 toàn cầu) 81,300 tỷ USD (đứng thứ 7 toàn cầu) GDP theo ngành Nông nghiệp 0%, Công nghiệp 25%, Dịch vụ 72,2% Phân bổ lao động theo

ngành

Nông nghiệp 1%, Công nghiệp 19%, dịch vụ 80% Lực lƣợng lao động 3,303triệu(đứng thứ 99 toàn cầu)

Các ngành công nghiệp Điện tử, hóa chất, thiết bị khoan dầu, lọc dầu, sản phẩm cao su và chế biến cao su, thực phẩm chế biến và đồ uống, sữa chửa tầu, xây dựng, xây dựng khu đánh bắt xa bờ, công nghệ sinh học, thầu khoán

Tổng Kim ngạch XNK 668,7 tỷ uSD 821 tỷ USD 824.6 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu 358,3 tỷ USD 430,6 tỷ USD 449.1 tỷ USD

Tăng 1% Mặt hàng chính Máymóc thiết bị, hàng hóa tiêu dùng, dƣợc phẩm, hóa chất,

nguyên liệu khai khoáng

Bạn hàng XK chính Malaysia 12%, Hồng Công 11%, Trung Quốc 11%, Indonesia 10%, Mỹ 6%, Nhật Bản: 4%

Kim ngạch nhập khẩu 310,4 tỷ USD 390,4 tỷ USD 375.5 tỷ USD Giảm 1% Mặt hàng chính Máy móc thiết bị, nguyên liệu khai khoáng, hóa chất, thực

phẩm, hàng tiêu dung

Bạn hàng NK chính Trung quốc 12%, Malaysia 11%, Mỹ 10%, Hàn quốc 6%, Nhật Bản 5%, Indonesia 5%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistics tại singapore bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)