Sự tham gia ngành cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu nghiên cứu trường hợp xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 66)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Sự tham gia ngành cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

3.2.1. Vị trí ngành cà phê Việt Nam trong thị trường thế giới

Việt Nam tuy là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Brazil nhưng so với thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới là Brazil, Việt Nam còn thấp hơn về giá trị, khối lượng xuất khẩu cũng như chất lượng sản phẩm. Theo thống kê của ITC, năm 2017, Brazil xuất khẩu 1,65 triệu tấn cà phê thu về 4613 triệu USD, trong khi đó Việt Nam chỉ đạt mức xuất khẩu 1,57 triệu tấn, bằng 0,95 lần so với lượng xuất khẩu của Brazil, kim ngạch xuất khẩu 3500 triệu USD đạt 75,9 % so với giá trị xuất khẩu cà phê của Brazil. Hiện nay Việt Nam mới chỉ tham gia vào sản xuất, tức là phần tạo ra giá trị, chưa gia tham gia sâu vào hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm như chế biến, rang sang, marketing, phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là lý do tại sao nông sản Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng lại không thu về nhiều giá trị gia tăng so với các nước khác.

Hình 3.1. Tỷ lệ tham gia của các chủ thể trong chuỗi giá trị cà phê

Nguồn: Bùi Đức Tuân, Chuyên đề lồng ghép mới tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện thực thi các cam kết WTO: trường hợp ngành nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2012

Theo hình trên, cà phê tươi sau khi thu hoạch được sơ chế thành cà phê nhân và được bán cho người thu gom địa phương (chiếm 35% tổng lượng sản xuất), 50% khối lượng cà phê nhân này bán cho các đại lý thu mua, 5% bán cho các công ty thu mua. cà phê được người thu mua gom lại, chỉ 10% lượng còn lại được người dân vận chuyển bán cho các công ty lớn sau đó lượng lớn. Trong số 35% cà phê nhân thu hoạch được bán cho người thu gom thì 20% được bán lại

cho đại lý thu mua cấp cao hơn ở địa phương. Cuối cùng, các đại lý lớn và các công ty thu mua sau khi thực hiện việc tập hợp cà phê và sơ chế sẽ bán cho người thu mua xuất khẩu. Lúc này, lượng cà phê mà người xuất khẩu mua được sẽ bằng khoảng 98% lượng cà phê được bán ra từ nông dân. Lượng cà phê hao hụt là tương đối nhỏ với 2%.

Nhà cung cấp vật tư đầu vào: vai trò của các nhà cung cấp vật tư đầu vào là tương đối quan trọng: cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, các phương tiện hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản. Do đó người cung cấp vật tư là người tạo điều kiện để người sản xuất có thể mua được các vật tư cần thiết phục vụ sản xuất thuận tiện và đáp ứng yêu cầu chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận người cung cấp thu về chính là chênh lệch giữa giá bán các sản phẩm cho người người nông dân và giá nhập hàng.

Người nông dân: tạo ra giá trị thông qua thực hiện các công việc trong quá trình sản xuất bao gồm trồng trọt, tưới nước, cắt cành – tạo hình, bón phân, thu hoạch, chế biến cà phê quả tươi thành cà phê nhân. Trong chuỗi giá trị cà phê tại Đắk Lắk ta thấy, người nông dân sản xuất ra cà phê với chi phí tương đối cao, chịu nhiều rủi ro như sâu bệnh, ảnh hưởng xấu do thời tiết, mất mùa dẫn đến năng suất thấp, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng nên giá thành và lợi nhuận thu về không cao: sau khi trừ đi các chi phí đầu vào, người trồng cà phê thu về 16,5 triệu/ha tương ứng với 26,4%.

Người thu mua: làm công việc chính là thu mua cà phê từ nông dân sau đó bán lại cho các đại lý lớn; các đại lý này vừa mua cà phê nhân từ người thu gom vừa mua trực tiếp từ người nông dân, thực hiện việc sơ chế, phơi sấy lại cho đồng độ ẩm, sàng lọc để cung cấp hạt cà phê có chất lượng tương đối đồng nhất. Với 2,5 tấn cà phê thu từ 1 ha người mua thu gom về, sơ chế để có chất lượng phù hợp hơn cho việc bảo quản và vận chuyển trong thời gian dài sau khi bán lại cho công ty xuất khẩu thì thu được lợi nhuận từ chênh lệch là tương đối cao

(1,6%). Nếu so sánh với công sức mà người sản xuất cà phê bỏ ra cùng với thời gian sản xuất và rủi ro mà họ có thể gặp phải thì người thu mua có lợi nhiều hơn. Nguyên nhân của sự chênh lệch này là do cà phê được bán thông qua nhiều khâu trung gian, nhiều mắt xích trong khâu thu gom.

Công ty xuất khẩu: mua cà phê sau sơ chế từ các đại lý, sấy lại để có cùng độ ẩm, loại bỏ tạp chất, phân loại cà phê nhân, đóng bao, xác định khách hàng và xuất khẩu. Với 2,5 tấn cà phê, công ty xuất khẩu chỉ thu được 0,5 triệu đồng lợi nhuận, thấp hơn so với người thu mua song tác nhân này thu lợi nhuận từ việc xuất khẩu với khối lượng lớn. Như vậy, sự phân phối thu nhập giữa các tác nhân của chuỗi giá trị cà phê toàn cầu ngay tại Việt Nam đã có sự chênh lệch rõ rệt. Người nông dân là những người tạo ra 30 phần lớn giá trị cho sản phẩm song lại chịu nhiều rủi ro và lợi nhuận thu về thấp hơn so với người thu gom và người xuất khẩu là những tác nhân làm ít công việc hơn. Từ đó có thể thấy tại thị trường nước nhập khẩu, cà phê thô khi được gia tăng giá trị thông qua khâu chế biến, đóng gói, marketing và dưới thương hiệu của các công ty hàng đầu thế giới sẽ có giá cao hơn rất nhiều. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không chủ động cải tiến công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất thì rất khó có thể vươn tới các hoạt động thu lợi nhuận từ thị trường quốc tế.

Năm thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam bao gồm Đức, Mỹ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Trong đó, Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam với sản lượng đạt 222,8 nghìn tấn, thu về 476,794 triệu USD, chiếm tỷ trọng 13,63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành cà phê của Việt Nam

Theo số liệu thống kê của ITC (2017), thị phần cà phê của Việt Nam trong năm 2017 chiếm 18,26% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới, giá trị xuất khẩu 3,5 tỷ USD và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil. Bên cạnh đó, ngành cà phê Việt Nam là ngành sử dụng nhiều lao động, tạo công ăn việc

làm cho khoảng 600.000 lao động/năm, đặc biệt trong những tháng thu hoạch số lao động có thể lên tới 800.000 lao động, chiếm 2,93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp, và khoảng 1,83% tổng số lao động quốc dân.

Mặc dù sản lượng xuất khẩu lớn và có vị thế cao trong thị phần xuất khẩu cà phê trên thế giới nhưng hiệu quả xuất khẩu của ngành hàng cà phê Việt Nam còn thấp. Trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam chủ yếu tập trung vào khâu trồng trọt, sản xuất; trong khi đó, khâu này chỉ đóng góp khoảng 10% trong chuỗi giá trị, mang lại tỷ suất lợi nhuận thấp cho nền kinh tế (Phương Linh, 2017). Các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam chủ yếu tham gia vào khâu trồng trọt, đây là khâu mang lại giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị. Hạt cà phê sau khi được thu hoạch sẽ được chế biến sơ qua và xuất khẩu sang các nước tiên tiến với kỹ thuật công nghệ cao chuẩn bị cho quá trình chế biến sâu. Từ đây, thương hiệu cà phê Việt Nam dần bị thay thế bởi các nhãn hiệu nổi tiếng nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam không giành được giá trị gia tăng ở khâu tiếp theo. Sự phát triển không đồng đều giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam đã làm cản trở sự phát triển của ngành.

3.2.2. Sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành cà phê Việt Nam

Để phân tích sự tham gia của ngành cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu, ta sẽ phân tích đặc điểm của từng phân đoạn cụ thể từ sản xuất nguồn nguyên phụ liệu đến khâu phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng.

Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào (phân bón, giống)

Nguồn cung cấp nguyên phụ liệu là khâu ở đoạn đầu của chuỗi giá trị ngành hàng cà phê, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho phân đoạn sản xuất, trong đó sự ổn định của giá thành phân bón có tầm ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới chi phí sản xuất cà phê. Tuy nhiên, sự liên kết giữa hai ngành vẫn chưa ổn định, chặt chẽ khiến sự cạnh tranh về giá của mặt hàng cà phê còn hạn chế.

Theo báo cáo ngành sản xuất phân bón Việt Nam năm 2014, ngành sản xuất phân bón Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 7,57%, tạo doanh thu gần 1,5 tỷ USD trong năm 2014. Ngành được dự báo có sức hấp dẫn cao về mức độ đầu tư trong tương lai do sự gia tăng dân số trong nước và nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm nông sản từ Việt Nam.

Ngành sản xuất phân bón phát triển như vậy nhưng vẫn đang tồn tại nhiều khó khăn, thách thức khi khả năng sản xuất dư thừa và có thể xuất khẩu sang các nước khác, nhưng rất nhiều doanh nghiệp trồng cà phê vẫn lựa chọn sử dụng phân bón nhập khẩu. Theo Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, nguyên nhân chủ yếu của mâu thuẫn này là do giá phân bón của Việt Nam vẫn cao hơn giá phân bón Trung Quốc, nơi chiếm lĩnh 49% lượng phân bón nhập khẩu vào Việt Nam. Chưa xét về mức độ chất lượng của từng loại phân bón, người nông dân tất sẽ có xu hướng lựa chọn nguyên phụ liệu đầu vào với giá thấp hơn. Nguyên nhân chính dẫn tới sự kém cạnh tranh về giá của ngành phân bón Việt Nam là do năng suất sản xuất vẫn cồn nhiều hạn chế so với chủ thể cạnh tranh Trung Quốc. Năng suất sản xuất phân bón của Việt Nam trong năm 2013 là 8,3 triệu tấn/năm, trong khi đó Trung Quốc có lợi thế canh tranh với khả năng sản xuất 61 triệu tấn/năm. Có thể thấy rằng năng suất chênh lệch đã dẫn tới sự khác biệt lớn về giá thành phân bón của hai quốc gia. Một thực tế cho thấy, sẽ lợi thế hơn cho hộ sản xuất cà phê khi tiếp cận với nguồn cung nguyên phụ liệu giá rẻ, tuy nhiên việc sử dụng phân bón nhập khẩu sẽ khiến nhà sản xuất cà phê gặp nhiều bất lợi, không chủ động được kế hoạch sản xuất, đồng thời, khó có thể đảm bảo nguồn cung ổn định trong thời gian dài. Bởi lẽ đó, nếu được cung cấp phân bón từ nguồn nguyên liệu ổn định trong nước, các nhà sản xuất cà phê sẽ có thể giảm thiểu rủi ro khi sử dụng sản phẩm nhập khẩu.

Như vậy, trong chuỗi giá trị ngành hàng cà phê Việt Nam, ngành sản xuất phân bón tuy có khả năng đáp ứng nhu cầu của khâu sản xuất cà phê, nhưng

năng suất sản xuất thấp làm giá thành nguyên phụ liệu cao, dân đến chi phí sản xuất cà phê bị đẩy lên, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hoạt động sản xuất, trồng trọt

Khâu trồng cà phê là mắt xích chủ chốt trong chuỗi giá trị Việt Nam nhưng hoạt động của khâu vẫn chưa mang tính kinh tế cao khi tập trung chủ yếu vào gia tăng sản lượng thay vì nâng cao giá trị sản phẩm. Cụ thể, Việt Nam vẫn đang chủ yếu trồng cà phê vối mang lại giá trị gia tăng thấp hơn so với cà phê chè.

Tổng quan về khâu trồng trọt ngành cà phê Việt Nam, Theo số liệu thống kê của ITC (2017), thị phần cà phê của Việt Nam trong năm 2017 chiếm 18,26% tổng sản lượng xuất khẩu thế giới, giá trị xuất khẩu 3,5 tỷ USD và là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, sau Brazil. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2017, Việt Nam có 664,6 nghìn ha diện tích gieo trồng cà phê, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2016, đạt sản lượng 1.529,7 nghìn tấn, tăng 4,7%;

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy cả diện tích trồng trọt và sản lượng cà phê đều tăng trưởng ổn định, tăng dần qua các năm, từ đó năng suất được cải thiện dần qua các năm. Cụ thể, từ năm 2009 đến năm 2017, năng suất cà phê tăng từ 1,96 tấn/ha lên đến 2,3 tấn/ha. Tuy nhiên, ở Việt Nam có nhiều diện tích trồng cà phê trên đất không phù hợp dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao, vùng trồng cà phê chủ yếu thuộc sở hữu của các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún nên thiếu sự tập trung, chưa kiểm soát chặt chẽ được khâu này; diện tích cho sản phẩm cà phê thấp hơn so với diện tích gieo trồng thực tế. Thách thức đặt ra cho các nước sản xuất cà phê đó là đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất phù hợp vởi sự biến đổi khắc nghiệt của môi trường, nâng cao năng suất..

Một đặc điểm đáng chú ý nhất trong khâu sản xuất cà phê của Việt Nam đó là sự tập trung trồng sản phẩm cà phê mang lại giá trị sản phẩm không cao. Trên thị trường quốc tế hiện nay, hai loại hạt cà phê được giao dịch nhiều nhất đó là

phẩm cao hơn do hương vị mang lại đậm đà hơn so với hạt cà phê vối. So sánh giá thành của hai loại hạt cà phê tại thời điểm hiện tại cho thấy, trong khi giá trung bình hạt cà phê chè khoảng 3,2 USD/kg, hạt cà phê vối có giá 2,1 USD/kg (theo Hiệp hội cà phê thế giới). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của chương trình cà phê bền vững thế giới năm 2013, 96% hạt cà phê sản xuất tại Việt Nam là hạt cà phê vối, chỉ có 4% là hạt cà phê chè. Trong khi đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của ngành cà phê Việt Nam, Brazil có tỷ lệ cà phê vối và cà phê chè là 20% – 80% năm 2013. Như vậy, Việt Nam vẫn đang tập trung chủ yếu vào phân khúc sản phẩm mang lại giá trị thấp hơn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này là do phần lớn diện tích đất trồng nước ta phù hợp với điều kiện sinh sống của hạt cà phê vối, vùng trung du với khí hậu nhiệt đới.

Để nâng cao giá trị sản phẩm thu được, Việt Nam đang triển khai chính sách mở rộng diện tích trồng giống cà phê chè, từ 4% tăng lên 8% trong tổng sản lượng cà phê cả nước. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 năm (2013 – 2016), giá cà phê chè gia tăng gấp đôi từ 2,3 USD/tấn tăng lên thành 4,3 USD/tấn. Như vậy, tăng cường sản xuất cà phê chè sẽ tăng thêm nguồn thu cho người trồng. Tuy nhiên, mặc dù giá cao nhưng giống cà phê chè không dễ để canh tác. Thực tế cho thấy, cà phê chè phù hợp với những vùng cao (trên 800 m). Tuy nhiên, với vị trí địa lý nước ta, những vùng đó thường lại có điều kiện kinh tế, giao thông qua lại khó khăn, điều kiện canh tác của người dân còn thấp. Bởi lẽ đó, việc gia tăng sản lượng cà phê chè nhằm nâng cao giá trị sản phẩm thu được của ngành cà phê Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Như vậy, trong khâu trồng trọt, Việt Nam có thế mạnh khi là quốc gia sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới, tuy nhiên chúng ta vẫn đang tập trung vào phân khúc sản phẩm mang lại giá trị gia tăng thấp nên giá trị thu được không cao. Việt Nam vẫn đang tập trung vào canh tác cà phê vối thay vì triển khai canh tác toàn diện cà phê chè với giá trị lợi nhuận cao hơn. Chính

sách hiện tại của ngành không mang tính kinh tế và vẫn còn là một điểm yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của ngành cà phê việt nam trong chuỗi giá trị toàn cầu nghiên cứu trường hợp xuất khẩu sang thị trường nhật bản (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)