CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. Mô hình và thiết kế nghiên cứu
2.1.1. Mô hình nghiên cứu
Từ những nghiên cứu về một số học thuyết cơ bản về tạo động lực ở mục 1.2.2 trong Chƣơng 1, tác giả đã vận dụng học thuyết hai yếu tố của Herzberg để làm cơ sở xây dựng mô hình tạo động lực cho CBNV tại Trung tâm Giao dịch Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hà Nội.
Theo đó, mô hình nghiên cứu sẽ gồm hai nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của CBNV Trung tâm là: nhóm các yếu tố thúc đẩy và nhóm các yếu tố duy trì.
á
Hình 2.1. Các yếu tố tác động tới động lực làm việc của cán bộ nhân viên Trung tâm
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1. Nhóm các yếu tố thúc đẩy
- Sự thành đạt trong công việc - Sự công nhận thành tích - Công việc có ý nghĩa
- Phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm thuộc công việc rõ ràng
- Có cơ hội thăng tiến
2. Nhóm các yếu tố duy trì
- Điều kiện làm việc
- Các chính sách và quy định của Trung tâm - Sự giám sát của Trung tâm
- Mối quan hệ cá nhân trong Trung tâm - Tiền lƣơng và phúc lợi
Động lực làm việc của
CBVC Trung tâm
Những yếu tố thuộc nhóm thúc đẩy nhƣ: sự thành đạt trong công việc, sự công nhận thành tích, công việc có ý nghĩa,…là các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của ngƣời CBNV. Khi các nhu cầu này đƣợc thỏa mãn thì sẽ tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc.
Nhóm các yếu tố duy trì nhƣ: điều kiện làm việc, chính sách và quy định của Trung tâm, sự giám sát, tiền lƣơng,…thƣờng liên quan đến điều kiện và môi trƣờng làm việc của Trung tâm. Nếu các yếu tố này đƣợc đảm bảo tốt thì sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn trong công việc của CBNV Trung tâm.