Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng điện trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 86)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý dịch vụ cung ứng điện trên địa bàn tỉnh

3.3.10. Kết quả đạt được

Công ty Điện lực Lạng Sơn quản lý dịch vụ cung ứng điện cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thông qua các Công ty điện lực huyện. Công ty cơ bản đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho sự phát triển kinh tế xã hội và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn. Cung cấp kịp thời nhu cầu về điện cho sản xuất và kinh doanh, góp phần phát triển và tăng trƣởng kinh tế và các nhu cầu phục vụ an ninh, quốc phòng. Công tác dịch vụ khách hàng có chuyển biến tốt, chỉ số tiếp

cận điện năng và các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện đƣợc cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh năm 2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2014 Tăng trƣởng 2015/2014 KH EVN NPC giao TH/KH Thƣơng phẩm Tr.kWh 450,88 414,52 108,77% 440,0 102,47% Tổn thất % 9,27 9,93 -0,66 9,3 -0,03 Giá bình quân đ/kWh 1.646,95 1.541,84 105,11 1.635,27 11,68 Doanh thu Tỷ đồng 816,84 703,03 116,19 791,47 103,21%

(Nguồn: Công ty Điện lực Lạng Sơn)

* Điện thương phẩm: Thƣơng phẩm năm 2015 toàn Công ty đạt 450,88

tr.kWh, tăng trƣởng 108,77%, và đạt 102,47% so với kế hoạch EVNNPC giao, trong đó thành phần NLNN chiếm 0,32% tăng trƣởng 23,07%; thành phần CNXD chiếm 31,85% giảm 1,12%; thành phần TM-KS-NH chiếm 4,67% tăng trƣởng 33,97%; thành phần QLTD chiếm 56,99% tăng trƣởng 11,85%; thành phần hoạt động khác 6,17% tăng trƣởng 22,74%.

* Giá bán điện bình quân: Giá bán điện bình quân năm 2015 đạt 1646,95 đ/kWh, tăng 11,68 đ/kWh so với kế hoạch giao (1635,27 đ/kWh)

* Giảm tổn thất điện năng: Tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2015 toàn Công ty

đạt 9,27%, giảm 0,03% so với Kế hoạch EVNNPC giao (9,3%) và giảm 0,66% so với năm 2014 (9,93%)

Giai đoạn 2011-2015, tình hình cung ứng điện gặp nhiều khó khăn, thƣờng tập trung trong các tháng cao điểm nắng nóng mùa khô 2015 (tháng 5, 6, 7,8), nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh trong khoảng thời gian ngắn đã tạo áp lực cung cấp điện rất lớn, tình hình quá tải thiết bị, tình trạng điện áp thấp trên lƣới điện thƣờng xuyên xảy ra, đặc biệt là quá tải các MBA phân phối. Công ty Điện lực Lạng Sơn đã

nỗ lực tối đa, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt việc đảm bảo điện phục vụ cho các sự kiện chính trị - xã hội, Đại hội Đảng các cấp, các ngày lễ lớn, các kỳ thi... theo chỉ đạo của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phƣơng tiện, tăng cƣờng ứng trực 24/24h để đối phó, xử lý kịp thời với các tình huống quá tải cục bộ, sự cố, đảm bảo an toàn cung cấp điện, an toàn cho thiết bị, công trình và an toàn cho nhân dân.

112,24465 124,42052 109,97530 112,33207 108,77278 100,000 105,000 110,000 115,000 120,000 125,000 130,000 - 50000,0 100000,0 150000,0 200000,0 250000,0 300000,0 350000,0 400000,0 450000,0 500000,0 2011 2012 2013 2014 2015 Hoạt động khác T.Mại-K.Sạn-N.hàng Quản lý và TD dân cƣ Nông-Lâm-Thủy sản Công nghiệp-Xây dựng Tăng trƣởng so năm trƣớc

Hình 3.2: Điện thƣơng phẩm thực hiện giai đoạn 2011-2015

(Nguồn: Công ty Điện lực Lạng Sơn)

Phụ tải tăng trƣởng khá mạnh, tăng trƣởng điện thƣơng phẩm giai đoạn 2011- 2015 bình quân 13,54% năm. Cấp điện cho CN-XD tăng 18,35%/năm; cho quản lý tiêu dùng tăng 11,6%/năm; cho TM-DV tăng 19,75%; cho nông - lâm nghiệp tăng 11,65%/năm và thành phần khác tăng 12,18%.

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh điện giai đoạn 2011 - 2015 TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 Điện nhận Tr.kWh 304,059 375,167 411,405 460,040 496,849 2 Thƣơng phẩm Tr.kWh 269,681 335,538 369,009 414,516 450,881 3 Giá bình quân đ/kWh 1242,56 1365,19 1496,53 1541,84 1646,95 4 Tỷ lệ tổn thất % 11,15 10,62 10,36 9,93 9,27

5 Tiết kiệm điện kWh 6.214.177 4.828.000 6.308.219 9.194.987 9.414.577 6 Chỉ số tiếp cận

điện năng ngày 18,0 9,59

7 Tỷ lệ thu tiền

điện % 100,01 101,96 100,09 100,08 100,11

8 Số khách

hàng K/hàng 164.434 171.471 179.217 188.981 200.821

(Nguồn: Công ty Điện lực Lạng Sơn)

Tỷ lệ TTĐN lƣới điện 35kV và lƣới điện hạ áp liên tục giảm trong các năm 2011-2015 mỗi năm khoảng 0,25% - 0,65%. Trong đó tỷ lệ tổn thất lƣới điện tại khu vực nông thôn trong các năm 2011-2015 mỗi năm khoảng 0,42% - 0,97%.

0 2 4 6 8 10 12 2011 2012 2013 2014 2015

Tổn thất điện năng của PCLSgiai đoạn 2011-2015

Tổn thất điện năng của PCLS giai đoạn 2011-2015

Hình 3.3: Tổn thất điện năng của PCLS giai đoạn 2011-2015

Trong giai đoạn 2010-2015, một số khu vực lƣới điện trung thế và hạ thế tỉnh Lạng Sơn đã đƣợc đầu tƣ và cải tạo bởi các chƣơng trình sửa chữa thƣờng xuyên, sửa chữa lớn, cải tạo chống quá tải. Đặc biệt là các năm 2013, 2014, 2015 các dự án công trình đầu tƣ, cải tạo đƣợc đẩy mạnh (theo các nguồn vốn thuộc dự án Dep 1, Dep 2, ĐTXD, ADB, cải tạo lƣới điện hạ áp nông thôn) góp phần giảm tổn thất điện năng khu vực TNNT cho năm 2015, và các năm tiếp theo. Theo đó, tỷ lệ TTĐN giảm đƣợc qua các năm nhƣ sau:

Năm 2011 thực hiện 11,15% giảm 0,32% so 2010 Năm 2012 thực hiện 10,62% giảm 0,53% so 2011 Năm 2013 thực hiện 10,36% giảm 0,26% so 2012 Năm 2014 thực hiện 9,93% giảm 0,43% so 2013 Năm 2015 thực hiện 9,27% giảm 0,60% so 2014

Những chỉ tiêu chính đạt được:

- Giá bán điện bình quân: toàn Công ty đạt 1.646,95 đ/kWh (tăng 11,68đ/kWh so với KH, hiệu quả doanh thu bán điện tăng thêm 5,266 tỷ đồng). Tất cả các ĐL đều hoàn thành vƣợt chỉ tiêu về giá bán điện bình quân

- Doanh thu bán điện: toàn Công ty đạt 816,837 tỷ đồng, tăng 116,18% so với năm 2014.

- Giảm tổn thất điện năng: Tỷ lệ tổn thất điện năng toàn Công ty đạt 9,27%, giảm 0,03% so với kế hoạch EVN NPC giao, tƣơng ứng với thƣơng phẩm tăng thêm 148.763kWh, tăng lợi nhuận thêm 245 triệu đồng

- Độ tin cậy cung cấp điện: Với thời gian chỉ số SAIDI giảm từ 1.952,8 phút năm 2014 xuống 1.195,6 phút năm 2015, lƣợng điện thƣơng phẩm tăng thêm do giảm thời gian mất điện tƣơng đƣơng 650.000 kWh, giá trị doanh thu tăng thêm trên 1 tỷ đồng.

- Năng suất lao động SXKD điện: tăng 13,3%, đạt 0,673 triệu kWh/ngƣời, bình quân giai đoạn 2011-2015 tăng trên 10%/năm.

Kết quả khảo sát đánh giá của tƣ vấn độc lập trong năm 2015, điểm đánh giá sự hài lòng khách hàng sinh hoạt bình quân trong năm 2015 của Công ty là 6,96

điểm tăng 0,73 điểm so với năm 2014; Điểm đánh giá sự hài lòng khách hàng ngoài sinh hoạt bình quân trong năm 2015 của Tổng Công ty là 7,06 điểm tăng 0,6 điểm so với năm 2014.

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng Nhóm yếu tố Điểm năm 2014 Điểm năm 2015 Điểm Tăng, giảm KHSH KHNSH KHSH KHNSH KHSH KHNSH 1. Cung cấp điện: 6,39 6,48 7,09 7,25 0,8 0,77 2. Thông tin đến khách hàng 6,08 6,63 6,9 7,18 0,82 0,55

3. Hóa đơn tiền điện 6,55 6,86 7,07 7,31 0,52 0,45 4. Dịch vụ khách hàng 6,61 6,71 7,32 7,37 0,71 0,66 5. Hình ảnh kinh doanh 6,35 6,58 7,22 7,15 0,87 0,57 6. Nhận thức về giá điện 5,54 5,77 6,24 6,35 0,7 0,58 7. Đồng thuận xã hội 6,08 6,16 6,88 6,79 0,8 0,63

Điểm trung bình 6,22 6,45 6,96 7,05 0,74 0,6

(Nguồn: Công ty Điện lực Lạng Sơn)

Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung khách hàng chƣa hài lòng năm tới Công ty cần phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng cụ thể nhƣ sau:

* Với nhóm khách hàng ngoài sinh hoạt:

- Thiệt hại của khách hàng do mất điện không báo trƣớc.

- Công tác tuyên truyền về tiết kiệm điện, an toàn điện và thay đổi giá điện. * Với nhóm khách hàng sinh hoạt:

- Chất lƣợng điện năng cung cấp (Chủ yếu tại các khu vực nông thôn) - Xác định điện năng tiêu thụ và tính toán hóa đơn chính xác.

- Cảnh quan an toàn và môi trƣờng.

NHỮNG TỒN TẠI HẠN CHẾ

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc nêu trên, vẫn còn những khiếm khuyết, hạn chế cần rút kinh nghiệm và khắc phục, đó là:

- Việc tuyên truyền cho bà con dân tộc về các quy định của ngành điện, của Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn , nhất là ở những khu vực dân cƣ dân trí thấp, bà con còn nhiều hạn chế, ít hiểu biết về Pháp luật.

- Hạ tầng cung ứng dịch vụ điện chƣa thật sự đảm bảo, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh vẫn chƣa đƣợc sử dụng điện lƣới Quốc gia. Gặp nhiều khó khăn trong việc đƣa điện lƣới Quốc gia đến với các bà con ở những thôn bản xa. Các hộ dân ở đây thƣờng tự kéo đƣờng điện sinh hoạt từ trụ sở xã, thôn về nhà.

- Công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin đến khách hàng còn hạn chế nhất là tại các khu vực nông thôn.

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận nhân viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, cách ứng xử chƣa chuyên nghiệp, chƣa thân thiện và nhiệt tình với khách hàng.

- Thời gian giải quyết cấp điện mới mặc dù có sự chuyển biến tích cực nhƣng chƣa đồng đều ở các Điện lực. Các quy định, thủ tục giải quyết các yêu cầu của khách hàng vẫn chƣa thực sự đạt yêu cầu nhanh chóng, dành thuận lợi cho khách hàng.

- Chất lƣợng cung cấp điện khu vực nông thôn, nhất là các địa bàn mới tiếp nhận bán điện một số nơi chƣa đạt tiêu chuẩn.

- Việc khắc phục sự cố lƣới điện, giảm thiểu tối đa thời gian ngừng cung cấp điện cho khách hàng trên địa bàn tỉnh còn chậm.

- Việc đo đếm sản lƣợng điện tiêu thụ nhiều lúc còn chƣa chính xác, vẫn còn hiện tƣợng ghi chỉ số công tơ sai, thời gian phát hành hóa đơn tiền điện còn kéo dài.

- Hành vi trộm cắp điện vẫn thƣờng diễn ra khá phổ biến. Không chỉ ở các vùng xa nhƣ địa bàn tinrh mà còn diễn biến phức tạp ở thành phố, trong toàn tỉnh. Với các hình thức trộm cắp ngày càng tinh vi nhƣ: đảo sơ đồ đấu dây làm chậm vòng quay đồng hồ, dùng thiết bị để quay ngƣợc công tơ hay gắn chíp điện tử vào công tơ để điều khiển từ xa làm cho công tơ đo đếm theo ý muốn…mà các đối tƣợng trộm cắp vận dụng để “qua mắt” các đơn vị quản lý ngành điện. Với số lƣợng khách hàng sử dụng cho mục đích sinh hoạt chiếm một tỉ trọng lớn trên tổng số

khách hàng trên địa bàn mà ngành điện đang quản lý thì việc trộm cắp điện đối với hộ gia đình ngành điện rất khó để kiểm tra phát hiện. Với bằng chứng vi phạm rõ ràng và dƣới sự chứng kiến của nhiều ngƣời làm chứng nhƣng ngành điện đã gặp phải sự phản ứng kịch liệt từ phía khách hàng vi phạm, thậm chí đe dọa nhân viên Điện lực đang làm nhiệm vụ.

NGUYÊN NHÂN

- Do đặc thù miền núi, bà con dân tộc thƣờng đi làm vào ban ngày nên việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của ngành điện thƣờng phải thực hiện vào buổi tối, lồng ghép trong các buổi họp thôn, bản, trong dịp tổ chức các sự kiện nhƣ: đại hội phụ nữ, đại hội cựu chiến binh và các cuộc họp chi bộ. Các cuộc tuyên truyền cũng đƣợc thực hiện trên 2 cấp, tuyên truyền cho cán bộ, công chức xã, trƣởng thôn, cán bộ thôn và tuyên truyền cho dân. Do bà con sống rải rác trên mấy chục km đƣờng biên giới quốc gia với các thôn giáp biên nên việc tuyên truyền càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhất là ở những khu vực dân cƣ dân trí thấp, bà con còn nhiều hạn chế, ít hiểu biết về Pháp luật.

- Việc đầu tƣ xây dựng các công trình điện trên địa bàn tỉnh gặp rất nhiều khó khăn do giao thông chủ yếu là đƣờng đồi núi hiểm trở, nhiều vùng thậm chí chƣa có đƣờng giao thông chính. Bên cạnh khó khăn về hạ tầng, những năm qua, trong quá trình triển khai các dự án cấp điện về vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh còn đối mặt khó khăn lớn nhất là nguồn vốn. Suất đầu tƣ các công trình điện cho bà con ở các thôn bản xa quá lớn, hiệu quả kinh tế thấp.

- Do vẫn còn hạn chế về năng lực, đặc điểm vùng miền nên khả năng giao tiếp của nhiều nhân viên còn kém., thái độ phục vụ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, cách ứng xử chƣa chuyên nghiệp, chƣa thân thiện và nhiệt tình với khách hàng

- Do chỉ có 2 TBA 110kV phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh, nguồn cấp điện hạn chế dẫn đến lƣới trung áp trải dài, nhiều đƣờng dây dài liên huyện có tổng chiều dài đến 500km, bán kính cấp điện 100÷120km làm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng cao, độ tin cậy cấp điện thấp.

- Do địa hình đồi núi hiểm trở, mƣa lũ gây sạt lở đất… nên việc sửa chữa mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến việc cung ứng điện đến cho ngƣời dân.

- Việc đo đếm sản lƣợng điện tiêu thụ nhiều lúc chƣa chính xác, vẫn còn hiện tƣợng ghi chỉ số công tơ sai, thời gian phát hành hóa đơn tiền điện còn kéo dài do chƣa đủ kinh phí lắp đặt đầy đủ hệ thống công tơ đo đếm điện tử, vẫn còn phải ghi chỉ số công tơ một cách thủ công, không tránh đƣợc trƣờng hợp sai sót, nhầm lẫn.

- Công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn do các hình thức trộm cắp ngày càng tinh vi nhƣ: đảo sơ đồ đấu dây làm chậm vòng quay đồng hồ, dùng thiết bị để quay ngƣợc công tơ hay gắn chíp điện tử vào công tơ để điều khiển từ xa làm cho công tơ đo đếm theo ý muốn…mà các đối tƣợng trộm cắp vận dụng để “qua mắt” các đơn vị quản lý ngành điện. Với số lƣợng khách hàng sử dụng cho mục đích sinh hoạt chiếm một tỉ trọng lớn trên tổng số khách hàng trên địa bàn mà ngành điện đang quản lý thì việc trộm cắp điện đối với hộ gia đình ngành điện rất khó để kiểm tra phát hiện. Đối tƣợng trộm cắp là những ngƣời có trình độ, có chuyên môn, tay nghề cao về điện, đã dày công nghiên cứu làm thay đổi kết cấu hệ thống đo đếm để chiếm đoạt hàng ngàn, thậm chí trăm ngàn kWh mỗi tháng. Hành vi trộm cắp điện thô sơ bây giờ ít sử dụng, thay vào đó họ dùng nam châm vĩnh cửu rất nhỏ đặt lên công tơ, khi đó dù công tơ cơ, hoặc công tơ điện tử đều quay chậm. Việc phát hiện cực kỳ khó khăn do đặc thù công tơ đặt trong nhà khách hàng, khi ngành Điện đến kiểm tra, khách hàng giấu nam châm vĩnh cửu đi, nên không thể bắt tận tay đƣợc. Nhìn từ góc độ xử lý vi phạm các đối tƣợng trộm cắp điện, Điện lực đang gặp phải rất nhiều khó khăn do các quy định pháp lý chƣa đồng bộ cho từng trƣờng hợp vi phạm khác nhau. Các trƣờng hợp vi phạm với quy mô lớn, hầu hết các Điện lực đều chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền để xử phạt hành chính và chuyển sang tòa án để đề nghị truy tố nhƣng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết khi đƣa ra xét xử.

CHƢƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dịch vụ cung ứng điện trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 77 - 86)