ngành cà phê Brazil
Brazil là nước có ngành trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê phát triển mạnh. Brazil là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng gấp 2 lần và giá trị xuất khẩu gấp 1,3 lần so với Việt Nam. Theo báo cáo của Cơ quan thống kê nông nghiệp Conab cho biết, Tổng sản lượng cà phê của Brazil năm 2017 đạt 52,735 triệu bao loại 60kg, trong đó cà phê Arabica chiếm khoảng 3/4 sản lượng, sản lượng giảm khoảng 21,1%, năng suất trung bình giảm gần 19%. Tuy nhiên, sản lượng của cà phê robusta tăng khoảng 34% do mưa trở lại cánh đồng sau nhiều năm khô hạn. Ngành sản xuất cà phê Brazil chi phối thị trường cà phê toàn cầu về phía cung do sản xuất lượng cà phê
Arabia đứng đầu thế giới và đứng thứ hai về sản lượng cà phê Robusta.. Trên cơ sở xây dựng được hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, Brazil đã đưa ra được những dự báo thị trường cà phê rất kịp thời, chính xác, góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, khẳng định vị trí ngành cà phê trên thị trường thế giới
Bảng 1.1. Vị trí của Brazil trong xuất khẩu cà phê thế giới
Mã HS Tên sản phẩm Giá trị xuất khẩu năm 2017 (triệu USD) Vị trí trong xuất khẩu cà phê thế giới Tổng xuất khẩu cà phê của
Thế giới 31469
-
.. Xuất khẩu cà phê của Brazil 4613 1
090111 Cà phê chƣa rang, chƣa khử
chất cafein 4600
1
090112 Cà phê chƣa rang, đã khử chất cafein
210111 Cà phê chiết xuất, tinh chất
và các chất cô đặc 631,8
2
090121 Cà phê chƣa khử chất cafein 13,096 -
210112
Các chế phẩm có thành phần cơ bản từ các chất chiết xuất, tinh chất hoặc các chất cô đặc hoặc có thành phần cơ bản là cà phê
28 17
090122 Cà phê đã khử chất cafein 0,008 -
Nguồn: Trademap.org, 2017
Mặc dù chính phủ Brazil và các tổ chức, hiệp hội liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cà phê đã có nhiều biện pháp, chính sách cải thiện ngành công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư vào ngành này nhưng Brazil chủ yếu
xuất khẩu cà phê thô, chưa rang, chưa khử cafein (đứng đầu thế giới) và cà phê chưa rang, đã khử cafein(đứng thứ 2 thế giới).
Các yếu tố sau góp phần thức đẩy sự phát triển của ngành cà phê Brazil, thúc đẩy sự tham gia trong chuỗi giá trị cà phê toàn cầu:
Thứ nhất là sự điều tiết và hỗ trợ kịp thời từ phía Chính phủ. Chính phủ Brazil, đại diện là Bộ Nông Nghiệp đã nghiên cứu, hoạch định chính sách, chịu trách nhiệm về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống bệnh dịch, đồng thời xây dựng và phát triển tốt hệ thống tổ chức ngành hàng cà phê góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh ngành hàng này. Ngoài ra, Brazil đã xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng, chiếm 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước. Cooxupé là hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới của Brazil được thành lập năm với 11.912 thành viên, trong đó 70% là nông trại quy mô nhỏ (5- 7ha), 30% là quy mô vừa và lớn. Theo số liệu của Cơ quan thống kê nông nghiệp Brazil (Conab), Cooxupé sản xuất đạt 6,8 triệu bao cà phê loại 60kg vào niên vụ 2016/2017. Sản phẩm này được cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp tới các thị trường EU, Nhật Bản,... Hợp tác xã này có hệ thống kho chứa, làm sạch, phân loại, sơ chế cà phê hiện đại, đồng bộ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng đầu ra. Hiện nay, dưới sự kiểm soát của chính phủ, sự giám sát của hiệp hội ngành công nghiệp cà phê Brazil, quốc gia này hiện là nhà sản xuất, xuất khẩu nhiều loại cà phê với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới.
Thứ hai, dưới sự điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, ngành cà phê Brazil đã tham gia sâu vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu.
Thứ ba, chất lượng, chủng loại cà phê đặc sản được chú trọng ngay từ khâu sản xuất. Hiệp hội cà phê đặc sản Brazil đã tập trung xúc tiến thương
mại đối với cà phê đặc sản của Brazil tại các hội chợ thực phẩm quốc tế được tổ chức ở Mỹ, Nhật Bản. Người Nhật đặc biệt ưa thích cà phê có chất lượng và trả giá cao nhất tại các cuộc đấu giá cà phê đặc sản. Hiện nay, các nhà sản xuất cà phê Brazil đang tìm cách nâng cao doanh số bán cà phê chất lượng cao với giá cao hơn tại Châu Âu. Trước đây, các chương trình xuất khẩu mà chính phủ Brazil hỗ trợ chỉ mới tập trung vào mục tiêu gia tăng lượng xuất khẩu, chưa tập trung nâng cao chất lượng cà phê. Với tốc độ tăng trưởng ở các thị trường cà phê chủ yếu hiện tại thấp hơn 2%/năm song thị trường cà phê đặc sản toàn cầu đang có mức tăng trưởng khoảng 10%/năm; cùng với sự phát triển của thị trường cà phê Châu Âu với sự ra đời của nhiều cửa hiệu cà phê và doanh số bán cà phê đặc sản tăng cao sẽ hậu thuẫn cho chiến dịch này của Brazil.
Thứ tư, Brazil phát triển ổn định thị trường tiêu thụ trong nước, tạo cơ sở, tiền đề để thâm nhập, mở rộng thị trường nước ngoài. Cũng như một số quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu khác, Brazil đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tiêu dùng cà phê trong nước. Đây không chỉ là nước xuất khẩu cà phê đứng đầu thế giới mà còn xếp thứ hai sau Mỹ trong việc tiêu thụ cà phê. Niên vụ 2016/2017, ngành cà phê Brazil tăng lượng tiêu thụ nội địa lên 21,2 triệu bao loại 60kg mỗi năm thông qua các chương trình quảng cáo và khuyến mãi, đẩy mức tiêu thụ bình quân lên 5,3 kg/người và đã có xu hướng tiếp tục tăng trong những năm gần đây.