1.2. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê
1.2.2. Đặc điểm của chuỗi giá trị ngành cà phê và yêu cầu để xuất khẩu sang Nhật
sang Nhật Bản
1.2.2.1. Đặc điểm
Đặc điểm về tính mùa vụ và bảo quản: Do đối tượng nông sản nói chung, cà phê nói riêng luôn mang tính mùa vụ nên sản phẩm tạo ra cũng mang tính mùa vụ, làm cho chuỗi giá trị sản phẩm nông sản cũng như cà phê thường mang đặc điểm không liên tục và có sự thay đổi rất nhanh khối lượng, chất lượng trong quá trình cung ứng ra thị trường. Cụ thể, vào vụ thu hoạch thì khối lượng cà phê tăng nhanh, chất lượng cao và nhu cầu bán ra thị trường rất lớn, làm cho giá cà phê trên thị trường hạ, tuy nhiên khi hết vụ thu hoạch thì hàng hóa giảm rất nhanh, chất lượng thấp nhưng trở nên khan hiếm nên giá bán trên thị trường lại cao. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc phân phối hàng hóa khó khăn, giá cả có sự biến động. Mặt hàng cà phê tươi thường dễ bị hỏng, nhanh chóng suy giảm phẩm chất sau khi thu hoạch, việc vận chuyển đi xa gặp khó khăn nếu không được chế biến, bảo quản tốt trước khi vận chuyển, giá thành sản xuất sẽ tăng lên nếu cà phê được sơ chế, qua các cộng đoạn chế biến, chọn lọc, bảo quản đảm bảo các yêu cầu kỹ. Điều này làm cho sự phát triển của chuỗi giá trị bị hạn chế, gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất, gieo trồng. Vì vậy, tính toàn cầu hóa mặt hàng nông sản nói chung, cà phê nói riêng trở nên khá hạn chế,đòi hỏi các nhà sản xuất, kinh doanh phải có công nghệ cao, thích hợp, có công nghệ sản xuất, chế biến và bảo quản đồng thời giá cả tiêu thụ phải tăng lên nhiều lần so với giá bán sản phẩm tại nơi sản xuất tạo điều kiện phát triển chuỗi giá trị toàn cầu các sản phẩm này tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
dụng là bảo quản bằng hóa chất hoặc chân không, khử cafein do đó chi phí để bảo quản là rất lớn với thời gian bảo quản không lâu. Ngoài các cách chế biến, bảo quản nói trên, để kéo dài chuỗi giá trị người ta thường sử dụng các cộng nghệ chế biến khác như: rang, sấy khô và bảo quản trong những thiết bị không quá tốn kém, nhưng thường làm thay đổi chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân, dẫn đến khó khăn trong việc kéo dài chuỗi giá trị.
Đặc điểm về tác động của thời tiết, bệnh dịch và an toàn thực phẩm: Sản xuất nông sản nói chung, cà phê nói riêng bị chi phối, chịu tác động mạnh mẽ của nhân tố khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai, nguồn nước. Sự thay đổi những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất, kinh doanh, làm chuỗi giá trị trở nên không ổn định, không bền vững và có sự biến động mạnh. Cà phê có rễ cọc ăn sâu vào đất nên đất trồng cà phê phải đảm bảo điều kiện thoáng khí, tiêu nước tốt. Đất bazan trên các cao nguyên nham thạch núi lửa là thích hợp nhất cho cây cà phê. Cây cà phê còn là cây nhiệt đới nên đòi hỏi nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa khá cao và tùy từng chủng. Sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên đã làm cho sản xuất cà phê bị hạn chế bởi những điều kiện tự nhiên không phù hợp và sản phẩm bị khu vực hóa mạnh mẽ, tập trung nhiều ở một số vùng (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ,...), trong khi những vùng khác như vùng Đông Bắc không thể phát triển được. Do đó, chuỗi giá trị ngành cà phê thường mang tính địa phương rất cao. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển khá tổn kém làm hạn chế khả năng phát triển các kênh tiêu thụ của chuỗi nông sản đến các vùng xa nơi sản xuất và tính toàn cầu bị hạn chế hơn nhiều so với các loại hàng hóa phi nông nghiệp khác. Ngoài ra, vấn đề dịch bệnh, đòi hỏi về an toàn thực phẩm cũng là những cản trở lớn đến sự phát triển chuỗi giá trị cà phê trên phạm vi toàn cầu. Chính phủ các nước thường đặt ra những hàng rào kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với hàng nông sản nói chung, cà phê nói riêng nhập khẩu và không cho phép nhập khẩu những lô hàng kém phẩm chất, có mầm bệnh hoặc có chứa hóa chất độc hại quá mức cho phép. Những chính sách này đã gây khó khăn tới ngành cà phê nói chung, người sản xuất cà phê nói riêng.
Đặc điểm về tổ chức sản xuất: Quá trình sản xuất cà phê thường có sự tham gia của nhiều hộ nông dân với trình độ sản xuất, ý thức kinh doanh và nhận biết về thị trường rất khác nhau. Điều này làm cho chuỗi giá trị trở nên phức tạp, khó điều chỉnh để tạo ra khối lượng lớn sản phẩm đồng nhất về chất lượng, nhất là đối với những sản phẩm được sản xuất ở nông nghiệp như Việt Nam. Điều này đặt ra thách thức lớn đối với các nhà sản xuất, kinh doanh, chế biến trong các chuỗi giá trị cà phê.
Đặc điểm về chế biến và lƣu giữ sản phẩm: Trong chuỗi giá trị cà phê, hàng hóa thường phải sấy khô, rang xay, đóng hộp nếu vận chuyển đi xa đến những thị trường nằm cách xa nơi sản xuất. Nếu áp dụng những công nghệ chế biến tiên tiến hơn (hút chân không, chế biến ướt, chế biến mật ong) thì chí phí đầu tư sẽ rất lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, làm cho giá thành sản phẩm đã qua chế biến sẽ rất cao, làm cho hiệu quả của chuỗi giá trị có thể giảm, lợi ích của các chủ thể, nhất là những nông dân tham gia chuỗi bị ảnh hưởng tiêu cực và động lực tham gia có thể sẽ mất đi. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu thừa lẫn lộn trên thị trường toàn cầu, tạo ra sự chênh lệnh về giá tiêu thụ rất lớn giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ. Những biến động thị trường này đem lại nhiều rủi ro cho những người sản xuất ở những chuỗi giá trị này.
1.2.2.2. Yêu cầu đối với ngành cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
Hiện tại, chưa có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến việc bán các mặt hàng cà phê. Dưới đây là tóm tắt các luật, quy định có liên quan đến xuất
khẩu mặt hàng cà phê, các hiệp định thương mại liên quan đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
Luật an toàn vệ sinh thực phẩm
Theo Luật này, việc bán các sản phẩm có chứa các chất gây hại hoặc có độc tố hoặc các sản phẩm không vệ sinh bị cấm. Việc bán các sản phẩm cà phê chứa trong container hoặc bao gói cần tuân theo quy định nhãn mác bắt buộc theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, và các điều khoản có liên quan đến nhãn an toàn như ghi rõ phụ gia thực phẩm, các thông tin về dị ứng, thành phần của sản phẩm và nguồn gốc, các thông tin về thay đổi gen…Hạt cà phê xanh sấy khô chưa qua xử lý nhiệt được coi là sản phẩm tươi, và cần tuân thủ theo quy trình kiểm dịch thực vật. Quy trình này bao gồm việc quét qua máy kiểm tra sâu bệnh và các loài thực vật có hại, theo Luật bảo vệ thực vật. Các thủ tục kiểm dịch được tiến hành tại sân bay và cảng biển dưới sự kiểm soát của các cơ quan kiểm dịch địa phương. cà phê xay và các sản phẩm chế biến được miễn tuân thủ quy định của Luật bảo vệ thực vật, và chỉ cần tuân theo quy trình kiểm dịch an toàn vệ sinh thực phẩm theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, các sản phẩm cà phê sẽ được kiểm tra tại nơi sản xuất trước khi nhập khẩu vào thị trường này. Nếu mức độ vượt quá mức cho phép theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, các cơ quan có liên quan sẽ đưa ra hướng dẫn.
Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm
Luật này quy định trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu… đối với các thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng có liên quan đến tình trạng nhiễm bệnh của sản phẩm. Sản phẩm cà phê chế biến cần tuân thủ theo Luật về trách nhiệm đối với sản phẩm, và cần quan tâm đến quy trình quản lý an toàn có liên quan đến ngộ độc thực phẩm, thành phần của sản phẩm, container và bao gói sản phẩm.
Luật này quy định việc bảo vệ quyền lợi của người mua hàng trong các giao dịch thương mại trực tiếp với người tiêu dùng. Việc bán các sản phẩm cà phê theo hình thức này như bán hàng qua thư, marketing trực tiếp, marketing thông qua các kênh truyền thông… cần tuân thủ theo các điều khoản của Luật này.
Luật về đẩy mạnh thu gom rác thải đƣợc phân loại và tái chế container và bao gói sản phẩm
Theo luật này, nhà nhập khẩu bán các sản phẩm có sử dụng container và bao gói với các chất liệu chịu sự kiểm soát của Luật (như hộp và bao gói giấy, container và bao gói làm từ nhựa) sẽ phải áp dụng quy trình tái chế. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mô nhỏ (theo một mức độ nhất định) sẽ được miễn tuân thủ theo quy định của Luật này.
Luật bảo vệ thực vật
Luật này quy định việc nhập khẩu hạt cà phê xanh chỉ được thực hiện tại một số cảng biển và cảng hàng không có khả năng thực hiện các biện pháp bảo vệ thực vật hiệu quả nhằm ngăn ngừa bệnh dịch và sâu bệnh khi nhập khẩu hàng hoá. Vì vậy, cần phải lựa chọn cảng biển hoặc cảng hàng không cẩn thận trước khi xuất khẩu cà phê từ nước xuất xứ.
Theo Luật vệ sinh thực phẩm
Luật Vệ sinh Thực phẩm quy định tất cả các thực phẩm ở Nhật Bản khi tiêu dùng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản. Bộ luật này áp dụng cho cả hàng nội địa và hàng nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản những mặt hàng nói trên cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể kinh doanh thành công, chiếm lĩnh thị trường này.
Về thủ tục hải quan, nhà nhập khẩu sẽ phải tự thực hiện khai báo hải quan hoặc uỷ quyền cho các công ty trung gian đủ tiêu chuẩn thực hiện (ví dụ các công ty làm dịch vụ thông quan). Để được cho phép thông quan các kiện
hàng được nhập khẩu vào Nhật, công ty làm thủ tục nhập khẩu cần khai báo với văn phòng hải quan tại khu vực ngoại quan mà hàng hoá được lưu kho. Đối với những hàng hoá cần kiểm tra hải quan, trước hết hàng hoá cần phải được kiểm dịch, và sau khi trả thuế quan nhập khẩu, thuế tiêu dùng địa phương và quốc gia, trên nguyên tắc hàng hoá sẽ được phép nhập khẩu.
Hình 1.5. Quy trình nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản
Nguồn: Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nước đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất cao. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Điều quan trọng là các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước hay nhập khẩu. Việc đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản là yêu cầu bắt buộc đối với mọi nhà nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đáp ứng được nếu muốn thâm nhập thị trường này. Để khuyến khích thương mại, Chính phủ Nhật Bản thường hợp tác với các nước đối tác, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu với các yêu cầu của Nhật Bản.
Về yêu cầu dán nhãn khi bán hàng, khi bán cà phê thông thường đựng trong hộp hay bao gói cần bắt buộc ghi nhãn theo Luật Vệ sinh thực phẩm và Tiêu chuẩn nhãn mác chất lượng của Tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Nhật Bản (JAS). Khi dán nhãn nhãn JAS vào thực phẩm của nước ngoài có 2 cách sau: Cách thứ nhất, nhà sản xuất kinh doanh nước ngoài nhận được chứng nhận JAS từ cơ quan chứng nhận có thẩm quyền đã đăng ký trong nước Nhật Bản hoặc từ cơ quan chứng nhận có thẩm quyền đã đăng ký ở nước ngoài gắn mác hữu cơ JAS vào sản phẩm hữu cơ đã sản xuất, chế tạo và cho lưu thông. Cách thứ hai, nhà nhập khẩu nhận được giấy chứng nhận JAS từ cơ quan chứng nhận có thẩm quyền đã đăng ký trong nước Nhật Bản gắn mác hữu cơ JAS và cho lưu thông. Điều kiện tiên quyết để được dán nhãn JAS là phải xuất trình kèm theo giấy chứng nhận bản gốc hoặc bản sao cấp bởi Cơ quan Chính phủ của nước được cho là có hệ thống đánh giá ở mức độ tương đương với hệ thống đánh giá theo quy cách hàng nông lâm sản của Nhật Bản.
Về các hiệp định thƣơng mại liên quan đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản
Hiệp định Khu vực Thƣơng mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJCEP). Đây là một Hiệp định Kinh tế toàn diện, liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế như đã cam kết trong bản thỏa thuận khung về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ký kết năm 2003. Hiệp định chính thức có hiệu lực đối với Nhật Bản và một số nước ASEAN vào ngày 01/12/2008. Hiệp định AJCEP là hiệp định toàn diện, chứa đựng các quy tắc căn bản về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các hoạt động hợp tác kinh tế khác. Trong đó có các cam kết về lộ trình giảm thuế, tiến tới loại bỏ phần lớn thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN và Nhật Bản. Theo hiệp định, đến năm 2018, ASEAN và Nhật Bản cơ bản trở thành một khu vực thương mại tự do về hàng hoá, Nhật Bản loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị nhập khẩu từ Việt Nam trong vòng 10 năm. Ngay khi hiệp định trên có hiệu lực, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với 7287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Với Việt Nam, nhờ đặc điểm quan trọng là tính bổ trợ mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của hai nước, quan hệ đầu tư và thương mại của hai nước hầu như không tạo ra cạnh tranh đối đầu. Nhật Bản là nước nhập siêu lớn về nông sản, trong khi Việt Nam lại là nước có lợi thế xuất khẩu các sản phẩm này. Ngược lại, với ưu thế về vốn, công nghệ, Nhật Bản là nguồn cung ứng thiết bị, công nghệ, nguyên liệu cho sản xuất và vốn đầu tư rất cần thiết cho nước ta trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Trong bối cảnh đó, AJCEP là một xúc tác quan trọng, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Nhật Bản và Việt Nam. Cơ hội lớn nhất của Việt Nam là khả năng khai thác tối đa ưu thế xuất khẩu đối với mặt hàng nông thuỷ sản.
Trong vòng 10 năm tới, Nhật Bản cam kết giảm và loại bỏ thuế quan đối với trên 81% giá trị xuất khẩu hàng nông thuỷ sản. Cùng với lợi ích nhờ giảm
thuế, hàng nông sản của Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường Nhật Bản thuận lợi hơn một khi Chương trình Hợp tác về Vệ sinh, An toàn thực phẩm được triển khai theo đúng mục tiêu.
Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) là một hiệp định quan trọng khi nghiên cứu các biện pháp thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Hiệp định này cùng với các thoả thuận kinh tế ký trước đó đã tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Chính thức có hiệu lực từ ngày