.Nội dung của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại ban quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền trung (Trang 42 - 45)

Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và công trình ven biển. Hợp phần 2: Tăng cường năng lực.

Hợp phần 3: Quản lý dự án

Hợp phần 1: Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và công trình ven biển

Dự án đầu tư thực hiện các tiểu dự án ở nông thôn và vùng ven biển được ưu tiên, lựa chọn từ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phương thức tài trợ của Dự án là hỗ trợ ngành (Dự án Ô). Đây được coi như phương thức phù hợp nhất để hỗ trợ việc đầu tư vào một số lượng khá lớn các tiểu dự án, từ qui mô nhỏ (500.000 USD) cho đến qui mô vừa (4 triệu USD). Khi hình thành Dự án, các bên đã cho rằng phương thức tài trợ này sẽ thúc đẩy phân cấp quản lý và thực hiện Dự án cho địa phương và cho phép các tỉnh tham gia trực tiếp vào quá trình xác định, sắp xếp thứ tự ưu tiên và kết nối các khoản đầu tư của Dự án với các cơ sở hạ tầng hiện có và các mục tiêu phát triển trong tương lai của địa phương.

Nguồn vốn của Dự án được sử dụng đầu tư nhằm cải tạo và nâng cấp các hạng mục cơ sở hạ tầng được ưu tiên ở khu vực nông thôn và ven biển như: đường giao thông liên huyện và liên xã, công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt và vệ sinh, chợ và các công trình đặc biệt vùng ven biển.

Là một dự án ngành, các chỉ số đầu ra của Dự án đều được xác định trong quá trình thực hiện dựa trên các ưu tiên của các tỉnh dự án vốn là kết quả của việc tham vấn cộng đồng. Để phục vụ việc thiết kế Dự án, một loạt các chỉ số đã được xây dựng dựa trên (i) những bài học kinh nghiệm từ dự án tương tự trước đây; (ii) các ưu tiên của tỉnh đã được xác định trước giai đoạn khởi động; (iii) ưu tiên của các bên sau khi thực hiện phỏng vấn hiện trường và (iv) nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh.

Bảng 3.2 - Kết quả Dự án theo thiết kế dự án

Ngành Hạng mục cơ sở hạ tầng Kết quả

Giao thông Đường giao thông nông thôn bao gồm cầu, cống và các công trình phụ trợ:

540 km được xây mới/nâng cấp

Thủy lợi Nâng cấp kênh, cống, trạm bơm, đập tràn và các công trình phụ trợ khác. 110.000 ha được tưới/tiêu ổn đinh Công trình cấp nước sinh hoạt

Xây dựng mới một số hệ thống, bao gồm các giếng, hệ thống lọc, đường ống và các công trình phụ trợ.

5 công trình được đầu tư xây mới/nâng cấp

Chợ Sửa chữa, nâng cấp và xây mới các công trình bao gồm các công trình phụ như cấp nước, hệ thống điện, hàng rào, vệ sinh, bãi đỗ xe, v.v. Các công trình này phục vụ khoảng 210.000 người.

18 công trình được đầu tư xây mới/nâng cấp

Phòng chống lũ và xâm nhập mặn

Nâng cấp và mở rộng các công trình hiện có và xây dựng các công trình mới.

4 công trình được đầu tư xây mới/nâng cấp

Hợp phần 2: Tăng cƣờng năng lực

Một lượng lớn các cán bộ từ cấp trung ương tới đia phương có nhu cầu tập huấn, tăng cường năng lực về nhiều lĩnh vực, từ khâu viết đề xuất tiểu dự án, lập dự án đầu tư, thiết kế đến công tác đấu thầu, thực hiện xây lắp và giám sát thi công, kỹ năng quản lý dự án và quản lý tài chính, giải ngân. Bên cạnh đó, Dự án còn tập huấn cho các cán bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã và các bên liên quan về vấn đề chính sách an toàn theo qui định của nhà tài trợ tập trung vào các vấn đề môi trường, tái định cư, các vấn đề xã hội và dân tộc thiểu số, tổ chức trong vận hành và bảo trì công trình…

Hợp phần 3: Quản lý dự án

Ban quản lý dự án Trung ương (Ban QLDATW) được Bộ Nông nghiệp và PTNT thành lập trực thuộc Ban quản lý các dự án Nông nghiệp. Ban quản lý dự án Trung ương có nhiệm vụ điều phối hoạt động công tác quản lý và sưt dụng vốn ODA của Ban quản lý dự án 13 tỉnh, là đầu mối liên hệ với các Nhà tài trợ và báo cáo tình hình dự án với các cơ quan có liên quan của Chính phủ Việt nam. Ban quản lý dự án Trung ương được hỗ trợ bởi nhóm Tư vấn quốc tế (gọi tắt là LIC) và một số tư vấn khác như tư vấn chính sách an toàn, kiểm toán dự án có trách nhiệm giúp Ban quản lý dự án Trung ương và Ban Ban quản lý dự án tỉnh thực hiện các hợp phần của Dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng tại ban quản lý dự án phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền trung (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)