CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng về sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Cà phê là ngành nông sản mũi nhọn của Việt Nam, đưa nước ta đã và đang trở thành một quốc gia cà phê lớn và quan trọng hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới. Hiện nay nước ta có khoảng 665 nghìn ha diện tích trồng cà phê, trong đó có tới 615 nghìn ha diện tích cho sản phẩm cà phê.
Với địa hình được chia ra hai vùng khí hậu, Việt Nam rất phù hợp cho sản xuất cà phê. Việt Nam vị trí địa lý nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Bên cạnh đó, đất đỏ bazan cũng rất thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu héc-ta. Hiện nay, Việt Nam trồng hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta ,trong đó, chủ yếu là cà phê Robusta, chiếm tới 96% sản lượng sản xuất cả nước.
Trong gần 10 năm trở lại đây, ngành sản xuất cà phê của Việt Nam có sự phát triển đáng kể, sản lượng và diện tích cà phê liên tục tăng qua các năm. Điều này được thể hiện ở biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 3.1. Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2017, Việt Nam có 664,6 nghìn ha diện tích gieo trồng cà phê, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2016, đạt sản lượng 1.529,7 nghìn tấn, tăng 4,7%. Năm 2018, cây cà phê diện tích đạt 688,4 nghìn ha, tăng 1,6%, sản lượng đạt 1.626,2 nghìn tấn, tăng 3,1% so
với cùng kỳ năm 2017
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy cả diện tích trồng trọt và sản lượng cà phê đều tăng trưởng ổn định, tăng dần qua các năm, từ đó năng suất được cải thiện dần qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2009 đến năm 2017, năng suất cà phê tăng từ 1,96 tấn/ha lên đến 2,3 tấn/ha.
Tuy nhiên, ở Việt Nam có nhiều diện tích trồng cà phê trên đất không phù hợp dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao, vùng trồng cà phê chủ yếu thuộc sở hữu của các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún nên thiếu sự tập trung, chưa kiểm soát chặt chẽ được khâu này; diện tích cho sản phẩm cà phê thấp hơn so với diện tích gieo trồng thực tế.
Cây cà phê chủ yếu được trồng ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên như ĐăkLăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum, chiếm khoảng 88% tổng diện tích và sản lượng cà phê của cả nước, hàng năm vào thời gian thu hoạch, khu vực này thu hút hàng ngàn lao động tại các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, cây trồng này còn được trồng ở 1 số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu và một lượng nhỏ ở các tỉnh miền Trung, khu vực Tây Bắc như Quảng Trị (0,75%), Điện Biên (0,68%)
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng của một số tỉnh từ niên vụ 2015/16 đến niên vụ 2017/18 Đơn vị: Ha Tỉnh Diện tích gieo trồng niên vụ 2015/16 Diện tích gieo trồng niên vụ 2016/17 Diện tích gieo trồng niên vụ 2017/18 Đắk Lắk 209.000 190.000 190.000 Lâm Đồng 154.000 162.000 162.000 Đắk Nông 126.000 135.000 135.000 Gia Lai 80.000 82.500 82.500 Đồng Nai 21.000 21.000 21.000 Bình Phước 16.000 16.000 16.000 Kontum 14.000 13.500 13.500 Sơn La 12.000 12.000 12.000 Bà Rịa – Vũng Tàu 15.000 15.000 15.000 Quảng Trị 5.050 5.000 5.000 Điện Biên 4.500 4.500 4.500 Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, 2018 Theo số liệu từ bảng trên, ĐăkLăk là tỉnh có diện tỉnh gieo trồng cà phê lớn nhất cả nước, đạt 190 nghìn ha niên vụ 2017/2018. Hiện nay, Cục Trồng trọt đã trình và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 với diện tích cần tái canh khoảng 120 nghìn ha, trong đó, trồng tái canh 90 nghìn ha, ghép cải tạo 30 nghìn ha, tập trung ở 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm ĐăkLăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum. Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 lĩnh vực trồng trọt, tính đến hết năm 2016 các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành tái canh, ghép cải tạo được gần 80 nghìn ha cà phê trên tổng nhu cầu tái canh, ghép cải tạo, ước tính đến đạt khoảng 67%. Để tiếp tục thúc đẩy tái canh, đa dạng hóa nguồn vốn cho tái canh cà phê, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới
xây dựng dự án VnSAT đã bắt đầu triển khai từ năm 2016 - 2020, trong đó có nội dung liên quan đến hỗ trợ vốn cho tái canh cà phê bao gồm cả tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh những kết quả đáng kể về diện tích cũng như sản lượng cà phê, Việt nam hiện nay xuất khẩu lượng lớn cà phê sang nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, lượng xuất khẩu chiếm khoảng 93% tổng sản lượng cà phê, chủ yếu là cà phê nhân
Bảng 3.2. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009-2018 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) 57,1 72,2 96,9 114,5 132 150,2 162 176,6 215,1 243,5 Khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt nam (nghìn tấn)
1184 1218 1257 1732 1300 1691 1341 1780 1566 1882
Kim ngạch
xuất khẩu cà phê (triệu USD)
1731 1851 2752 3673 2718 3557 2671 3334 3500 3544
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,882 triệu tấn trị giá 3,544 tỷ USD tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017, chiếm 1,46% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước (243,48 tỷ USD).
Đơn vị: triệu USD
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2017)
Giai đoạn năm 2009-2012: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng khá đều với mức tăng từ 368.83 triệu USD lên 494.69 triệu USD, tức là tăng 125.87 triệu USD.
Giai đoạn 2012-2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng giảm đầy biến động do cả sản lượng cà phê xuất khẩu và giá cà phê thế giới không ổn định. Giá cà phê thế giới giảm liên tục từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013 còn khoảng 2.000 USD/tấn, bắt đầu tăng trở lại trong năm 2014 và dao động trong mức 2.800 USD/tấn đến 4.000 USD/tấn. Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, giá trị xuất khẩu ngành này lại tăng trưởng ổn định trở lại. Theo số liệu thống kê chính thức của
Tổng cục Hải quan, năm 2017, cả nước đã xuất khẩu 1,57 triệu tấn, đạt kim ngạch 3500 triệu USD, tăng 32,26% về khối lượng và 102,2% về kim ngạch so với năm 2009. Năm 2018, xuất khẩu cafe Việt Nam tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017
Bảng 3.3. Thị phần các nước nhập khẩu cà phê lớn của Việt Nam năm 2018
Thị trƣờng
Năm 2018 +/- so với năm 2017 (%)* Lƣợng (tấn) Trị giá (USD) Lƣợng Trị giá Tổng kim ngạch 1.878.278 3.544.000.000 30,25 9,04 Đức 260.475 459.031.259 16,98 -3,67 Mỹ 182.576 340.221.901 -0,07 -16,31 Italia 136.157 245.253.945 8,55 -9,66 Tây Ban Nha 122.063 219.217.377 19,88 -0,77 Nhật Bản 105.119 206.000.470 17,16 -1,8 Nga 90.418 185.765.363 97,35 59,14 Philippines 82.656 158.670.722 58,08 42,64 Algeria 74.120 132.478.045 38,75 15,21 Bỉ 75.129 130.825.543 16,06 -4,59 Indonesia 62.320 123.553.997 343,59 273,31 Thái Lan 59.800 109.972.102 94,37 51,23 Trung Quốc 44.282 109.540.270 58 29,12
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018
Hiện nay, cà phê Việt Nam đã xuất khẩu mặt hàng này đến trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Theo bảng trên, năm 2018, 5 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam bao gồm Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Trong đó, Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 260,5 nghìn tấn, thu về 459,031 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cà phê của Việt Nam.
Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới về mặt hàng cà phê nhưng Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê thô, nhân sống nên giá trị xuất khẩu thu về chưa cao
Bảng 3.4. Phân loại các mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo mã HS giai đoạn 2009-2018
Đơn vị: triệu USD Mã
HS Tên sản phẩm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tổng XK hàng
hóa của Việt Nam 57096 72237 96906 114529 132033 150.217 162017 176 581 215119 243500
.. Xuất khẩu cafe 1731 1851 2752 3673 2718 3557 2671 3334 3500 3544
090 111
Cafe chƣa rang, chƣa khử chất cafein
1714,6 1838,3 2832,2 - 2888,7 3080,4 2527,8 3008,3 3146,8 3038,6
090 112
Cafe chƣa rang,
đã khử chất cafein 13,63 12,98 37,52 - 54,759 76,205 84,1 83,443 84,937 72,756
210 111
Cafe chiết xuất, tinh chất và các chất cô đặc 31,33 41,38 31,34 - 76,626 135,765 155,428 160,834 340,58 - 090 121 Cafe chƣa khử chất cafein 2 0,12 11,98 - 12,184 14,176 44,826 30,1503 287,899 64,197 210 112 Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cafe 1,05 6,45 11,64 - 18,204 21,741 104,498 281,391 141,896 - 090 122 Cafe đã khử chất cafein 0,04 0,01 3,36 - 0,577 0,521 0,95 0,735 8,555 0,231 Nguồn: Trademap.org, 2017
Số liệu tổng hợp của Trung tâm thương mại quốc tế ITC cho thấy, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu mặt hàng cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein, đạt 3146,8 triệu USD chiếm 89,9% trong tổng kim ngạch cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào năm. Trong khi đó, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm cà phê chế biến, cà phê thành phẩm là không đáng kể, kim ngạch xuất khẩu cà phê đã khử cafein là 8,555 triệu USD, chỉ chiếm 0,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn
ngành. Giá trị xuất khẩu cà phê chưa rang, chưa khử chất cafein tăng trưởng khá ổn định, giá trị xuất khẩu của các sản phẩm cà phê chế biến, cà phê thành phẩm cũng có xu hướng tăng trưởng nhanh.