CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Dữ liệu và nguồn dữ liệu
Nghiên cứu tập trung chủ yếu phân tích từ nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu định lượng theo chuỗi thời gian được thu thập từ Tổng cục thống kê, Tổng cục hải quan, Trung tâm thương mại quốc tế ITC, FAO, ICO, Hiệp hội cà phê- Ca cao Việt Nam.
2.3. Phƣơng pháp phân tích
Luận văn chủ yếu đã sử dụng những phương pháp chung của nghiên cứu khoa học như phương pháp biện chứng duy vật và duy vật lịch sử, phương pháp thống kê mô tả. thống kê phân tích, phương pháp so sánh và tổng hợp, phương pháp case study,…Phương pháp thực hiện luận văn chủ yếu là thu thập, xử lý các nguồn số liệu, thông tin đáng tin cậy của các tổ chức uy tín như Trung tâm thương mại quốc tế ITC, Hiệp hội Cà phê- Cacao Việt Nam, Hiệp hội cà phê thế giới, Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO),…
2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Mục đích của việc phân tích các tài liệu là để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ sự phân tích lý thuyết, cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.
Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm những nội dung như sau: phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng), mỗi nguồn có giá trị riêng biệt; phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước,…), mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng; phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
Phương pháp tổng hợp lý thuyết là phương pháp kết hợp những mặt,những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Phương pháp này bao gồm những nội dung sau: bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.; lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ; sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân quả để nhận dạng tương tác; làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử; giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời, phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.
Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích các tài liệu liên quan đến lý luận chung về chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê; phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị; phân tích, đánh giá các số liệu liên quan đến sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê, tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Sau khi phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, luận văn đã tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra những nhận định chung về sự tham gia của Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành cà phê, sử dụng mô hình SWOT để đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam đang gặp phải
2.3.2. Phương pháp thống kê
Thống kê là một hệ thống các phương pháp như thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định. Thống kê có những phương pháp sau:
Thứ nhất là phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu. Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.
Thứ hai là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng trong hoàn cảnh không chắc chắn. Trong thực tế, có nhiều hiện tượng mà thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu không đầy đủ mặc dù người nghiên cứu đã có sự cố
gắng. Ví dụ như nghiên cứu về nhu cầu của thị trường về một sản phẩm ở mức độ nào, tình trạng của nền kinh tế ra sao, để nắm được các thông tin này một cách rõ ràng quả là một điều không chắc chắn.
Thứ ba là điều tra chọn mẫu. Trong một số trường để nghiên cứu toàn bộ tất cả các quan sát của tổng thể là một điều không hiệu quả, xét cả về tính kinh tế(chi phí, thời gian) và tính kiệp thời, hoặc không thực hiện được.chính điều này đã đặc ra cho thống kê xây dựng các phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép. đó là phương pháp điều tra chọn mẫu.
Thứ tƣ là nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng. Giữa các hiện tượng thông thường có mối liên hệ với nhau. ví dụ: mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến lượng vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn; mối liên hệ tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của các ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số... sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa, phục vụ cho quá trình dự đoán
Dự đoán là công việc cần thiết trong tất cả lĩnh vực hoạt động. trong hoạt động dự đoán người ta có thể chỉ ra thành nhiều loại: Thứ nhất, dự đoán dựa vào định lượng và dựa vào định tính. Tuy nhiên, trong thống kê chúng ta chủ yếu xem xét về mặt định lượng với mục đích cung cấp cho những nhà quản lý có cái nhìn mang tính khoa học hơn và cụ thể hơn trước khi ra quyết định phù hợp. Thứ hai, dự đoán dựa vào nội suy và dựa vào ngoại suy. Dự đoán nội suy là dựa vào bản chất của hiện tượng để suy luận. Dự đoán dựa vào ngoại suy là chúng ta chỉ quan sát sự biến động của hiện tượng trong thực tế, tổng hợp lại thành quy luật và sử dụng quy luật này để suy luận, dự đoán sự phát triển của hiện tượng.
liệu, tính toán sự tăng giảm, ổn định hay không của thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam nhằm phục vụ quá trình phân tích, dự đoán và đưa ra các giải pháp, chủ yếu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp xem xét các mặt, các khía cạnh của thị trường nhập khẩu cà phê của Nhật Bản, xem xét xem xuất khẩu của Việt Nam đã xứng với tiềm năng hay chưa.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Nhật Bản, trên cơ sơ đó có những khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê trên thị trường này, luận văn xem xét mức độ biến động này trong giai đoạn 2009-2017;
2.3.5. Phương pháp case study
Phương pháp case study (nghiên cứu tình huống) là một phương pháp thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu định tính, là phương pháp nghiên cứu thông qua các trường hợp điển hình, các tình huống cụ thể, có thật liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Phương pháp này rất hiệu quả trong việc đánh giá về sự can thiệp, sự tác động hay thay đổi của một biện pháp, chính sách cụ thể nào đó
Luận văn đưa ra một số nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành cà phê của Brazil (nước có giá trị xuất khẩu cũng như sản lượng cà phê cao nhất thế giới), từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong phát triển ngành hàng này
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
3.1. Thực trạng về sản xuất, xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Cà phê là ngành nông sản mũi nhọn của Việt Nam, đưa nước ta đã và đang trở thành một quốc gia cà phê lớn và quan trọng hàng đầu khu vực cũng như trên thế giới. Hiện nay nước ta có khoảng 665 nghìn ha diện tích trồng cà phê, trong đó có tới 615 nghìn ha diện tích cho sản phẩm cà phê.
Với địa hình được chia ra hai vùng khí hậu, Việt Nam rất phù hợp cho sản xuất cà phê. Việt Nam vị trí địa lý nằm trong vành đai nhiệt đới, hàng năm khí hậu nắng lắm mưa nhiều, lượng mưa phân bố đều giữa các tháng trong năm nhất là những tháng cà phê sinh trưởng. Khí hậu Việt Nam chia thành hai miền rõ rệt. Miền khí hậu phía nam thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thích hợp với cà phê Robusta. Miền khí hậu phía bắc có mùa đông lạnh và có mưa phùn thích hợp với cà phê Arabica. Bên cạnh đó, đất đỏ bazan cũng rất thích hợp với cây cà phê được phân bổ khắp lãnh thổ trong đó tập trung ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với diện tích hàng triệu héc-ta. Hiện nay, Việt Nam trồng hai loại cà phê chính là Arabica và Robusta ,trong đó, chủ yếu là cà phê Robusta, chiếm tới 96% sản lượng sản xuất cả nước.
Trong gần 10 năm trở lại đây, ngành sản xuất cà phê của Việt Nam có sự phát triển đáng kể, sản lượng và diện tích cà phê liên tục tăng qua các năm. Điều này được thể hiện ở biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 3.1. Diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017
Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê, năm 2017, Việt Nam có 664,6 nghìn ha diện tích gieo trồng cà phê, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2016, đạt sản lượng 1.529,7 nghìn tấn, tăng 4,7%. Năm 2018, cây cà phê diện tích đạt 688,4 nghìn ha, tăng 1,6%, sản lượng đạt 1.626,2 nghìn tấn, tăng 3,1% so
với cùng kỳ năm 2017
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy cả diện tích trồng trọt và sản lượng cà phê đều tăng trưởng ổn định, tăng dần qua các năm, từ đó năng suất được cải thiện dần qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2009 đến năm 2017, năng suất cà phê tăng từ 1,96 tấn/ha lên đến 2,3 tấn/ha.
Tuy nhiên, ở Việt Nam có nhiều diện tích trồng cà phê trên đất không phù hợp dẫn đến năng suất, chất lượng chưa cao, vùng trồng cà phê chủ yếu thuộc sở hữu của các hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún nên thiếu sự tập trung, chưa kiểm soát chặt chẽ được khâu này; diện tích cho sản phẩm cà phê thấp hơn so với diện tích gieo trồng thực tế.
Cây cà phê chủ yếu được trồng ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên như ĐăkLăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum, chiếm khoảng 88% tổng diện tích và sản lượng cà phê của cả nước, hàng năm vào thời gian thu hoạch, khu vực này thu hút hàng ngàn lao động tại các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, cây trồng này còn được trồng ở 1 số tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu và một lượng nhỏ ở các tỉnh miền Trung, khu vực Tây Bắc như Quảng Trị (0,75%), Điện Biên (0,68%)
Bảng 3.1: Diện tích gieo trồng của một số tỉnh từ niên vụ 2015/16 đến niên vụ 2017/18 Đơn vị: Ha Tỉnh Diện tích gieo trồng niên vụ 2015/16 Diện tích gieo trồng niên vụ 2016/17 Diện tích gieo trồng niên vụ 2017/18 Đắk Lắk 209.000 190.000 190.000 Lâm Đồng 154.000 162.000 162.000 Đắk Nông 126.000 135.000 135.000 Gia Lai 80.000 82.500 82.500 Đồng Nai 21.000 21.000 21.000 Bình Phước 16.000 16.000 16.000 Kontum 14.000 13.500 13.500 Sơn La 12.000 12.000 12.000 Bà Rịa – Vũng Tàu 15.000 15.000 15.000 Quảng Trị 5.050 5.000 5.000 Điện Biên 4.500 4.500 4.500 Nguồn: Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT, 2018 Theo số liệu từ bảng trên, ĐăkLăk là tỉnh có diện tỉnh gieo trồng cà phê lớn nhất cả nước, đạt 190 nghìn ha niên vụ 2017/2018. Hiện nay, Cục Trồng trọt đã trình và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đề án tái canh cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2020 với diện tích cần tái canh khoảng 120 nghìn ha, trong đó, trồng tái canh 90 nghìn ha, ghép cải tạo 30 nghìn ha, tập trung ở 5 tỉnh Tây Nguyên, bao gồm ĐăkLăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum. Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 lĩnh vực trồng trọt, tính đến hết năm 2016 các tỉnh Tây Nguyên đã tiến hành tái canh, ghép cải tạo được gần 80 nghìn ha cà phê trên tổng nhu cầu tái canh, ghép cải tạo, ước tính đến đạt khoảng 67%. Để tiếp tục thúc đẩy tái canh, đa dạng hóa nguồn vốn cho tái canh cà phê, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới
xây dựng dự án VnSAT đã bắt đầu triển khai từ năm 2016 - 2020, trong đó có nội dung liên quan đến hỗ trợ vốn cho tái canh cà phê bao gồm cả tỉnh Gia Lai.
Bên cạnh những kết quả đáng kể về diện tích cũng như sản lượng cà phê, Việt nam hiện nay xuất khẩu lượng lớn cà phê sang nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, lượng xuất khẩu chiếm khoảng 93% tổng sản lượng cà phê, chủ yếu là cà phê nhân
Bảng 3.2. Kim ngạch và khối lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam giai đoạn 2009-2018 Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD) 57,1 72,2 96,9 114,5 132 150,2 162 176,6 215,1 243,5 Khối lƣợng xuất khẩu cà phê của Việt nam (nghìn tấn)
1184 1218 1257 1732 1300 1691 1341 1780 1566 1882
Kim ngạch
xuất khẩu cà phê (triệu USD)
1731 1851 2752 3673 2718 3557 2671 3334 3500 3544
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2018
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,882 triệu tấn trị giá 3,544 tỷ USD tăng 20,1% về lượng và tăng 1,2% về trị giá so với năm 2017, chiếm 1,46% so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước (243,48 tỷ USD).
Đơn vị: triệu USD
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2009-2017
Nguồn: Tổng cục Hải quan (2017)
Giai đoạn năm 2009-2012: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng trưởng khá đều với mức tăng từ 368.83 triệu USD lên 494.69 triệu USD, tức là tăng 125.87 triệu USD.
Giai đoạn 2012-2015, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng giảm đầy biến động do cả sản lượng cà phê xuất khẩu và giá cà phê thế giới không ổn định. Giá cà phê thế giới giảm liên tục từ tháng 12/2012 đến tháng 12/2013 còn khoảng 2.000 USD/tấn, bắt đầu tăng trở lại trong năm 2014 và dao động trong mức 2.800 USD/tấn đến 4.000 USD/tấn. Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, giá trị xuất khẩu ngành này lại tăng trưởng ổn định trở lại. Theo số liệu thống kê chính thức của
Tổng cục Hải quan, năm 2017, cả nước đã xuất khẩu 1,57 triệu tấn, đạt kim