2.1. Thiết kế nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình phƣơng pháp nghiên cứu
(Nguồn: Khái quát của tác giả trong quá trình nghiên cứu)
Phương pháp nghiên cứu được chia thành 4 bước như sau: - Bƣớc 1: Thu thập số liệu thông qua khảo sát
- Bƣớc 2: Tổng hợp kết quả.
- Bƣớc 3: Xác định hiện trạng và rút ra kết luận đánh giá - Bƣớc 4: Đưa ra các giải pháp
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 2.2.1. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp tập trung vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Số liệu được thu thập thông qua bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia.
2.2.1.1. Sử dụng bảng câu hỏi:
Trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo luận văn, phương pháp nghiên cứu chính là điều tra trực tiếp tại Công Cổ phần Công nghệ Đông Dương và các khách hàng, đối tác đang hợp tác kinh doanh với công ty.
Hình thức điều tra cơ bản được tiến hành dưới hình thức sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin cần thiết liên quan đến năng lực cạnh tranh của công ty. Phiếu khảo sát được xây dựng gồm cả câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi mở tập trung vào vấn đề đánh giá năng lực cạnh tranh trên cơ sở tính chất công việc và tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Phiếu khảo sát được chia thành các tiêu chí cho từng đối tượng khác nhau (nhân viên của ICTECH, các lãnh đạo của ICTECH, các khách hàng, các đối tác, các chuyên gia) nhằm đánh giá từng nội dung. Cụ thể:
- Đánh giá năng lực cạnh tranh với các yếu tố nội bộ: tiến hành với các đối tượng chính là cán bộ công nhân viên của công ty, lãnh đạo của công ty.
- Đánh giá các tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh: tiến hành với các đối tượng: nhân viên của công ty, lãnh đạo của công ty, các khách hàng, các đối tác và các chuyên gia trong ngành.
2.2.1.2. Phƣơng pháp phỏng vấn
Bên cạnh hình thức phiếu điều tra còn hỗ trợ thêm hình thức phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo của công ty và một số cán bộ chủ chốt khác trong công ty. Người được phỏng vấn đó là ông Trần Quang Văn – Tổng Giám Đốc Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương. Qua cuộc phỏng vấn tìm hiểu định tính về những yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
công ty; những ưu và nhược điểm đang tồn tại trong năng lực cạnh tranh của công ty. Từ đó làm cơ sở để khảo sát lượng hóa, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
2.2.2. Số liệu thứ cấp
Được lấy từ điều lệ công ty, quá trình hoạt động và phát triển của công ty, các báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của một số năm gần đây của Công ty Cổ phần Công Nghệ Đông Dương. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập qua các nguồn như tài liệu từ các phòng ban trong công ty; website của công ty và một số tạp trí chuyên ngành, báo chí có thông tin liên quan tới doanh nghiệp và ngành hàng của doanh nghiệp.
Ngoài ra để đánh giá được năng lực cạnh tranh của công ty, luận văn có sử dụng số liệu thứ cấp của các công ty là đối thủ cạnh tranh và các đối tác.
2.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
Các phiếu điều tra phỏng vấn sau khi thu lại được từ cán bộ, công nhân viên, khách hàng, đối tác của công ty Cổ phần Công Nghệ Đông Dương và các thông tin thứ cấp thu được thường cho các thông tin và các số liệu rời rạc, không trùng khớp nhau. Từ những phiếu điều tra phỏng vấn và các tài liệu thu thập được thì phải xử lý bằng các công cụ như thống kê, phân tích bằng Excel để từ đó đưa ra các thông tin và số liệu cần thiết để sử dụng cho việc nghiên cứu và viết luận văn.
Ngoài ra để xử lý tốt dữ liệu thì việc vận dụng nguyên lý cơ bản của tư duy đổi mới, phương pháp tiếp cận hệ thống logics, phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích nhằm mục đích nghiên cứu và đặt nó trong môi trường kinh doanh của công ty
2.4. Phƣơng pháp và công cụ đƣợc áp dụng để phân tích sự ảnh hƣởng của các môi trƣờng tới năng lực cạnh tranh của ICTECH
2.4.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE - External Factor Evaluation)
Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty.
Mô tả phƣơng pháp:
-Bƣớc 1: Lập một danh mục từ 10 - 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh doanh
-Bƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1.0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn đang sản xuất/ kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0.
-Bƣớc 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
-Bƣớc 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố.
-Bƣớc 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
2.4.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Thiết lập ma trận này nhằm đưa ra những đánh giá so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong cùng ngành, sự so sánh dựa trên các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành. Qua đó nó cho nhà Quản trị nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu của công ty với đối thủ cạnh tranh, xác định lợi thế cạnh tranh cho công ty và những điểm yếu cần được khắc phục.
Mô tả phƣơng pháp
-Bước 1: Lập một danh sách khoảng 10 yếu tố chính có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của các công ty trong ngành.
-Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1,0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố . Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến khả năng cạnh tranh của công ty trong ngành . Tổng điểm số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0
-Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào khả năng của công ty với yếu tố, trong đó 4 là tốt, 3 là trên trung bình, 2 là trung bình, 1 là yếu
-Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố .
-Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận
Tiêu chí đánh giá
So sánh tổng số điểm của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành để đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ ĐÔNG DƢƠNG
3.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dƣơng 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương được thành lập ngày 12/03/2003 với chức năng buôn bán, sản xuất, đầu tư hạ tầng, cung cấp dịch vụ và tư vấn lập dự án các công trình Viễn thông, truyền hình. Với mục đích xây dựng một công ty lớn mạnh trong lĩnh vực Viễn thông, Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương đã khẳng định vị thế, liên tục mở rộng thị trường và trở thành nhà nhập khẩu - nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm trong lĩnh vực Công nghệ Viễn thông có chất lượng cao như: Thiết bị Truyền dẫn thế hệ mới NGN, thiết bị truy nhập, tập trung thuê bao, thiết bị lợi dây, thiết bị viba, repeater, cáp quang, phụ kiện viễn thông... Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước, Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương cũng đã tiến những bước dài vững chắc để từng bước chiếm lĩnh thị trường.
Công ty hiện đang sở hữu đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ và có trình độ chuyên môn cao, trên cơ sở đó, Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương đang xây dựng chiến lược phát triển lâu dài dựa trên việc chú trọng nghiên cứu tìm hướng đi mới, thích hợp, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và đa dạng hoá ngành nghề.
Xác định rõ con người là nhân tố quan trọng nhất tạo ra sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương rất chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, tinh thần làm việc hỗ trợ và học hỏi. Với nỗ lực không ngừng hoàn thiện, Ban lãnh đạo và tập thể công ty từng bước phát triển thương hiệu thành một doanh nghiệp vững mạnh khẳng định luôn gắn lợi ích của doanh nghiệp với các lợi ích cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm cộng đồng
- Xây dựng qui trình làm việc, quản lý chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 không ngừng nâng cao năng lực và hoàn thiện các qui trình, tổ chức của Công ty.
- Giữ vững và ngày càng tăng tốc độ phát triển trên mọi chỉ tiêu: doanh số, thị phần, nhân lực, giá trị thương hiệu...
- Xây dựng môi trường làm việc năng động, cởi mở và chuyên nghiệp để khuyến khích tất cả các thành viên phát triển, thành công và hài lòng với sự cống hiến.
- Nhanh nhạy trong nắm bắt thị trường và áp dụng các công nghệ mới, không ngừng cải tiến chất lượng, đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý, tay nghề.
- Đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của khách hàng với kỹ năng phục vụ chuyên nghiệp.
- Luôn luôn đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về chất lượng kỹ thuật, môi trường, văn hoá, xã hội...
3.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012349 đăng ký lần đầu ngày 30/05/2006, đăng ký thay đổi lần 2 ngày 02/07/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp thì ngành nghề kinh doanh của công ty được xác định như sau:
Bảng 3.1: Ngành nghề kinh doanh Công ty Cổ phần Công Nghệ Đông Dƣơng
TT Nghành nghề kinh doanh
1 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. 2
Mua bán vật tư thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông, máy đo, máy phát điện, thiết bị chống sét.
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương)
camera quan sát
4 Dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các sản phẩm do doanh nghiệp bán ra.
5
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, công nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, thuỷ lợi.
6 Thi công, lắp đặt, hệ thống tiếp địa các trạm biến thế điện. 7 Xây dựng công trình điện và trạm điện đến 35 KV
8
Tư vấn, thẩm định, lập dự án đầu tư và lập tổng dự toán các công trình thông tin liên lạc bưu chính viễn thông, tin học.
9
Sản xuất, mua bán, gia công, lắp đặt cơ kim khí, xử lý tráng phủ kim loại, cấu trúc thép, đúc sắt, thép, kim loại màu (trừ các loại nhà nước cấm).
10
Cho thuê vật tư, thiết bị điện, điện tử, tin học, viễn thông, máy đo, máy phát điện.
11
Tư vấn, thiết kế, đầu tư, khai thác hệ thống viễn thông, truyền hình tại các chung cư cao tầng, khu đô thị mới
3.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nguồn nhân lực
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Công Nghệ Đông Dƣơng
(Nguồn: Hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Công nghệ Đông Dương)
BAN ĐIỀU HÀNH (TGĐ)
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT Hội Đồng Quản Trị P. TỔNG GIÁM ĐỐC Phụ trách Kinhdoanh Phụ trách Tài chính XNK (Logistics) KT Tổng hợp Phòng Kế Toán/ Kế toán trƣởng KT Kho - Hàng Hóa
KT Ngân hàng & Quỹ
P. Hành Chính
KT Phải thu (Công nợ)
KT Phải trả & Dịch vụ P. TỔNG GIÁM ĐỐC
Phụ trách Kỹ thuật
Giám đốc Giải
pháp Kỹ thuật Kỹ thuật triển khai, Bảo hành
Thiết kế & Giám sát thi công
R&D
Kỹ thuật Khai thác
Kinh doanh (Bán lẻ & Dự án) Quản lý Dự án KD HTVT Kỹ thuật (Th.bị + Khai thác DV) Giám đốc VP Đại diện HCM Giám đốc Kinh doanh & Dự án Bán hàng & Marketting
Hồ sơ (Báo giá, thầu, HĐKT)
Quản lý Dự án KD HTVT
Hành chính – Văn phòng
Đông Dương được xây dựng và hình thành từ một tập thể các nhân viên giỏi về chuyên môn trong nhiều lĩnh vực, giầu nhiệt huyết và gắn bó với sự phát triển của Công ty. Chuyên nghiệp trong công tác chuyên môn và luôn phối hợp tốt trong tác nghiệp giữa các bộ phận đã làm tăng hiệu quả công việc của Công ty.
Dựa vào sơ đồ cơ cấu tổ chức có thể thấy ICTECH đang áp dụng mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Là công ty tư nhân và có thời gian phát triển lâu dài nên ICTECH có môi trường ổn định, mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Đặc điểm của cơ cấu tổ chức ICTECH: Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, gúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra quyết định cho các bộ phận. Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng.
- Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của ICTECH bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết đại hội cổ đông quy định.
- Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát của ICTECH bao gồm 04 (bốn) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong